Sau một lát chuẩn bị, Trần Tí đi ra ngoài với bộ dáng của một công tử nhà giàu.
Hộ Long Vệ cải trang chu đáo hơn, sử dụng v·ũ k·hí ngắn cất trong người, chỉ nhìn bề ngoài rất ít người phát hiện ra.
Đây là sửa đổi của Trần Tí nhằm giúp bản thân dễ nghe ngóng tình hình dân sinh thực tế hơn.
Sau khi nắm tình hình, Trần Tí cảm thấy nửa may mắn, nửa lo lắng.
May mắn là vì những tin xuyên tạc đã bắt đầu xuất hiện tại đường phố Định Long nhưng chẳng mấy người tin tưởng.
Lo lắng là vì cứ để yên như thế thì sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện.
Từ những tin nhảm nhí như việc hoàng đế bị yếu nên mới không nạp phi hay đồn đãi nhà Trần tàn ác, tụt hậu nên mới bị bao vây.
- Các ngươi biết không, Thiên Long Quốc mới là quốc gia văn minh, đáng sống!
- Thiên Long Quốc có rất nhiều cơ hội kiếm tiền, dân chúng giàu có.
- Đại Việt có hôn quân, g·iết sĩ phu, bóc lột người dân.
- Ngươi nhìn xem, chúng ta ở nơi này làm vất vả chỉ được ăn cơm ba bữa, bên Thiên Long Quốc người người được ăn thịt, vui chơi suốt ngày.
- Yên tâm, chỉ cần đi cùng tới ta, ta sẽ dẫn đi qua Thiên Thiên Long, cho dù không làm gì cả cũng được triều đình trợ cấp, chẳng sợ bị đói.
Trần Tí lẳng lặng nhìn xem một tên buôn người đang ra sức tuyên truyền, dụ dỗ người dân đi qua Thiên Long Quốc làm culi.
Trần Tí mơ hồ cảm thấy phong cách chém gió nổ banh nhà này có phần quen thuộc nhưng chẳng nhớ là đã thấy ở đâu.
Chẳng qua hành động của người dân Việt rất quyết đoán, trực tiếp giơ tay gọi quan sai:
- Đại nhân, ở đây có người bịa chuyện nói xấu hoàng thượng, đại nhân mau bắt về tra khảo.
Trên thực tế, những gì đối phương miêu tả là chính xác, nhưng chỉ chính xác với quý tộc Thiên Long Nhân.
Ở Thiên Long Quốc, chỉ có quý tộc mới có thể tung tăng nhảy múa ăn chơi cả ngày còn dân thường cày tới c·hết không thấy mặt trời.
Nhưng những kẻ buôn người không có nói rõ việc đó, chúng chỉ tập trung miêu tả cuộc sống xa hoa, sung sướng của tầng lớp quý tộc
Trần Tí không nói gì, khẽ ra hiệu cho thuộc hạ đi xử lý, còn bản thân tiếp tục vi hành.
Bỗng anh khựng lại vì nhìn thấy bài thơ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Trần Tí dừng lại vì đây rõ ràng là bài thơ quen thuộc ở thời hiện đại có tên là Bánh Trôi Nước.
“Trùng hợp hay người xuyên việt?”
Trần Tí lẩm bẩm, sau đó chú ý quan sát.
Bài thơ được khắc trên gian hàng bán bánh trôi nước của một cô gái trẻ tuổi tầm đôi mươi.
Cô ta có làn da trắng mịn, bàn tay không một vết chai nhưng quần áo lại cũ kỹ, rách bươm.
Điều này khá mâu thuẫn vì thường chỉ tiểu thư nhà giàu mới có làn da và bàn tay đẹp.
- Trông có vẻ như là tiểu thư nhà giàu đột nhiên sa cơ thất thế.
- Ý, hình như có lưu manh, côn đồ thu phí bảo kê, để xem thử thế nào.
Đúng lúc này, một nhóm giang hồ cơ bắp cuồn cuộn từ cửa hàng cơm bên cạnh bước tới, đập bàn, chỉ thẳng vào mặt cô gái:
- Con kia, ai cho mày c·ướp khách của tao?
Gã ta vừa nói vừa trợn mắt lên, nom đáng sợ, khách khứa xung quanh e dè lủi đi hết.
Cô gái kia thấy có người phá quán của mình, chống nạnh chỉ trích:
- Ê ê, ăn nói cho đàng hoàng nha!
- Khách ai người đó bán, ai c·ướp khách hồi nào!
- Đừng có mà thấy phụ nữ yếu đuối là bắt nạt nha.
Nói thực, cô ấy nhìn thấy vết sẹo trên mặt đối phương cũng hơi sợ sệt nhưng tình thế bắt buộc cô phải đối mặt.
Bây giờ cô đã không còn tiểu thư yếu đuối mới bước ra khỏi nhà nữa mà bị xã hội đ·ánh đ·ập đến bầm dập mình mẩy rồi.
Đối với côn đồ, càng nhịn thì chúng sẽ càng lấn tới.
- Câm mồm!
Tên côn đồ kia quát to.
- Tao nói cho mày biết, ở cái đất Định Long này không phải ai cũng dám nhờn với Hải Sẹo này nha.
- Mày mà không phải đàn bà là tao đập cho ra bã rồi.
Đằng sau ông ta, một cô ả chanh chua the thé mỉa mai:
- Ôi dào, một mình ra bán hàng, chắc cái loại mèo mả gà đồng, ai cũng có thể làm chồng đây mà.
- Không biết xấu hổ còn bưng cái mặt ra.
Cô gái bán bánh tức đến nổi gân xanh, xông ra chửi lại:
- Còn hơn cái loại lại *** cả nhà đầu trộm đuôi c·ướp như chúng bay.
Câu nói này giống như nhấn nút công tắc khởi động xung đột:
- Mày nói ai trộm c·ướp!
- Cái con quỷ cái này!
- Anh em, lên cho tao!
Mặc dù bọn chúng quả thật từng nhiều lần trộm c·ướp nhưng đó đã là quá khứ, nay bị nhắc lại giống như chọt trúng chỗ đau.
Tên mặt sẹo đi đầu hô hào anh em chuẩn bị xông tới đánh nhau.
Đối với dân chợ búa phố phường mà nam nữ gì cũng vả vỡ mồm hết.
Nhưng chợt có người kéo lại, nhỏ giọng khuyên:
- Đại ca, tình hình gần đây hơi căng, có gì từ từ tính!
Tên mặt sẹo nghĩ tới cảnh đầu người chất đống ở pháp trường liền rụt cổ lại, gân cổ lên hù một tiếng “Mày chờ đó cho tao” rồi rút về.
Kinh đô Định Long vừa trải qua đợt thanh trừng đẫm máu, không biết bao nhiêu quý tộc ngã ngựa, một tên côn đồ bây giờ lú đầu ra gây chuyện chẳng khác nào muốn t·ự s·át.
Chờ đám người đi hẳn, cô gái kia mới thu dọn đồ đạc, cơ thể run rẩy, hai hàng nước mắt lăn dài trên má.
Nói cho cùng, cô cũng chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm phải gắng gượng tìm đường sống trong xã hội tàn khốc.
Những người khác tuy cảm thấy tội nghiệp nhưng cũng không dám lại gần, sợ bị vạ lây.
Trần Tí chờ một lát, thấy xung quanh không ai tiến đến gần bắt chuyện:
- Xin chào, cô vẫn ổn chứ?
Cô gái ngẩng đầu lên, thấy Trần Tí mặc áo tơ lụa thượng hạng, không giống dám giang hồ, gượng mỉm cười đáp:
- Tôi không sao, anh muốn ăn bánh trôi nước sao?
- Ừ, cho tôi một phần đi!
Một lát sau, đĩa bánh trôi nước được đem ra, thấy không có khách, Trần tí liền mở lời:
- Có rảnh không, ngồi tâm sự một chút, biết đâu tôi giúp được cô.
Cô gái kia ngập ngừng một chút rồi kể rõ.
Hóa ra cô gái tên là Nguyễn Thị Mai Anh, xuất thân từ gia đình tiểu thương, buôn bán tầm trung.
Tuy không phải là giàu sang phú quý gì nhưng cũng có thể xem là khá giả, áo cơm không phải nghĩ.
Nhưng biến cố xảy ra theo cách mà Mai Anh không ngờ tới.
- Tiểu nữ tuy là thân nữ nhân nhưng cũng muốn học đạo khổng mạnh.
- Tiểu nữ cầu xin để được đi học cùng em trai, không muốn bản thân cả đời bị nhốt trong bốn bức tường.
- Ban đầu bố mẹ tiểu nữ không đồng ý nhưng cuối cùng cũng chấp nhận.
- Nhưng không ngờ vì cho tiểu nữ đi học mà bố mẹ đã rút bớt tiền tặng lễ của em trai cho quan chủ khảo nên thi rớt tú tài.
Mai Anh nói đến chuyện này, khuôn mặt lộ rõ vẻ hối hận.
Trần Tí không trả lời, nhẹ nhàng ăn bánh trôi, trong lòng thầm nghĩ:
“Thời phong kiến, thi đậu tú tài sẽ được hưởng rất nhiều đặc quyền, từ miễn thuế cho tới địa vị xã hội đều nhảy vọt tới cấp độ khác.”
“Nếu như ở thời hiện đại, sự việc này tương tự như b·ị c·ướp mất cơ hội làm triệu phú đô la, gặp người khó tính có khi trở mặt thành thù.”
Không thấy Trần Tí nói chuyện, Mai Anh tiếp tục kể chuyện thường xuyên ra ngoài giao lưu thơ từ với những “tài tử” nên bị nhà trai là gia đình làm quan hối hôn.
Mặc dù Mai Anh cố gắng nói nghe có vẻ vô tội nhưng Trần Tí biết ở thời đại này thì việc đó trăm phần trăm là lỗi của Mai Anh.
Nếu ở Thiên Long Quốc có khi đã bị tròng lồng heo, thả xuống sống.