Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 168: Quang Trung băng hà



Chương 168: Quang Trung băng hà

- Không nạp lương!

- Khai thương phóng lương!

- Mở kho lương, cứu dân lành!

- Đằng nào cũng là c·hết, g·iết!

Vô số dân nghèo tụ tập lại, cầm v·ũ k·hí, đối mắt sục sôi ý chí quyết tử.

Có người vì mạng sống bản thân, có người vì mạng sống người nhà, có người vì liều mạng cho tương lai.

Mỗi người đều có lý do riêng của mình để đứng dậy cầm v·ũ k·hí.

Thấp thoáng trong đội ngũ vẫn truyền đến những tiếng cổ vũ, hô hào:

- Đứng lên lật đổ cẩu quan!

- Quan bức dân phản, dân bất phản bất nghĩa,

- Theo sấm lương, đời đời không nạp lương.

- Theo sấm vương, có cơm ăn!

- Giết quan tham, mở kho lương!

Lý Tự Thành có biệt hiệu là Sấm Vương, một thủ lĩnh khởi nghĩa với căn cứ chính nằm tại Tứ Xuyên.

Rõ ràng đây là một âm mưu khởi nghĩa, dấy binh tạo phản của thuộc hạ Lý Tự Thành.

Dưới sự kích động của họ, đoàn dân chạy nạn tích tụ thành khởi nghĩa nông dân.

Bởi vì cho dù không làm gì họ cũng phải c·hết đói nên đành phải liều mạng một lần.

Tất nhiên, trong đó phải có sự kích động của những người có dã tâm như Lý Tự Thành nhưng nếu nạn dân có cơm ăn thì mười Lý Tự Thành cũng k·hông k·ích động được.

Cảm thấy thời cơ đã tới, một người bịt mặt rút đao ra hét to:

- Anh em, xông lên!



Người đó chính là Lưu Tông Mẫn, một tướng lĩnh thân tín dưới quyền Lý Tự Thành, nhân vật quan trọng trong cuộc khởi nghĩa.

Theo lệnh của ông ta, nạn dân ồ ạt mang theo gậy gộc, cuốc, xẻng xung phong.

Khởi nghĩa nông dân cũng chỉ là lực lượng ô hợp, ai nhìn vào cũng nghĩ rằng trận chiến này sẽ rất khó khăn.

Ngay cả bản thân Lưu Tông Mẫn cũng đã chuẩn bị tinh thần huyết chiến, thậm chí là thất bại.

Nhưng binh lính Thiên Long Quốc đã có một pha tấu hài đến mức khó tin.

Quan binh Thiên Long Quốc cao cao tại thượng, bình thường bắt nạt dân lành vừa thấy quân khởi nghĩa liền quăng mũ cởi giáp bỏ chạy thục mạng.

Năm ngàn binh sĩ Thiên Long Quốc cong đít bỏ chạy ngay lập tức, đến ngay cả bắn một mũi tên chống trả cũng không dám làm.

Bỏ lại nguyên một tòa thành trù phú, giàu có và vô số quý tộc bị đưa lên đài hành hình.

Sáng hôm sau, một tin tức chấn động triều đình thiên Long Quốc.

Khởi nghĩa Lý Tự Thành lan sang Chiết Giang, công phá một tòa phủ thành, g·iết sạch quan viên, c·ướp lương thực rồi trốn đi đâu không ai rõ.

Đối với triều đình Thiên Long Quốc, đây là chuyện cực kỳ nghiêm trọng vì Chiết Giang thuộc đồng bằng Dương Tử, vựa lúa quan trọng, không thể để thất thủ được.

Đó là còn chưa kể đến Mãn Thanh cũng lăm le công chiếm, tình thế hết sức nguy ngập.

Triều dã chấn động, hoàng đế sợ hãi, quý tộc mất hồn, dân chúng kinh ngạc.

Quân khởi nghĩa khắp nơi nghe tin lập tức phấn chấn hẳn lên, thanh thế to lớn khiến Triệu Cấu liên tục hạ chỉ yêu cầu bằng mọi cách đưa Triệu Tiết cùng bảy mươi vạn đại quân về cứu viện.

Cuối cùng, bởi vì quan viên, quý tộc Giang Nam sợ bị khởi nghĩa nông dân tới vặt lông cắt tiết nên gom góp hai mươi triệu lạng bạc tiền chuộc giúp triều đình mau chóng giảng hòa với Đại Việt để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đối với phú thương giang nam giàu chảy mỡ mà nói, hai mươi triệu lạng bạc không phải là một con số nhỏ nhưng vẫn có thể bỏ ra được.

Vậy nên, ngay buổi chiều, vua Quang Trung ngạc nhiên nhìn thấy Thiên Long quốc mang tới năm mươi triệu lạng bạc để xin hòa.

- Thiên Long Quốc thật là giàu!

Đây là câu cảm thán của tất cả mọi người khi nhìn thấy năm mươi triệu lạng bạc vào kho.



Mặc dù không tịch thu đại pháo, sàng nỗ vì Thiên Long Quốc cần gấp để đánh trận với Mãn Thanh cùng trấn áp phản loạn nhưng số tiền khổng lồ kia là quá đủ rồi.

Dựa theo lý tưởng ban đầu, vua Quang Trung chỉ muốn thu về tầm hai mươi triệu lạng bạc là coi như ăn lồi mồm rồi nhưng không ngờ Thiên Long quốc quá hào phóng.

Nhìn thấy binh lính Thiên Long Quốc dần rời khỏi, Triệu Tiết cũng đề nghị:

- Bẩm vua Quang Trung, chúng tôi cũng đã hoàn thành nhiệm vụ.

- Bệ hạ của chúng tôi đã có lệnh triệu hồi, xin phép trở về.

Vua Quang Trung gật đầu:

- Cho ta gửi lời hỏi thăm tới vua Thiên An, chúng ta sẽ mãi là quốc gia anh em, giúp đỡ lẫn nhau.

- Còn số tiền bồi thường, cứ y theo phương án của vua Thiên An, Đại Việt được bốn phần, Trường Sơn chiếm sáu phần.

Trước đó, Trần Tí đã gửi thêm một bức thư về việc phân chia chiến lợi phẩm.

Trong thư, Trần Tí đề nghị Đại Việt chỉ cần bốn phần hoặc ít hơn cũng được, quan trọng là phải nắm quyền kiểm soát Ải Tiên Quan.

Nếu là tiểu thuyết não tàn của nước nào đó kiểu gì cũng xuất hiện tình tiết nhân vật chính đòi phần nhiều hơn, ra vẻ công bằng nhưng thực chất tham lam, ích kỷ của kẻ khôn lỏi.

Bởi vì cuộc chiến này là giành lại Ải Tiên Quan cho Đại Việt, công bằng mà nói hiển nhiên phải tính chia chiến lợi phẩm cho phía vua Quang Trung nhiều hơn.

Nếu không lần sau mắc mớ gì người ta phải đưa quân qua giúp mình giành lại lãnh thổ?

Thực tế không giống tiểu thuyết, cái gì cũng tham lam giành hết phần lợi về mình được.

Điểm cốt yếu trong hợp tác là cơ chế win – win, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Người việt chính là dựa vào điểm này mới có thể giữ được độc lập giữa nhiều ông lớn, không giống diễn viên hài nào đó, suốt ngày cầm tay không đi đòi những gói viện trợ khổng lồ, xem kẻ khác như thằng đần.

Đối với Trần tí mà nói, bao nhiêu vàng bạc đều không quan trọng bằng toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ nên chỉ cần chiếm lại Ải Tiên Quan là đủ rồi.

Đến tận đây, uy h·iếp đến từ phản Việt liên minh tạm thời lắng xuống.

Đại Việt cùng Trường Sơn bắt đầu rảnh tay chỉnh đốn công việc nội bộ.

Dựa theo quỹ tích thông thường, vua Quang Trung mang theo chiến công cùng hàng chục triệu lạng bạc về Phú Xuân và quét sạch tàn đảng Nguyễn Vương dễ dàng.

Dạng tiểu nhân như Nguyễn Vương làm sao có thể chống lại vị minh quân tài ba văn võ song toàn Quang Trung.



Không có ngoại bang bơm máu hỗ trợ, chỉ cần một cái búng tay là Nguyễn Vương phải biến mất.

Nhưng trên thế giới chưa bao giờ thiếu bất ngờ xảy ra.

Vua Quang Trung băng hà.

Ông đột ngột băng hà một cách lạ kỳ, để lại mẹ góa con côi cùng tình thế hết sức phức tạp.

Triều đình hỗn loạn, tranh giành quyền lực, Nguyễn Vương nhân cơ hội đánh c·ướp khắp nơi khiến lòng người bàng hoàng.

Phú Xuân, kinh đô vương triều Trường Sơn, hậu cung.

Lê Thị Hân, nay đã thành Bắc Cung Hoàng Hậu thẫn thờ ngồi trong phòng, đôi mắt không tiêu cự nhìn về nơi xa xăm.

Người khác nhìn vào chỉ nghĩ rằng cô đau lòng khi mất chồng nhưng thực tế còn hơn xa như thế.

Lê Thị Hân đang cực độ hối hận vì sự ngu xuẩn của bản thân mà tự tay cô đã khiến chồng của mình là vua Quang Trung bị trúng bùa ngải phát bệnh mà c·hết.

- Ha ha ha, Quang Trung c·hết rồi, không còn ai ngăn cản chúng ta c·ướp b·óc của đám tiện dân nữa.

- Đúng rồi, nhớ liên hệ với Nguyễn Vương, liên hệ với nhau lật đổ vương triều Trường Sơn, đời đời kiếp kiếp thề c·hết trung thành với Thiên Long Quốc.

- Ha ha ha, ta sắp được định cư tại Thiên Long Quốc, trở thành Thiên Long Nhân cao quý rồi.

- Tất cả cũng nhờ con ngu Lê Thị Bình, nó thực sự tin rằng đưa cọng tóc của vua Quang Trung cho chúng ta sẽ giúp vua Quang Trung khỏe mạnh trở lại.

- Ha ha ha, con ngu ấy, nó không biết rằng chúng ta đem tóc của vua Quang Trung để làm bùa ếm.

- Tóc của vua Quang Trung khó lấy dường nào, cũng chỉ có con ngu ấy tiếp cận được, không nhờ nó g·iết chồng thì Nguyễn Vương chắc giờ đã lên đường trộm gà bắt chó để bỏ chạy rồi.

- Mà tính ra bà cũng ác quá nhỉ, con ruột của mình cũng tính kế à?

- Ha ha ha, người làm đại sự phải biết quyết đoán.

- Ta đã tính toán rồi, cho Lê Thị Bình cưới Quang Toản làm hoàng hậu, nếu sau này Nguyễn Vương thắng thì cưới Nguyễn Vương, không có gì phải sợ!

- Cao, tính toán kỹ thật.

Chính tai Lê Thị Hân đã nghe tất cả câu chuyện từ đầu tới cuối từ miệng mẹ ruột và các cựu thần nhà Lê.

Tới tận lúc này cô mới chợt nhận ra tất cả những gì mình nghe được từ mẹ và cựu thần nhà Lê đều là giả dối.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.