Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 167: Lý Tự Thành và khởi nghĩa nông dân.



Chương 167: Lý Tự Thành và khởi nghĩa nông dân.

Giang nam, Thiên Long Quốc.

Ở Thiên Long Quốc, có hai con sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà.

Trong đó khu vực phía nam hạ lưu sông Trường Giang được gọi là Giang Nam, màu mỡ trù phú có tiếng toàn châu á.

Nổi tiếng giàu có, thừa thải lương thực nên nơi đây trở thành điểm đến đầu tiên của những nạn dân khu vực lân cận.

Họ bất chấp đường dài khó khăn, núi sâu sóng lớn, nguy hiểm trùng điệp cũng chỉ vì sống sót.

Một đoàn nạn dân lê la thân xác như kẻ mất hồn dọc theo đường lớn hướng về Chiết Giang, Giang Nam.

Xác c·hết, xương trắng trải đầy hai bên đường, có người may mắn được bọc lại bằng chiếu, cũng có kẻ xui xẻo bị bỏ lại thành miếng mồi cho kền kền, chó sói.

Hoặc… thậm chí là thành bữa ăn trong nồi của những nạn dân khác.

Thời buổi r·ối l·oạn, người ăn thịt người không chỉ là một từ ẩn dụ mà có nghĩa đen riêng của nó.

Không thể trách nạn dân được vì chính bản thân họ cũng bị đẩy vào đường cùng, khi cơn đói cùng cực phá hủy lý trí thì chuyện gì cũng có thể làm được.

Quần áo rách mướp, làn da đen đúa, nhăn nheo, bụng trống rỗng kêu vang, hốc mắt lõm lâu, tái nhợt như n·gười c·hết là biểu hiện phổ biến trong nạn dân.

Đặc biệt là cơ thể không có một chút thịt, da dính vào xương, yếu ớt đến mức chạm vào liền ngã.

Tất cả cho thấy nạn dân rơi vào tình thế ngặt nghèo tới mức nào.

Không khó hiểu khi đoàn người phần lớn là trai tráng thanh niên, phụ nữ, trẻ em làm chủ.

Người già hầu như đ·ã c·hết trên đường hoặc tự nguyện c·hết để nhường lương thực cho mầm non tương lai.

Dù vậy, phụ nữ, trẻ em cũng hầu hết dựa vào những người đàn ông che chở, giúp đỡ mới sống sót được.

Dưới áp lực sinh tồn, quy tắc mạnh được yếu thua trong tự nhiên được thể hiện rõ ràng, không phải ai cũng sẽ động lòng trắc ẩn trước phụ nữ, trẻ em trong tình cảnh này.



Cuối đoàn dân chạy nạn, một bé gái nằm trong tay mẹ, nhỏ giọng nỉ non:

- Mẹ ơi… con đói!

Cô bé cố gắng nói thật nhỏ, không để người khác nghe thấy.

Nỗ lực phát ra tiếng nỉ non của cô bé giống như muốn thông qua cuống họng giảm bớt cơn đói trong lòng hơn là cho người lớn giúp đỡ.

Người mẹ cũng không biết làm sao, chỉ có thể liên tục vuốt đầu đứa bé, nước mắt chực chã rơi xuống vẫn phải cố nén lại.

Đồ ăn?

Đừng nói nơi đây không có, cho dù có cũng chẳng đến phiên hai mẹ con họ mà phải để cho người bố.

Không phải ông bố tham lam, ích kỷ gì mà bởi nếu ông bố vì đói mà mất sức thì cả ba người bọn họ sẽ bị kẻ xấu tới đánh c·ướp sạch bách.

Thời chiến loạn, không có đàn ông khỏe mạnh che chở thì trẻ em, phụ nữ sẽ trở thành con mồi trong mắt ác tặc.

Chính mắt cô từng thấy một gia đình mất đi người cha trụ cột liền bị nhóm cu côn tới c·ướp sạch lương thực, vật tư, hãm h·iếp.

Đứa bé tuy chỉ mới sáu tuổi nhưng rất hiểu chuyện, hiểu chuyện tới mức đau lòng, dù đói cồn cào đến mức tái mặt vẫn cắn răng giữ yên lặng vì thấy mẹ mình lo lắng.

Ngay lúc này, bỗng người bố chạy trở về, lén lút nhét vào tay mẹ đứa bé một chiếc bánh bột ngô nhỏ một cách kín đáo, sau đó vội vàng trở lại vị trí, giả vờ như mới ăn xong.

Rất hiển nhiên, người bố không chịu nổi cảnh vợ con nhịn đói nhưng lại sợ bị người ta phát hiện nên phải làm vậy.

Người phụ nữ có nén tiếng nấc nghẹn ngào trong cổ họng, bẻ vụn bánh ra đút cho con gái, trong miệng lẩm bẩm:

- Cố lên, sắp tới phủ thành rồi, nơi đó có lương thực.

Tình cảnh như vậy chỉ như một nốt nhạc tầm thường giữa đoàn dân chạy nạn khổng lồ.

Trên thế giới chưa bao giờ thiếu những người chịu khổ, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của t·hiên t·ai, chiến loạn.

Thiên Long Quốc vốn dĩ bị tổn hại long mạch dẫn tới mùa màng thất bát, lại còn sưu cao thuế nặng huy động lượng lớn lương thực, vật tư phục vụ cho cuộc chiến xâm lược Đại Việt.



Điều này dẫn tới n·ạn đ·ói giống như một ngọn lửa cháy giữa rừng khô, nhanh chóng lan rộng khắp Thiên Long Quốc trong thời gian ngắn, thổi bùng lên phong trào khởi nghĩa nông dân mạnh mẽ nhất trong hàng thế kỷ đổ lại.

Mặc dù sau đó triều đình Thiên Long Quốc nhanh chóng ban bố lệnh cứu tế nhưng hiện thực đôi lúc rất nghiệt ngã.

- Cái gì, phủ thành không cho nạn dân vào trú?

- Lương thực cứu tế cũng đã cạn?

Tin tức này giống như quả bom nguyên tử dập tắt hi vọng cuối cùng của người Nhật trong thế chiến hai vậy.

Toàn bộ đoàn dân chạy nạn rơi vào trạng thái hỗn loạn chưa từng có, kẻ thì ráo riết tìm đường khác, kẻ gục ngã dưới đất chờ c·hết, kẻ tuyệt vọng khóc rống.

Bởi vì công bố của quan phủ không khác nào tuyên án tử cho những nạn dân đã phải gồng mình lặn lội tới đây.

- Tại sao lại như vậy?

- Ông trời ơi, sống thế nào đây?

- Sao số tôi khổ thế này.

Đối với hầu hết nạn dân, cứu tế của triều đình là hi vọng cuối cùng.

Hầu hết bọn họ đều không có suy nghĩ muốn tạo phản mà mong ăn một ngụm cơm, không c·hết đói.

Từ xưa tới nay, triều đại nào cũng tuyên truyền triều đình, hoàng đế là chăm lo, vì nước vì dân, Thiên Long Quốc cũng không ngoại lệ.

Đám nạn dân cũng nghĩ vậy, nhanh chóng có một nhóm người chạy tới dưới cổng thành quỳ lạy đủ kiểu, cầu xin quan phủ khai ân trợ giúp.

Chẳng qua bọn họ vẫn còn quá ngây thơ.

Đáp trả họ là loạt mưa tên và dao mổ.



Binh sĩ Thiên Long Quốc gặp giặc thì chạy chứ bắt nạt dân nghèo là chuyên nghiệp trong chuyên nghiệp, g·iết người không thấy ghê tay.

Chỉ trong một thời gian ngắn, trước cổng thành đã chất đầy xác c·hết nạn dân, máu tươi đỏ sậm chảy lênh láng khắp nơi.

Trước khi c·hết, khuôn mặt của những nạn dân đều biểu lộ kinh ngạc vì không ngờ triều đình lại g·iết mình như vậy.

- Một đám tiện dân còn thua súc vật cũng dám mở mồm xin!

Viên tướng thống lĩnh nhổ nước bọt vào xác những nạn dân, thể hiện sự khinh bỉ đến tội cùng.

Thiên Long Quốc là nơi phân chia giai cấp và t·ham n·hũng cực kỳ nghiêm trọng.

Cấp trên bóc lột cấp dưới, chung tay t·ham n·hũng theo một hệ thống, quy tắc rõ ràng.

Nếu có quan viên dám không t·ham n·hũng sẽ bị tập đoàn quan lại cô lập, xử tử.

Dần dà, toàn bộ quan viên Thiên Long Quốc chỉ có tham nhiều và tham ít, tạo thành bộ máy t·ham n·hũng vững mạnh, chuyên nghiệp, luôn luôn đổi mới phương thức t·ham n·hũng, khó lòng bắt được.

Về lý thuyết, phủ thành có rất nhiều lương thực cứu trợ được vận đến nhưng đều đã bị chia nhau đút túi sạch ráo.

Thủ phụ cần nuôi vợ con, rút một ít, thượng thư bộ hộ cũng rút một ít, thị lang, quan sai, vân vân tầng tầng lớp lớp đến nỗi được phát cho dân chỉ còn lại chút cặn bã.

Nhưng bạn nghĩ đã tới tay dân nghèo?

Đừng có mơ, tiện dân ở Thiên Long Quốc còn không bằng súc vật, sao có thể lãng phí lương thực cho được.

Số lương thực dư đó được phát cho họ hàng, người thân của các quan.

Mặc dù không rõ những con lợn khoác da người nặng gần trăm ký ấy nghèo đói chỗ nào nhưng trên sổ sách vẫn ghi chép là “phát cho nạn dân”.

Còn tiện dân?

C·hết sạch càng tốt, tham quan càng có cớ xin thêm lương thực để t·ham n·hũng.

Vốn dĩ đây là truyền thống lâu năm của Thiên Long Quốc, t·ham n·hũng từ trên xuống dưới, khắp mọi ngành nghề, hoành hành không hề sợ hãi bất kỳ điều gì.

Nếu có đứa nào dám tố cáo thì coi như là tạo phản g·iết sạch là xong.

Nhưng lần này, chúng quên mất có một thế lực khởi nghĩa nông dân ở ngay bên cạnh.

Tối hôm đó, trong lúc đám quan tham còn đang sung sướng đề huề gặm đùi gà, uống rượu thì dân đói ngoài thành đã được tập trung lại.

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.