Bộ quần áo cũ mèm rách mướp, làn da khô quắt bọc lấy bộ xương do kém dinh dưỡng.
Mặt mày hốc hác, làn da tái xanh, thậm chí nếu không phải còn biết mở miệng nói chuyện thì người khác đã tưởng là xác c·hết di động.
Đằng sau chị là một bé gái tầm sáu tuổi, gầy gò ốm yếu, sợ hãi nấp đằng sau mẹ, cho tay vào mồm mút đỡ đói.
Ở trước mặt họ là tường thành cao ngất được xây dựng từ lâu để chống lại quân giặc phương bắc cùng các thế lực âm mưu nổi loạn.
Dưới chân tường thành là các binh sĩ Đại Việt đứng gác cùng cửa thành đóng chặt đen kịt không thấy đường ra.
Thành Bắc Ninh đã tiến hành giới nghiêm, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
- Lạy ông, cho hai mẹ con con một con đường sống.
- Ở trong thành con chỉ có nước đói c·hết thôi.
Chị Xuân khóc lóc cúi đầu van xin, thậm chí muốn quỳ lạy anh lính để xin được ra khỏi thành.
Anh lính không dám nhận quỳ lạy, vội vàng nâng dậy nhưng cũng không dám thả cho chị Xuân rời đi.
Bởi vì hơn một trăm vạn quân Thiên Long Quốc đã tiến vào địa phận châu Bắc Ninh, hiện tại không biết có bao nhiêu gián điệp ngo ngoe rục rịch khiến tướng quân Trần Vệ Kiện buộc phải hạ lệnh giới nghiêm.
Ai dám thả người không phận sự ra ngoài sẽ phải chịu tội mất đầu.
Bởi vậy nên dù rất thông cảm với hoàn cảnh của chị Xuân nhưng anh ta đành phải lắc đầu xua đuổi.
- Chị nhìn phía sau xem, ngay cả quan lại, phú ông cũng còn bị giữ lại, không ai được phép ra khỏi thành khi chưa xác minh rõ ràng.
Theo hướng tay người lính chỉ, chị Xuân thấy được một bãi đất trống đang tụ tập rất nhiều người ngồi la liệt chờ cấp phép ra khỏi thành.
- Chị yên tâm, tướng quân Trần Vệ Kiện yêu dân như con, bất đắc dĩ tra soát cũng chỉ vì đề phòng gián điệp ngoại bang, sẽ không để người vô tội hàm oan.
- Trong thời gian chờ đợi, tướng quân sẽ chu cấp đồ ăn, chỗ ở đầy đủ, không để dân chúng chịu đói, chịu rét.
Nghe nói tới có đồ ăn, chị Xuân lộ rõ vẻ khao khát, đã ba ngày nay hai mẹ con chưa có hạt gạo nào vào bụng.
Mặc dù trong lòng còn có e ngại nhưng cơn đói nhanh chóng chiến thắng nỗi sợ khiến chị Xuân đi vào trong thứ được gọi là “trạm kiểm soát”.
Vừa bước vào, đã có người cầm giấy bút ra ghi chép lại thông tin của chị Xuân, đồng thời dò hỏi nơi đến, mục đích.
Xong xuôi thì sắp xếp một chỗ tá túc đơn giản trong một căn phòng với bốn chiếc giường.
Khi đi vào, chị Xuân đã nhìn thấy bốn người khác, ba người lớn, một trẻ nhỏ, chiếm ba chiếc giường.
Thấy chị Xuân bước vào, một người phụ nữ tuổi trung niên ngẩng đầu lên vui mừng chào đón:
- Mới tới đấy à, còn một giường trống kìa.
Nói đoạn, người phụ nữ này đúng dậy lại gần dọn dẹp hộ, cực kì xởi lởi:
- Chị nói cho mấy đứa biết, may mà có tướng quân Trần Vệ Kiện hỗ trợ, chứ ở nơi khác đừng có mơ.
- Thậm chí nhốt giam vào nhà tù luôn á.
- Ở đây có đồ ăn ngon, có nước uống, không khác gì thiên đường.
Nghe được những lời nói luyên thuyên của bà cô, chị Xuân yên lòng phần nào, ngồi xuống hỏi thăm:
- Tầm mấy ngày thì được ra khỏi thành vậy cô.
- Nhanh thì ba ngày, chậm thì mười ngày!
Bà cô đáp ngay lập tức, sau đó thở dài cảm thán:
- Thời buổi c·hiến t·ranh, tướng quân lo lắng cho an nguy của dân chúng trong thành nên phải cẩn thận cũng đúng thôi.
Chị Xuân hơi gật đầu, chuyện này đã nghe nhiều lần rồi nên cảm thấy tướng quân Trần Vệ Kiện làm thế không có gì lạ.
- Em thì chỉ mong có đồ ăn cho con thôi là được rồi.
- Cả tháng nay chưa từng được ăn một bữa no.
Nói đến những uất ức phải chịu, nước mắt nghẹn ngào cứ chực chờ rơi xuống.
Bà cô vội vàng an ủi:
- Yên tâm, chuyện đâu còn có đó.
- Nói đến cũng là vì c·hiến t·ranh với Thiên Long Quốc khiến dân chúng lầm than.
- Không biết bao giờ mới kết thúc được đây.
Vấn đề này vừa tung ra, giống như đụng vào nút công tắc x·ả l·ũ khiến hai giường sát bên nhảy vào tham gia câu chuyện:
- Nghe nói bên Thiên Long Quốc có tới cả triệu quân, mỗi người một miếng nước bọt cũng đủ c·hết chìm chúng ta.
- Một triệu người, đông đến thế nào nhỉ, toàn dân Đại Việt có đủ một triệu không?
- Không biết, nghe nói đóng trại liên miên bất tận chật kín, không có chỗ cho binh lính cắm trại.
Không biết nghe tin đồn nhảm từ đâu nhưng những người này kể chuyện giật gân như thật khiến chị Xuân run lên trong lòng.
Dân chúng thời này không được học toán, hầu hết chẳng hiểu một triệu là con số thế nào, chỉ đại khái tưởng tượng trong đầu ra một khái niệm “quân địch rất đông, không thắng được.”
Chị Xuân cố gắng tự an ủi:
- Nhưng Đại Việt chúng ta cũng từng chiến thắng nhiều kẻ địch mạnh, được ông trời phù hộ, chắc chắn sẽ tai qua nạn khỏi.
Các sự tích vĩ đại của nhà Trần được triều đình cố gắng phổ biến nên rất nhiều người biết, chị Xuân cũng vậy, dựa vào quá khứ huy hoàng để giữ vững niềm tin.
Nhưng chưa chờ chị Xuân yên tâm thì một khác kêu lên:
- Đó là hồi xưa, giờ khác rồi!
- Ngày trước triều đình giàu mạnh, lại có Đức Thánh Trần dụng binh như thần mới có thể đánh bại.
- Bây giờ triều đình hiếu chiến lâu ngày, quốc lực suy kiệt, đã thế còn thiếu tướng tài, khó thành đại sự.
Nếu có người biết chuyện ở đây nghe nói câu này sẽ rõ ngay đối phương đang được mớm lời của kẻ âm mưu nào đó, người thường không thể suy nghĩ quá phức tạp kiểu vậy.
Chưa dừng lại ở đó, bà cô nhiệt tình lúc nãy nói tiếp:
- Nhắc đến cũng buồn, tất cả là do vụ t·hảm s·át ở· Sài Gòn gần đây.
- Triều đình xua quân chém g·iết người dân vô tội, khiến các nước khác nổi giận liên hợp t·ấn c·ông.
- Thật là, cùng người Việt với nhau, vì sao phải nổi máu tham mà c·ướp b·óc.
Khi câu này được nói ra, chị Xuân sợ hãi ngẩng đầu, miệng há to định thốt lên nhưng chợt thấy những người khác thể hiện rất bình tĩnh nên ráng ngậm lại.
Những câu bà cô vừa nói thuộc dạng nếu bị triều đình phát hiện sẽ lôi ra xử trảm, g·iết không tha.
Nhưng biểu hiện những người khác quá bất thường nên chị giữ im lặng để xem thử tình hình đã.
Chị Xuân ít học nhưng đủ kinh nghiệm sống để làm sao cho bản thân an toàn nhất, không nên đi được lại đám đông nếu chưa đủ mạnh.
Quả nhiên sau đó những người khác bàn tán những lời “đại nghịch bất đạo” một cách thoải mái.
- Đúng rồi, nghe nói là do bệ hạ tin lời sàm tấu của gian thần, tùy tiện g·iết hại sĩ phu.
- Quan binh c·ướp b·óc lung tung, áp bức nhân dân, khổ không thể tả.
- Nhà Trần đang mất lòng dân vì những tội ác không thể dung thứ này.
- Đúng rồi, giới sĩ phu Bắc Hà phản đối rất nhiều về việc bệ hạ chống lại Thiên Long Quốc.
Ở trong miệng của những người nơi đây, Trần Tí giống như hôn quân vô đạo, g·iết hại trung lương, áp bức người dân, dẫn đến Thiên Long Quốc “chính nghĩa” giải phóng cho người dân Đại Việt.
Họ không hề biết rằng những “người vô tội” trong miệng họ đều là bang phái, xã hội đen tàn ác, g·iết người như ngóe.
Họ cũng không biết Thiên Long Quốc xua binh t·ấn c·ông là để xâm lược Đại Việt, không để người Việt yên ổn sống tốt.
Chị Xuân ban đầu không tin, nhưng nghe họ nói nhiều thì dần dần cũng có cảm giác mơ mơ hồ hồ “hình như không sai”.
Cả phòng bàn tán say sưa đến tận trưa thì có người gọi đi ăn cơm ở nhà ăn.
Mỗi người cầm bát xếp hàng nhận cháo cùng dưa muối.
Nghe có vẻ tằn tiện nhưng nên nhớ hiện tại đang c·hiến t·ranh, lương thực thiếu thốn, có cháo loãng và dưa muối để ăn đã là hạnh phúc.
Chị Xuân cũng không nghĩ nhiều, tiến lên lấy đồ ăn rồi đưa cho con gái, tới lúc quay về thì vô tình thấy một nhóm người đang bàn tán về tướng quân Trần Vệ Kiện:
- Tướng quân thật là bồ tát sống, cứu dân chúng khỏi bão lửa, nếu mà bệ hạ cũng giống như vậy thì tốt.