Chương 138: Quần ma loạn vũ, rối loạn và việt gian
Vô số tin tức được dồn dập đưa đến trước mặt Trần Tí chồng nhất đầy cả bàn.
Trần Tí nhìn vào, mặc dù có chuẩn bị trước nhưng cũng cảm thấy nhức nhức cái đầu.
Đó chính là lý do anh muốn rời xa Định Long để phát triển thế lực trước.
Định Long là kinh đô triều Trần, tụ tập vô số thế lực rắc rối, phức tạp, đồng thời cũng là trọng điểm xâm nhập của ngoại bang.
Không ai biết người đang cười nói trước mặt có phải trong lòng âm mưu g·iết c·hết mình hay chăng.
- Chắc chắn trong kinh đô có gián điệp phản bội lại tổ quốc!
- Nhưng làm thế nào để tìm ra việt gian, gián điệp là câu chuyện rất khó.
Trần Tí khẳng định một cách chắc chắn, sau đó quay sang núi tài liệu:
Dựa theo thông tin từ mật viện điều tra cùng tình hình tiền tuyến, q·uân đ·ội Thiên Long Quốc giống như biết được một số tin tình báo quan trọng nên nhiều lần tránh thoát phục kích.
Hiện tại, liên quân Thiên Long Quốc, Nguyên Mông, Hậu Kim đang từ từ tiến gần phạm vi xung quanh kinh thành, gián điệp trong Định Long ắt hẳn sẽ tìm cách liên lạc, lộ tin tình báo nên Trần Tí đang gắt gao truy vết.
- Đầu tiên là Vương Ân!
- Đối phương không phải tôn thất nhà Trần, lại xuất thân quyền quý, có thương đội buôn bán với Thiên Long Quốc.
- Thậm chí trong thời gian xuất hiện lệnh cấm giao thương với Thiên Long Nhân vẫn ngầm buôn bán sắt, tơ lụa, lương thực.
- Nhìn thế nào cũng thấy giống như việt gian bán nước.
- Nhưng…
Trần Tí nhíu chặt mày thở dài:
- Nếu đây là sảng văn thì tốt, bắt về giam luôn khỏi cần suy nghĩ.
Nhìn bề ngoài, Vương Ân rõ ràng đang ngầm tư thông với giặc.
Nhưng chỉ có kiến thức kinh tế học thì mới biết việc Vương Ân làm không có ảnh hưởng xấu tới Đại Việt, ngược lại còn giúp ích
Hiện tại Đại Việt đang bị c·ấm v·ận, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và thiếu vật tư quan trọng như đồ sắt, gốm sứ, vải vóc.
Người dân thiếu việc làm, không có thu nhập, vật giá leo thang, dẫn đến những người khác tiết kiệm tiền.
Mà tiền bạc bị giữ lại sẽ dẫn tới cửa hàng kinh doanh không tốt, tăng cao thất nghiệp.
Đây giống như một vòng lặp vô hạn gây sụp đổ cả nền kinh tế.
Tất nhiên, ở cổ đại, nền kinh tế chưa hoàn chỉnh nên mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng bằng nhưng cũng chẳng thể khinh thường.
Việc b·uôn l·ậu của Vương Ân góp phần làm giảm áp lực của nền kinh tế, giúp đỡ quốc gia, giống như các doanh nghiệp Trung Quốc, Nga tìm cách tránh lệnh trừng phạt của Mỹ ở hiện đại.
Ngược lại chính sách cấm buôn bán với Thiên Long Nhân của Trần Ngỗi thực ra mới là thứ gây nguy hại.
Quan văn tuy rằng học đủ tứ thư ngũ kinh nhưng đừng nghĩ rằng họ chuyên tu bao nhiêu về đạo đức, lễ nghĩa.
Trên thực tế họ chỉ nghiên cứu sách vở của Nho Gia, sau đó tìm cách cắt câu lấy chữ, nói hùa với ý của kẻ thống trị nhằm thăng quan tiến chức.
Bởi vì thời kỳ này xuất hiện khoa cử, nho sinh đọc sách là để làm quan chứ không phải tu dưỡng đạo đức, lễ nghĩa như thời xưa.
Ngược lại, quý tộc, vương hầu mới là những người có đủ điều kiện học tập theo đúng lễ nghĩa đạo đức, quân tử lục nghệ của nho gia.
Bởi vì chỉ nhà giàu mới có tư cách bàn về lễ nghĩa, người nghèo mà nói đạo đức sẽ bị cười, khinh thường. (tương tự như thời hiện đại, nhà nghèo mà bàn việc nước sẽ bị cà khịa là ăn mì tôm nói chuyện thế giới.)
Nhưng cũng không thể nói Trần Ngỗi là phản quốc được, vì hành động của ông ta lại phù hợp với ý kiến của phần đông dân chúng.
Trong thời đại thất học, dân chúng chỉ có suy nghĩ đơn giản “mày đánh tao, tao cũng phải trả thù mày” chứ không suy nghĩ sâu xa lợi hại trên tầm vĩ mô.
- Việc này cần điều tra thêm, cả phe quan văn và quý tộc đều có khả năng làm gián điệp, có vị trí quang trọng trong trị quốc.
- Tùy tiện bắt bớ sẽ dẫn đến mất cân bằng quyền lực triều đình sụp đổ, phải từ từ mưu tính.
- Nhưng riêng q·uân đ·ội thì phải đề phòng cao độ, không thể du di.
- Một khi sai lầm là diệt quốc, vong tộc.
Trần Tí hít sâu một hơi, mở một tài liệu cực kỳ quan trọng, đó viết về Trần Vệ Kiện, một tôn nhất chính thống của nhà Trần, hiện đang trấn giữ thành Bắc Ninh, vị trí cực kỳ quan trọng ngay trước cửa ngõ vào Định Long.
Trong nội dung tài liệu, Trần Vệ Kiện đồng ý mở cửa đầu hàng Thiên Long Quốc với điều kiện Thiên Long Quốc phải ủng hộ gã ta lên làm vua.
Mặc dù việc Thiên Long Quốc có chịu thực hiện hay không cũng còn là dấu hỏi chấm nhưng đối với riêng Trần Vệ Kiện thì lại có sức hấp dẫn khó cưỡng.
Trần Tí không phải là người trong hoàng gia.
Trước đó chỉ vì gặp đúng thời vận mà được suy tôn lên làm vua.
Nhưng hiện tại, khi bản thân Trần Tí đã thể hiện năng lực cầm quân cùng sở hữu q·uân đ·ội trung thành thì một số thành viên hoàng thất lại không yên tâm.
Thứ họ cần là một ông vua hèn yếu, để họ có thể tranh c·ướp ngai vàng bất kỳ lúc nào.
Không phải ai cũng đặt lợi ích của toàn bộ nhà Trần lên trên hết như Trần Đức Độ.
Và Trần Vệ Kiện là một đối tượng có âm mưu điển hình, động cơ và điều kiện gây án hoàn toàn đầy đủ.
Hơn một trăm vạn liên quân phản Trần đã tập trung tại ngoài thành Bắc Ninh, một khi Trần Vệ Kiện đầu hàng thì đối phương sẽ thẳng tiến thần tốc t·ấn c·ông Định Long.
Mặc dù Trần Tí đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó nhưng nếu không cần thiết thì anh chẳng muốn đối phương chạm vào thủ đô của mình.
- Lần này khác với đợt Nguyên Mông t·ấn c·ông lúc trước.
- Thiên Long Quốc chủ trương đánh đâu chắc đấy, lương thảo luôn luôn theo sát phía sau một tấc không rời.
- Cho dù chúng ta có dùng kế hoạch vườn không nhà trống thì trong thời gian ngắn cũng khó lòng đánh bại đối phương.
- Hậu quả để c·hiến t·ranh kéo dài là cực kỳ nguy hại.
- Tuy mình chỉ có nhân chứng từ Mật Viện, theo lẽ thường cần phải điều tra thêm.
- Nhưng thời gian không cho phép, cần phải tiên hạ thủ vi cường.
Trần Tí nghiêm mặt ra lệnh:
- Mật viện nghe chỉ!
- Vận dụng lực lượng đặc vụ, mang theo thánh chỉ của trẫm, bắt giữ tướng quân trấn thủ Bắc Ninh Trần Vệ Kiện.
- Không để lộ lý do bắt giữ, trong trường hợp sau đó điều tra bổ sung bắt nhầm thì thực hiện phương án hai.
- Vâng, bệ hạ!
- Thuộc hạ tuân chỉ!
Các thống lĩnh của mật viện cúi đầu nghe chỉ, đặc biệt là đội trưởng đội đặc vụ tên là Lý Sơ.
Đội đặc vụ do Trần Tí mới thành lập, được trang bị thêm kiến thức về võ nghệ, tra khảo,… với nhiệm vụ chủ yếu là tự tay thực hiện những phi vụ bắt người bí mật chứ không giới hạn là ngụy trang, tìm hiểu tin tức.
Lý Sơ đứng dậy, trong lòng rạo rực muốn lập công để đền đáp công ơn bồi dưỡng, đề bạt của vua, vội vàng ẩn nấp rời khỏi hoàng cung rồi dẫn người tìm đường đi tới thành Bắc Ninh ngay lập tức.
Trên đường đi, Lý Sơ cũng hỏi thăm sơ bộ về thành Bắc Ninh.
Bắc Ninh nổi tiếng với lời đồn, Bắc Ninh mảnh đất chung tình, trai đi thêm nợ gái về thêm con.
Nguồn gốc lời đồn này đến từ khu thương mại Bắc Ninh, nơi giao lưu sầm uất của những thương nhân ngoại quốc, cũng đồng thời là chốn ăn chơi tụ tập khét tiếng với những phố đèn đỏ không ngủ và sòng bạc thâu đêm.
Không biết bao nhiêu gia đình tan cửa nát nhà chỉ vì lỡ đặt chân lên mảnh đất không mấy yên bình này.
Giống như gia đình của chị Xuân.
Chị Xuân là một thợ may bình thường như bao người khác.
Cùng với chồng là anh Long và con gái đến thành Bắc Ninh để kiếm sống.
Thời gian đầu, mọi việc trôi qua êm đềm, tuy hơi vất vả một chút nhưng cuộc sống đủ đầy.
Đáng tiếc, c·hiến t·ranh đột nhiên xảy ra, Thiên Long Quốc ban hành lệnh c·ấm v·ận khiến các thương nhân ngoại quốc đồng loạt rút khỏi Bắc Ninh.
Các xưởng thủ công nội địa bị ảnh hưởng nên phải đóng cửa theo, sa thải thợ thủ công.
Long và Xuân vì thế mà mất thu nhập, đã vậy, Long còn dính vào tệ nạn cờ bạc, nướng sạch tiền tích cóp vào trò đỏ đen, thậm chí muốn bán con gái cho sòng bạc để gỡ vốn.
Khi nhìn thấy tên chồng bất lực dùng ánh mắt điên cuồng nhìn về phía con gái, Chị Xuân đã thực sự tuyệt vọng, ôm bé gái mới đầy sáu tuổi bỏ chạy khỏi Bắc Ninh tìm đường sống dù trên tay không có nổi một đồng bạc cắc.
Nhưng ông trời không để chị toại nguyện dễ dàng như vậy.