Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 136: Quân tử lục nghệ



Chương 136: Quân tử lục nghệ

Sau một lát, phú ông được mời vào trong.

Ngay sau cánh cửa là con đường lót đá quen thuộc với hàng cây cảnh hai bên đường.

Bởi vì đã tới nhiều lần nên phú ông không quá bất ngờ, mangtheo hai người hầu cận đi theo sau đầy tớ dẫn đường.

Số người hầu còn lại chờ ở ngoài cổng.

Thời cổ đại, quy tắc, địa vị phân chia cực kỳ nghiêm ngặt.

Thân phận thấp hơn khi vào nhà quan lớn không được phép mang theo nhiều người hầu để tránh tình trạng “lấn chủ”.

Không phải nhà quyền quý nào cũng có nhiều người hầu, một vài trọng thần thích cuộc sống thanh tĩnh chỉ sở hữu một hai người hầu cạnh bên.

Tất nhiên Vương ân không phải kiểu thanh quan nhưng nguyên tắc là nguyên tắc, vi phạm sẽ phải trả giá cực kỳ nặng nề.

Phú ông lướt qua khu vực võ trường của nhà họ Vương, cánh cửa khép hờ không thấy rõ bên trong nhưng tiếng hô vang dồn dập đủ biết sân tập đông đúc, rộng rãi thế nào.

Hai bên tường dán tranh vẽ tướng lĩnh cưỡi ngựa và bắn cung, ghi chữ Xạ, Kỵ bằng chữ nôm.

Hai chữ kỵ, xạ này nằm trong quân tử lục nghệ do Khổng Tử cổ vũ gồm: “Lễ, nhạc, kỵ, xạ, đọc sách, số học”.

Trong đó lễ, nhạc thuộc về nghệ thuật, tu dưỡng đạo đức.

Kỵ xạ thuộc về kỹ năng quân sự, rèn luyện cơ thể.

Đọc sách và số học nhằm tăng tiến trình độ văn hóa.

Có thể thấy rõ ràng quân tử lục nghệ trong nho học đề xướng theo hướng văn võ song toàn, biết lễ nghĩa, có đạo đức, cơ thể khỏe mạnh, học hành đầy đủ.

Đại Việt được ảnh hưởng khá nhiều bởi văn hóa nho học nên cũng có tư tưởng học tập theo quân tử lục nghệ.

Quý tộc cho con cháu học bắn cung, cưỡi ngựa từ nhỏ là điều dễ hiểu.

Người thời hiện đại thường hay bị nhầm lẫn rằng quân tử lục nghệ là mấy thú chơi vui như kiểu viết thơ, chơi gái, đối chữ, đánh cờ…

Rằng nho học là phải kiểu thư sinh yếu đuối, trói gà không chặt.

Đó đều là nhận định sai lầm bởi phim ảnh và sự xuyên tạc của giai cấp cầm quyền trọng văn khinh võ.



Nho học nguyên bản chưa bao giờ cản nho sinh học võ, cũng chưa từng cổ súy đặt việc đọc sách cao hơn lễ, nhạc, kỵ, xạ và số học (toán học).

Đi tiếp một đoạn nữa, Phú Ông gặp được nơi dạy dỗ lễ nghi và nghệ thuật của nhà họ Vương.

Nơi đây cũng dán bức tranh viết chữ “lễ” và chữ “nhạc”.

Nhưng khác với võ trường, khu vực này không đóng cửa mà mở rộng ra cho người khác nhìn.

Bởi vì võ học là bí truyền tuyệt mật nhưng lễ lại thuộc dạng tri thức công khai, ai cũng học được, vấn đề muốn hay không thôi.

Nhắc tới lễ nghi, có lẽ người hiện đại sẽ hiểu theo kiểu quy tắc bàn ăn, bàn nhậu, chén chú chén anh, xới cơm mấy vá các thứ.

Nhưng trên thực tế lễ ở đây là bàn về tập tục, văn hóa và nhân nghĩa, đạo đức.

Tức là dạy có người không ỷ mạnh h·iếp yếu, lừa dối đanh đá, t·rộm c·ắp bất lương, tham lam c·ướp đoạt,…

Nói một cách dễ hiểu, lễ nghĩa mục đích để dạy người sống tốt, không phải vẽ ra một mớ quy tắc màu mè lòng vòng để làm khó lẫn nhau.

Phú ông nhìn vào bên trong, rất nhiều trẻ em cả nam lẫn nữ đang đọc sách, luyện tập.

Thực tế không có quy định nào của nho học cấm phụ nữ đi học, mục tiêu của nho giáo là “hữu giáo vô loại” ai cũng có thể học, bất kể nam nữ già trẻ.

Ngoài khu vực học lập lễ, nhạc ra còn có thư viện dạy đọc sách, tính toán nữa nhưng không nằm trên đường đi của Phú Ông.

- Con cháu quyền quý đều được học tập, giáo dục kỹ lưỡng ngay từ nhỏ.

- Xuất phát càng xa, tới đích càng nhanh.

- Bảo sao nhà quyền quý dễ xuất hiện nhân tài, con cháu hàn môn không thể so sánh được.

Phú ông nhỏ giọng cảm thán.

Ông ta cũng muốn tổ chức dạy dỗ tương tự với con cháu trong nhà nhưng năng lực không đủ.

Con cháu nhà phú ông chỉ được phép đến học ở chỗ các thầy đồ, võ sư.

Lâu lâu xuất hiện đứa bé xuất xắc thì giới thiệu tới họ hàng quyền quý, gửi gắm để học ké, tranh thủ cố gắng tương lai vào quốc tử giám hoặc tòng quân.



Nghe có vẻ hèn mọn nhưng tri thức, giáo dục thời phong kiến đều bị quý tộc lũng đoạn, không dễ để kiếm một cơ hội đi học.

Không giống với thời hiện đại, cho đi học lại còn chê này chê nọ, lén trốn h·út t·huốc, uống rượu, đi bar.

Trong lúc suy nghĩ linh tinh, phú ông cuối cùng cũng nhìn thấy… quản gia của Vương Ân.

Đúng vậy, Vương Ân ở trước mặt Trần Tí là một người tương đối bình thường, muốn gặp lúc nào cũng được.

Nhưng đối với phú ông Hoàng Văn Phú thì Vương Ân là quyền thần cao cao tại thượng, muốn tới gặp mặt một lần cũng khó.

Thậm chí nếu như không phải em gái của Phú làm th·iếp cho Vương Ân thì chưa chắc đã bước chân vào nổi.

Hoàng Văn Phú không bất ngờ, cúi đầu chào quản gia:

- Vương quản gia, lâu rồi không gặp, ngài vẫn khỏe mạnh cường tráng, thân thể cứ như thanh niên đôi mươi ấy.

- Ha ha ha, Hoàng viên ngoại quá lời.

Ở trong nội viện nhà quyền quý, cách xưng hô lại có phần thay đổi giống với Thiên Long Quốc.

Hoàng Văn Phú cũng quen biết quản gia từ trước, khách sáo một chút rồi hỏi:

- Vương quản gia, thất phu nhân dạo này thế nào, vẫn khỏe chứ?

Thất phu nhân chính là em gái Hoàng Văn Phú, gả tới làm th·iếp cho Vương Ân.

Ông ta cố ý nhắc tới hiển nhiên là muốn quản gia Vương biết điều một chút.

- Chuyện các vị phu nhân thì tôi không dám lắm miệng.

- Dù sao dạo này lão gia đều đang bận việc triều đình, không nên bị phân tâm bởi những việc nhỏ.

Phú ông ngầm hiểu ý của quản gia “Vương Ân đang bận, đừng có lắm chuyện, muốn gì thì nói với tao.”

- Vậy xin nhờ Vương quản gia xem qua sổ sách.

Thấy Hoàng Văn Phú đưa sổ sách lên, Vương quản gia cầm tới để sang một bên rồi hỏi:

- Nghe nói tình hình kinh doanh hiện tại đang rất bết bát?

- Đúng vậy, thương thuyền chỉ còn không tới một phần mười, hàng hóa mốc meo ở cảng không biết xử lý làm sao, thật sự rất khó khăn, mong quản gia châm trước.



- Được rồi, tôi sẽ báo lại với lão gia.

Sau khi đuổi Hoàng văn Phú đi xa, quản gia Vương đi tới thư phòng tìm Vương Ân.

Lúc này, Vương Ân đang nhàn nhã ngồi luyện chữ, hoàn toàn không có chút nào bận rộn.

Dù vậy, quản gia Vương vẫn cung kính đứng chờ bên ngoài.

Qua nửa canh giờ, Vương Ân mới lên tiếng:

- Vào đi!

Đằng sau tấm rèm, Vương Ân mặc trang phục thường ngày, giản dị nhưng vẫn tỏa ra khí thế cực mạnh của người nắm quyền.

- Có chuyện gì?

- Bẩm, Hoàng Văn Phú tới giao sổ sách, kim ngạch giao dịch giảm xuống chỉ còn một phần mười, dự đoán không thể nộp đủ tiền.

- Nhiều như vậy sao?

- Vâng, những nhà khác chỉ giảm xuống còn một phần ba, một phần năm là hết cỡ, nhưng riêng Hoàng Văn Phú chủ quản cảng biển, thiệt hại nặng nề.

- Ừ, ta biết rồi, ra ngoài đi!

Quản gia Vương còn chưa kịp nói thêm gì đã bị cho lui ra, để lại Vương Ân một mình vẽ tranh lẩm bẩm:

- Thời buổi r·ối l·oạn.

- Bệ hạ giao long ra biển, mang theo đại quân chiến thắng trở về.

- Sĩ tộc, quyền quý không biết bao nhiêu người lén lút làm điều bậy bạ.

- Hoàng hậu bị quyền quý đè ép bao lâu, nay có bệ hạ trở về chắc chắn không dễ dàng bỏ qua.

- Binh lính quanh kinh thành xuất hiện nhiều hành động kỳ quặc.

- Bao nhiêu việc lớn như thế, ai còn rảnh để ý mấy lạng bạc lẻ?

Vương Ân nói xong, bàn tay cũng hoàn thành một bức thư pháp viết ra chữ “nhẫn” bằng tiếng nôm.

- Ừ, hôm nay luyện xong chữ rồi, chuẩn bị ngày mai đi đón bệ hạ Khải Hoàn trở về.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.