Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 1: Chiến trường loạn lạc.



Chương 1: Chiến trường loạn lạc.

Bầu trời chiều đẫm máu ánh tà dương.

Tiếng hô g·iết vang vọng làm đàn quạ run cánh chao đảo.

Quanh quẩn trên không trung đẫm mùi máu tanh vương vấn hòa quyện cùng nắng nóng oi bức.

Phía xa xa, một đội kỵ binh tụ tập ẩn nấp đằng sau một hàng cây lớn.

Trên người họ mặc áo lót màu vàng, bên ngoài phủ giáp da bền chắc, sau lưng đeo nỏ, bên hông ngựa đựng mũi tên, tay cầm kiếm.

Bên ngoài áo giáp, hai bả vai có viết chữ, một bên “Trần” một bên “Đức”.

Chữ Trần là để thể hiện q·uân đ·ội thuộc vương triều nhà Trần.

Chữ Đức chỉ thuộc Vệ Đức Quân, lực lượng phòng thủ biên giới do đại tướng Trần Đức Độ lãnh đạo.

Nhánh kỵ binh tổng cộng khoảng năm trăm người, do đích thân Trần Hưng Bang, con trai Trần Đức Độ trực tiếp chỉ huy.

Bỗng một viên lính liên lạc mang theo cờ lệnh đi tới, nhảy xuống ngựa, chắp hai tay lại và truyền lời.

- Bẩm tướng quân, có lệnh từ Đại Tướng, xuất kích q·uấy r·ối trận địa Máy bắn Đá, trợ giúp quân ta phòng thủ Ải Tiên Quan.

Trên chiến trường cổ đại thực tế, việc chỉ huy các nhánh quân chủ yếu dựa vào lính liên lạc và cờ lệnh, phối hợp với nhau để chiến đấu.

Không giống như một số bộ phim nửa vời, hai bên cứ kéo người lao vào đánh nhau loạn xạ như giang hồ thanh toán mà chẳng có kết cấu chiến thuật gì cả.

Đánh kiểu đó gặp q·uân đ·ội chính quy thực sự chả khác nào đâm đầu t·ự s·át.

Trần Hưng Bang liếc nhìn một chút, không vội di chuyển ngay mà dùng ống nhòm ngắm về phía tường thành.

Ở thế giới này, vì Mông Cổ chinh phạt phương tây và ngành hàng hải phát triển sớm nên Máy Bắn Đá cùng ống nhòm đã bắt đầu được sử dụng cả ở chiến trường châu á.

Nơi đó quả thật xuất hiện cờ lệnh chỉ huy kỵ binh t·ấn c·ông.

Lúc này, Trần Hưng Bang mới nở nụ cười, rút kiếm thét to:

- Quân!



- Thời điểm kiến công lập nghiệp đã đến.

- Theo ta xung phong!

- Sát thát!

(Trần Quốc Toản trước đó xăm hai chữ Sát Thát lên tay để thể hiện ý chí, Trần Hưng Bang học theo.)

Nói xong, chính bản thân tướng quân Trần Hưng Bang dẫn đầu xung phong ra ngoài và các kỵ binh theo sát sau đó.

Năm trăm kỵ binh xung phong mang theo khí thế như rồng như hổ lao ra ngoài chiến trường vốn đang hỗn loạn.

Mặt đất rung chuyển lan xa đến tận trận địa máy bắn đá, hất tung từng con kiến bay lên trên mũi giày của quân lính đằng xa.

Người lính đó hắt kiến ra rồi nạp đạn vào máy bắn đá.

- Hạ xuống!

- Nạp đạn!

- Ngắm chuẩn!

- Bắn!

Nhóm lính này là của người Mông Cổ, thuần thục sử dụng máy bắn đá để t·ấn c·ông vào Ải Tiên Quan nơi phương xa.

Bởi vì kỵ binh nhà Trần ẩn núp quá tốt nên chúng vẫn chưa phát hiện nguy hiểm ở sau lưng, chỉ chăm chăm t·ấn c·ông vào cửa ải.

Những chiếc máy bắn đá mà q·uân đ·ội Mông Cổ dùng chỉ là loại nhỏ nhưng cũng to lớn, nặng nề vô cùng, ném ra những tảng đá khổng lồ phá nát tường thành kiên cố.

Cứ mỗi lần một tảng đá xé gió lao tới là lại có mảng tường thành bị đụng nát.

Cùng theo đó là tiếng hò reo của q·uân đ·ội mông cổ mặc giáp muốn tràn qua mảng tường đổ để t·ấn c·ông.

Nhưng ở đằng sau bức tường, q·uân đ·ội nhà Trần đã có một đội binh lính tinh nhuệ chờ sẵn g·iết c·hết bất kì ai lao vào, bịt kín lỗ hổng.

Không những thế, hai bên tường thành cũng rưới dầu sôi, ném đá và củi xuống để hỗ trợ khiến lính mông cổ c·hết thành đống.

Đây là lợi thế của phe phòng thủ, dựa vào tường thành cùng lực lượng tinh nhuệ sẽ gây ra được sát thương lớn cho quân địch.



Cho dù có một vài mảng tường đổ cũng phòng thủ dễ dàng.

Nhưng nếu để yên cho Máy Bắn Đá tiếp tục oanh tạc thì đó lại là câu chuyện khác.

Khi có quá nhiều lỗ hổng thì lính Mông Cổ có thể luồn lách dễ dàng, cắt đứt đường lui và biến chính Ải Tiên Quan thành mồ chôn q·uân đ·ội nhà Trần.

Đúng lúc này, lính canh gác của Mông Cổ đã phát hiện kỵ binh nhà Trần tiếp cận Máy Bắn Đá và gõ chuông cảnh báo.

- Địch tập!

- Kỵ binh t·ấn c·ông từ hướng đông nam.

Đây không phải là lần đầu tiên q·uân đ·ội nhà Trần tập kích Máy Bắn Đá nên binh lính Mông Cổ đã quen với việc đối phó.

Đầu tiên để lính kỹ thuật điều khiển máy bắn đá rút lui trước vì đây là nhân tài khó kiếm.

Tiếp theo tập trung đưa lính trường thương kết trận phòng thủ và ra hiệu cho kỵ binh mông cổ gấp rút tiếp viện.

Tất cả nhịp nhàng phân chia nhiệm vụ đâu ra đấy, không hổ là đế chế Mông Cổ từng đạp nát Trung Nguyên và tây chinh La Mã, chinh phục gần hết thế giới.

Duy chỉ có dân phu vẫn yếu kém như trước, vứt đá xuống đất rồi bỏ chạy tán loạn trước uy thế của kỵ binh.

- Chạy!

- Chạy mau!

- Cha mẹ ơi, kỵ binh địch g·iết tới rồi!

Dù sao cũng chỉ là dân thường bị Nguyễn Vương bắt ép tới phục vụ q·uân đ·ội nên không hề có một chút kỷ luật hay tinh thần chiến đấu nào, vừa nhìn thấy kỵ binh xung phong đã chạy tán loạn.

Ngược lại, đội lính trường thương nhanh chóng tập hợp và bố trí trận hình theo lệnh của thống lĩnh một cách nhanh chóng.

- Xếp trận!

- Quỳ xuống, nâng thương.



Hàng lính đầu tiên quỳ xuống, trường thương dài hơn năm mét hướng góc nghiêng bốn mươi lăm độ về phía kỵ binh, cán thương chống xuống đất.

Những hàng lính sau đứng thẳng, chống thương nghiêng tương tự, hàng hàng lớp lớp nhìn như một cái vỏ nhím khiến cho dù là những kỵ sĩ can đảm nhất cũng phải kh·iếp hồn.

Đây chính là thương trận chuyên dùng để khắc chế kỵ binh trên chiến trường, nhất là khinh kỵ binh xung phong trực diện thế này.

Rất nhiều người biết kỵ binh là cỗ máy khủng kh·iếp trên chiến trường cổ đại nhưng ít ai biết thực tế có rất nhiều cách khắc chế kỵ binh khác nhau.

Đây chỉ là một đội khinh kỵ binh không mặc trọng giáp, nếu lao thẳng vào như những thần đằng thì có khác gì thiêu thân với lửa.

Nhưng đội kỵ binh này là lực lượng tinh nhuệ nhất vương triều nhà Trần, được chỉ huy bởi danh tướng Trần Hưng Bang, không thể phạm sai lầm ngớ ngẩn như vậy được.

Chỉ thấy Trần Hưng Bang giơ tay ra hiệu, đội kỵ binh lập tức rẽ ngang sang bên cánh của đối phương, tránh tình trạng đâm vào vỏ nhím theo kiểu t·ự s·át.

Đối phương cũng là lực lượng quân chính quy, vội vàng điều chỉnh hướng thương xoay theo phía kỵ binh đề phòng đối phương quay trở lại xung phong.

Nhưng q·uân đ·ội nhà Trần không đơn giản là biến trận linh hoạt, họ thuần thục cất gươm vào vỏ, lấy nỏ ở sau lưng, lắp đạn lên trên đó rồi nhắm bắn.

Các binh sĩ cầm trường thương chỉ có thể trơ mắt nhìn những mũi tên bắn phập phập vào người.

- Á á!

- C·hết tôi rồi!

- Hự!

Phập Phập Phập!

Những mũi tên lạnh lẽo được bắn loạn xạ bốn năm mũi một lần vào những binh lính cầm trường thương đang đứng dày đặc bên cạnh nhau.

Năm trăm kỵ binh lượn quanh một vòng với mưa tên nối liền không dứt khiến đội trường thương cảm giác khủng hoảng.

Mùi máu tươi tanh nồng cùng rên la thảm thiết xung quanh biến những dũng sĩ can đảm nhất thành một lũ nhát gan.

Đến khi đội kỵ binh quay lại xung phong lần nữa thì chân chúng đã run như cầy sấy.

Nếu không phải đốc quân c·hặt đ·ầu vài kẻ chạy trốn thì trận hình đã tan tác từ lâu.

Đúng lúc này, một đội kỵ binh của Mông Cổ mang theo cung tên từ xa chạy tới.

Tướng quân nhà Trần biết đây là viện binh của đối phương, cung kỵ Mông Cổ nức tiếng gần xa nên ra lệnh cho thuộc hạ lùi lại.

- Rút lui!

- Đi vào rừng cây!
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.