Kết quả mắt bà ta sắp nháy đến rút gân nhưng Diệp Gia chẳng có ý gì là muốn đuổi người. Ngược lại giáp mặt nói rõ ý đồ đến đây của hai người cho Diệp Ngũ muội nghe.
"Hiện tại muội có ý định kết hôn không?" Diệp Gia cho rằng, Diệp Ngũ muội mới mười bốn tuổi, sang năm mới cập kê, dù cập kê cũng mới là trẻ vị thành niên. Trong khái niệm của nàng, ở cái lứa mười bốn mười lăm tuổi này thì nghị thân cái gì? Không sợ con mình sinh sớm c.h.ế.t sớm sao? Diệp Ngũ muội chờ thêm năm năm nữa vẫn còn sớm chán: "Có gì muội cứ nói thẳng, tỷ đều nghe muội."
Nghe Diệp Gia nói vậy, Diệp Ngũ muội ngây ngẩn cả người. Trong mắt nàng ấy, chuyện quan trọng như hôn sự đều do trưởng bối định đoạt, cho dù cha mẹ không ở đây thì cũng do tỷ tỷ làm chủ. Nếu Diệp Gia thật sự đồng ý, nàng ấy cũng hết cách. Không ngờ Diệp Gia trực tiếp hỏi ý nàng. Nàng ấy không phải là kiểu người mềm mại ngoan ngoãn như Diệp tứ muội, lập tức nghiêm mặt nói: "Tỷ, muội còn nhỏ, chưa ý định gả chồng."
Diệp Giai không khách sáo quay sang bà mối nói: "Xin lỗi, gia muội tuổi còn nhỏ, không có ý định nghị thân.”
Đây là lần đầu tiên bà mối gặp phải người hành xử như vậy. Bị cuộc đối thoại của hai chị em này làm cho không xuống đài được.
Bà ta cứng người đứng đó một lúc, phải mất một lúc lâu mới mỉm cười: "Mười bốn cũng không còn nhỏ nữa. Ở nông thôn, mười một mười hai tuổi đã kết thân cũng không ít. Có cô nương nhà kia xuất giá sớm, mười bốn tuổi đã là mẹ của mấy đứa nhỏ rồi. Tiểu tử Lý gia kia thật lòng muốn cưới muội tử nhà ngươi. Có câu, bảo vật vô giá dễ tìm, chỉ khó tìm được người xứng đôi. Nếu không vội xuất giá thì cứ tạm quyết chuyện hôn sự trước cũng được. Đợi đến tuổi lại xuất giá, có chậm trễ gì đâu?"
Diệp Gia vẫn giữ nguyên ý định ban đầu, con nít con nôi mới mười mấy tuổi gả cho ai? Nhưng Diệp Gia không tỏ thái độ quá trắng ra, nhẹ nhàng từ chối: "Trong nhà còn muốn giữ muội muội thêm vài năm, tiểu nhi tử Lý gia xin tìm giai nhân khác đi."
Bà mối kia còn muốn khuyên nữa, chủ yếu là Lý gia hứa hẹn tiền tạ moix rất hậu hĩnh.
Bà ta tiếc rẻ: "Tiểu tử kia thật sự không tệ, qua thôn này không còn cửa hàng khác. Cô nương gia nuôi có thân thiết hơn nữa cũng là nuôi cho người khác, đến tuổi vẫn phải gả chồng. Không thừa dịp tuổi còn nhỏ chọn ra một người tốt, sau này lớn rồi sợ là tìm không ra nhà nào trong sạch.”
(*) Trước đây, bà mai sau khi hoàn thành việc mai mối, có thể nhận một khoản tiền, gọi là "tạ môi lễ" 谢媒礼. Khoản tiền này do nhà trai chỉ trả (Nếu là nhà trai đến nhà gái thì do nhà gái chỉ trả). Trước ngày thành hôn một ngày, phải đem gà, vịt, chân giò, giày vớ, vải đến nhà bà mai để tặng. Ngày hôm sau bà mai nhất định sẽ dẫn đoàn đi rước dâu, gọi là "khải môi" ƒ3##. Tiền để tạ cho bà mai nhiều ít do điều kiện kinh tế của chủ nhà quyết định. Lời này khó nghe cực kỳ, Diệp Gia vốn khách sáo, vừa nghe vậy nụ cười trên mặt cũng phai nhạt.
Nói thật, kiếp trước những lời như vậy nàng nghe nhiều nhất. Kiếp trước Diệp Gia là một người rất cô độc, các cô gái hơn hai mươi tuổi trong họ đều đã yêu đương kết hôn sinh con, cô còn đang học thạc sĩ. Sau khi lấy được trình độ học vấn cao, nàng ngâm mình ở học viện thiết kế, năm nào cũng có người nói với nàng những lời này, như thể cuộc đời nàng sẽ bị hủy hoại nếu không tìm được một nam nhân không tàn phế để kết hôn: "Nếu thím đã nói như vậy, ta ngược lại muốn hỏi xem chút tình hình. Lý gia có mấy cái sân? Trong nhà có bao nhiêu đất, có bao nhiêu gia súc? Trong tay có bao nhiêu cửa hàng? Của cải thế nào? Đã đọc sách chưa, có nghề nghiệp đứng đắn nào không?"