Vương Mệnh

Chương 122: Vô Danh Sơn Chiến Dịch 4





Lại nói, quan quân và Man binh đại chiến dưới chân Vô Danh Sơn.

Nói là đại chiến, thật ra là quan quân vừa đánh vừa lùi, còn Man binh thừa thế xông lên, quyết không để cho đối phương chạy thoát.

Trận chiến tuy cũng kịch liệt, nhưng vì là truy kích chiến nên thương vong không đáng kể.
Tiếng quát tháo reo hò vang dội khắp núi rừng.
Man binh càng đánh càng hăng, chẳng mấy chốc là đã áp sát chân núi.

Man tộc đại tướng nội tâm mừng không kể siết, nôn nóng lập công, nên cho Man binh tăng cường truy kích.
Đột nhiên …
Bùng … bùng … bùng …
Cả núi rừng rực hồng một dải.

Man binh kinh hoàng khi chợt nhận ra phương hướng Doanh trại lửa cháy rực trời.

Man tộc đại tướng cả kinh thất sắc, vội dẫn thân binh khẩn cấp thoái hồi Doanh trại.
Về đến nơi, sắc mặt gã trở nên xám ngắt.

Còn đâu là Doanh trại nữa.

Quân trướng a.

Lương thực a.

Vật tư a.

Tất cả giờ chỉ còn là một biển lửa.
Đột nhiên, cảm giác báo hiệu cho Man tộc đại tướng là có nguy hiểm.

Gã vội rút kiếm chuẩn bị ứng chiến, đồng thời ngưng thần theo dõi tứ phương.


Đã làm đến đại tướng, bản thân thật lực không thể quá kém.
Gã phản ứng cũng khá nhanh, nhưng không còn kịp nữa.

Sự việc nằm ngoài dự liệu của gã.

Không phải có thích khách định áp sát hay đại đội nhân mã tấn công, mà là …
Hàng trăm mũi tên rít gió phóng tới, hàng trăm hỏa cầu vun vút lao tới, che phủ một góc trời, oai áp kinh nhân.

Tất cả đều chụp xuống chỗ Man tộc đại tướng.

Do bất ngờ, phản ứng không kịp, Man tộc đại tướng dù được thân binh liều mình che chở, nhưng vẫn thọ thương trầm trọng.
Biết khó qua khỏi, Man tộc đại tướng nghiến răng thống lĩnh thân binh bất kể tính mạng xông về hướng địch nhân.

Sau khi chịu thêm một loạt tên và hỏa cầu nữa, bọn họ cũng đã nhìn thấy bóng dáng địch nhân ẩn sau một hàng cây rậm.

Vậy là phấn lực xông lên.
Thế nhưng, sự bất như ý …
Ba mươi Cấm vệ quân thống lĩnh hơn trăm trường thương binh đột ngột xuất hiện trước mặt khiến hy vọng lưỡng bại câu thương của bọn họ tan thành mấy khói.
Song phương cận thân tiếp chiến.
Một bên thọ thương trầm trọng, một bên sinh lực dồi dào, lại có hàng trăm chiến hữu ở phía sau sử dụng viễn trình công kích trợ chiến, kết quả quá rõ ràng không cần phải bàn cãi.

Cấm vệ quân và trường thương binh chỉ phụ trách ngăn chặn địch nhân, công kích lực hoàn toàn phó thác cho cung binh và pháp sư.

Rồi sau mấy loạt công kích nữa, Man tộc đại tướng cùng thân binh toàn bộ trận vong.
Giang Phong truyền lệnh cho Cấm vệ quân thu lấy thủ cấp Man tộc đại tướng, tiến đến chỗ song phương vẫn còn đang giao chiến, dùng đầu thương giơ cao thủ cấp, quát lớn :
- Tặc thủ đã chết, mau mau quy hàng.
Man binh đa số vừa bỏ chiến trường chạy về cứu Doanh trại, đột nhiên phát hiện đại tướng đã tử trận, sĩ khí không còn, chẳng ai còn muốn chiến đấu nữa.

Thế nhưng, bọn họ không đầu hàng mà … tháo chạy tán loạn.


Giang Phong truyền quan quân sấn cơ đại cử truy kích.
Và thế là, vài trăm quan quân truy sát địch quân đông hơn 10 lần, trảm địch vô số, đuổi theo ngoài 10 dặm mới thu binh.

Trận chiến kết thúc với kết quả mỹ mãn.

Giang Phong thu binh về cứ địa, chuẩn bị chống đỡ đợt phản công mới của Man binh, có thể do Man soái Tây La chỉ huy.
Sau khi kiểm điểm chiến quả, chiến lợi phẩm ngoài khí giới vật tư còn có một mảnh lệnh bài khiến Giang Phong chú ý :
Tướng lệnh : lệnh bài vua phong cho người có công tích, đặc thù vật phẩm.

Mang lệnh bài này sẽ trở thành tướng quân, hàm tùng tam phẩm.
A.

Đây chính là “phong tướng quân” mà mọi người vẫn đang đồn đãi.

Đáng giá lắm đây.

Thứ này Giang Phong không cần dùng, đương nhiên sẽ được chuyển thành kim tệ.
Hai ngày sau …
Hơn bốn vạn Man binh đói khát do Man soái Tây La thống lĩnh đã đến cắm trại dưới chân Vô Danh Sơn, ngay vị trí của Doanh trại Man binh lúc trước.

Man soái Tây La chọn vị trí đó, bởi nơi đó vừa trải qua hỏa hoạn, cỏ cây đã bị đốt sạch, nên việc phòng hỏa sẽ nhẹ nhàng hơn.
Trong lúc hành quân, dù bị Giang Phong liên tục cho quân quấy nhiễu, Man binh tử thương lên đến vài nghìn, nhưng Man soái Tây La vẫn cho toàn quân co cụm một chỗ, cẩn thận hành quân, không để binh sĩ đang đói khát mà phải giao chiến với đối phương.

Với bốn vạn rưỡi đại quân, tử thương vài nghìn vẫn còn có thể chấp nhận được.
Cắm trại dưới chân núi xong, Man binh vẫn không chuẩn bị tấn công mà chỉ lo cố thủ chờ tiếp viện.

Đúng.


Bọn họ chờ tiếp viện, nhưng không phải viện quân mà là lương thực.

Man binh đã cạn lương từ hai hôm trước.
Man binh dù đang đói khát, nhưng quân số quá đông, Doanh trại lại phòng thủ cẩn mật, Giang Phong phái quân quấy nhiễu vài lần không mấy hiệu quả, đành nghỉ ngơi trên núi, tăng cường bố trí phòng thủ.
Ngày hôm sau, xe lương vận đến nơi, Man binh được ăn no, sĩ khí hừng hực, dưới sự thống lĩnh của Man soái Tây La bắt đầu tiến công lên núi.
- Nhanh lên.

Tiến lên.

Tiêu diệt địch nhân, rửa nhục cho Man tộc.
Man soái Tây La đã được báo về việc chiến bại mấy hôm trước, nên quyết định sử dụng phương sách ổn trọng, toàn quân tấn công lên núi, dùng nhân hải chiến thuật để tiêu diệt địch nhân.

Dù cách này có thể sẽ khiến Man binh tổn thất thảm trọng, nhưng sẽ không dễ dàng mắc mưu mà thảm bại.

Thảm thắng vẫn hơn thảm bại.

Dù sao thì Man binh vẫn có quân số đông hơn mấy chục lần (40 lần, Man soái không có chính xác số quân của Giang Phong, chỉ ước đoán có từ 1 đến 2 nghìn).
Sau khi được chủ soái cổ vũ, Man binh hăng hái hô vang :
- Tiêu diệt địch nhân, rửa nhục cho Man tộc.
Có điều phần lớn Man binh lại hô thầm trong lòng :
- Rửa hận vì bị bỏ đói.
Bọn họ vô cùng căm hận Giang Phong vì đã cướp lương, khiến bọn họ phải nhịn đói.

Và giờ đây, bọn họ đang biến hận thù thành sức mạnh.
Một trăm Man binh múa đao tấn công lên núi.

Man binh dùng đao để tiện việc phá hủy Tiễn lâu.

Man soái Tây La không dùng cung binh, bởi khi song phương đối xạ, bên phòng thủ sẽ có lợi về độ cao, phạm vị xạ kích sẽ xa hơn.

Đối phương xạ sát được quân ta mà quân ta lại không xạ tới được chỗ đối phương, còn dùng làm gì.
Chỉ bất quá, vừa mới xung phong, còn chưa kịp nhìn thấy hình dáng đối phương trên Tiễn lâu, thì đã bị một loạt tên bắn xuống.

Dù chỉ có 11 mũi tên, nhưng đều là do từ trên cao bắn xuống, mục tiêu là đỉnh đầu nên rất dễ xuất hiện “Nhất kích tất sát”.


Bị tên xuyên qua đầu, dù còn rất nhiều máu cũng không thể tránh khỏi tử vong.

Chỉ 11 mũi tên, nhưng chiến quả vô cùng huy hoàng, 7 Man binh bị sát tử.
Còn lại 93 Man binh tiếp tục tràn lên.

Bọn họ ra sức phá hủy lũy đá để mở đường tiến công.

Từ bên trên Tiễn lâu, cung thủ không ngừng bắn tên xuống.

Man binh chịu tổn thất đến 26 người mới phá hủy được lũy đá.

Bọn họ lại tiếp tục tiến lên.
Thế nhưng, chỉ tiến thêm được 20 mét, bọn họ lại gặp phải một bức tường gỗ.

Lại đánh đổi 14 Man binh để vượt qua tường gỗ.

Và rồi, 20 mét sau lại gặp tường gỗ.

Và …
Tổn thất gần 100 người, Man binh mới tiến được đến dưới chân Tiễn lâu.

Và lúc này, bọn họ vừa định đại hiển bản lãnh tàn sát địch nhân thì … chẳng thấy địch nhân đâu cả.

Sĩ binh phòng ngự trên Tiễn lâu đã được Giang Phong cho rút lui lên đạo phòng tuyến thứ hai để bảo toàn lực lượng.

Và trước khi rút lui, bọn họ đã thiêu hủy Tiễn lâu.

Man binh không thể tận dụng nó để chiếm lĩnh trận địa.
Cứ như thế, Man binh đánh đổi khoảng 100 sĩ binh để chiếm lĩnh một đạo phòng tuyến.

Cho đến trước khi trời tối, bọn họ đã thiệt hại 1200 sĩ binh, và chiếm được đạo phòng tuyến thứ 12.

Trời đã tối, đêm không trăng, song phương đồng thời nghỉ ngơi, chuẩn bị ngày mai chiến đấu tiếp.


— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.