Sau hơn hai tháng đi từ Tây bắc về, bụng của Ngọc Châu cũng hơi nhô lên. Tôi vào nói chuyện với nàng ấy một chút rồi thượng triều luôn, khi vào trong cả hai cùng lên tiếng:
“Chàng/nàng có khỏe không?”.
Cả hai cùng cười vì nói chung: “ta khỏe, mọi chuyện đều ổn dùng hơi mất công”.
“Thϊếp ở cung cũng vậy nhưng sao chàng không dẫn tướng Kiên về”.
Tôi thở dài: “cậu ta có lý do riêng, đừng lo cậu ta ổn giờ cái mà ta quan tâm là hai tháng này này có dưỡng thai tốt không?”.
“Trời ạ, chàng chỉ lo cho con thôi không lo cho thϊếp” rồi giả bộ nũng nịu.
“Ta cũng quan tâm nàng mà, đừng làm ta đau lòng chứ”.
Cả hai nói qua nói lại một chút rồi tôi tới đưa bịch đồ ăn cho Ngọc Bảo, muội ấy rất mê đồ ngọt nên khi thấy tôi tới đưa bánh muội ấy rất vui. Muội ấy vừa cằm bịch đồ ăn xem bên trong vừa nói: “Huynh có giữ mấy mẫu trang phục của các bộ tộc trên đó cho muội không?”.
“Của muội đây” rồi cung nữ mang vào cho muội ấy.
“Muội cảm ơn huynh”.
Cũng đến buổi thượng triều, một viên quan bên nông nghiệp lên tiếng: “thưa bệ hạ các quan đã hướng dẫn dân trồng ba, bốn vụ quanh năm với các giống rau mới. Năm nay được mùa lớn nhưng vẫn còn nhiều nạn dân do một số quân hàm ô nên nhiều người phải bỏ xứ đi làm thuê, làm mướn hoặc ăn xin. Mong bệ hạ xem xét ạ”.
“Đúng như những gì khanh nói, trẫm đã có cách giải quyết. Đầu tiên phải các khu vực tị nạn quanh các thành, cung cấp lương thực tối thiểu. Thứ hai chia làm hai nhóm, một nhóm là muốn ở lại thì lập thành khu định cư và đất canh tác, còn một nhóm muốn về thì cấp lộ phí và một lệnh bài. Lệnh bài đó coi như việc bảo hộ bởi vua đảm bảo cuộc sống, quan hay lính khi thấy lệnh bài không thực thi xử lý nghiêm”. “Còn vấn đề các quan cậy quyền cây thế thì bệ hạ xử lý như thế nào ạ?”.
“Qua thời gian đi thị sát dân tình ta thấy nhiều quan lại tham nhũng, không chịu lo cho dân. Ta đưa bản danh sách các quan Bộ Hình theo đó để luận tội, phải xét từ tội danh một”.
“Thưa bệ hạ việc đóng tàu gỗ lớn đánh bắt Hải sản xa bờ đã xong nhưng người dân cò sợ không lái được và phí bảo trì nó quá cao mà nguồn lợi lại không đảm bảo?”.
“Ban đầu phải hỗ trợ ngư dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, về sau mở lớp dạy nghề gần bờ. Triều đình sẽ cho vay vốn trả góp dần và còn miễn thuế 65% lần đầu và 40 đến 45% lần hai cho những người dân đánh bắt xa bờ tận hải đảo xa như Hoàng Sa hay Trường sa”.
“Giáo trình và kế hoạch dạy học được phân bổ theo kế hoạch của bệ hạ nhưng phần Đạo Khổng, Văn thơ không thể thiếu được. Nên phân bổ thời gian cho phần Đạo Khổng và văn thơ”. “Văn thơ thì chỉ đưa một vài bài vào trương trình giản dạy, còn Đạo Khổng và văn thơ thì nên mở một khoá riêng cho những người có đam mê”.
Sau đó Tôi cho ban chiếu cho mở lại các cuộc thi Hương, Hội, Đình để tuyển chọn nhân tài. Các xã, huyện đều có học xã những thầy đồ qua thi sát hạch sẽ được giảng dạy và triều đình trả lương bổng để dạy miễn phí cho trẻ em. Ở những nơi thành thị đều có mở các trường dạy nghề mộc, đóng tàu, cơ khí, luyện kim… Tại các huyện đều có nhà thuốc, các lang y làm ở đây cũng được nhà nước trả lương để hỗ trợ dân nghèo…. Khi chọn được nhân tài sẽ cho đi nước ngoài du học học tập về quân sự, đóng tàu, luyện kim, gia công, văn hoá,….
Không lâu sau phái đoàn của tôi tại Pháp cũng về nước, mối bạn giao giữa Đại Nam với các nước châu Âu cũng được cũng cố. Trong chuyến đi phái đoàn còn đưa về cho Đại Nam một số giáo viên nước ngoài, các hợp đồng buôn bán một số mặt hàng và vẽ được đường đi lẫn các quốc gia trên bản đồ. Sau đó tôi cho mời thợ giỏi các làng nghề gốm sứ như Chu Đậu ( Hải Dương), Bát Tràng ( Thăng Long)… về kinh thành, qua hội nghị học hỏi và bàn bạc các kiểu mẫu mới, men gốm mà tôi nhớ trong kiếp trước khi đi Bát Tràng chụp ảnh để đa dạng mẫu mã hàng hóa nhằm cạnh tranh với gốm sứ của các nước trong khu vực.
Đội thương thuyền Đại Nam ra nước ngoài buôn bán cũng đã phát triển, tại buổi thượng triều tôi nói: “trẫm sẽ mở thêm nhiều bến cảng nữa để thu thuế và dùng số tiền ấy hỗ trợ dân cho vay vốn một nửa, số tiền còn lại sẽ được dùng để đóng tàu lớn với lãi xuất được triều đình bằng bố”.
“Nhưng những vaan đề về việc sẽ có một số quan địa phương hàm ô thì sao ạ?”.
“Các khanh đừng lo, trẫm đã mở thêm một bộ chuyên chống ham ô và bộ đó đặt dưới bộ hình” tôi muốn Cẩm y vệ và bộ chuyên chống ham ô sẽ kiềm tỏa nhau. Tôi nói thêm:
“Trẫm sẽ lập một số quỹ bảo hiểm, nó là phương thức bảo vệ trước những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”.
“Nhưng việc tạo ra vậy rất khó kiểm soát việc đền bù trong khi tiền không có đủ”.
“Các quỹ bảo hiểm đó sẽ được thu từ dân, mỗi loại bảo hiểm sẽ có lợi, bất lợi khác nhau. Đối với quỹ của triều đình sẽ hỗ trợ người dân 50% còn số còn lại phải để người dân đóng vào để họ cảm thấy an tâm về việc dùng tiền cứu bản thân. Mấy nước phương Tây có một số công ty bảo hiểm thì mình cần phải có một số kế hoạch cụ thể khi cho họ vào”.
“Thần hiểu rồi ạ”.
“Việc các con tàu hơi nước được khởi thủy sao rồi? Còn vấn đề giao thương thì sao?”.
“Trong năm nay chúng ta đã có thêm những con tàu hơi nước được 1 tàu cỡ lớn, 4 tàu cỡ trung và 20 tàu cỡ nhỏ. Việc giao thương cũng phát triển, nhờ có tàu hơi nước thương nhân Đại Nam đã tới buôn bán ở các quốc gia Ả rập, Ấn Độ,…”.
“Tốt trẫm muốn có thêm một số quân cảng cùng khu định cư người Việt tại những nơi đó”.