Viết Xuống Chút Hồi Ức

Chương 119: Phiên ngoại 34



19-03-2007 - 09:47:36

Chuyện kể rằng, thứ Sáu tuần trước, Thẩm Phương lại đến thăm. Vì đơn vị tôi còn một số công việc chưa hoàn thành, nên khi về nhà đã khá muộn. Tôi mau chóng nấu cơm, sau đó mời chủ tử dùng bữa. Lúc đầu, chủ tử không đồng ý. Tưởng chị đang giận dỗi vì tôi bỏ chị qua một bên, vì vậy, tôi lên tầng dịu dàng khuyên bảo. Nhưng Thẩm Phương dường như không có ý này, chỉ đáp: "Mệt, ngủ một giấc."

Buổi tối chỉ ăn được một ít đã bảo no, thật sự tại tôi không tinh ý, tưởng rằng chị vẫn đang cố gắng thực hiện "Half Stone Proposal", nên đã khuyên chị uống thêm một chai sữa chua, sau đó nhẹ nhàng đưa chị lên giường ngủ tiếp. Nhưng khi lên tầng, trông chị có vẻ rất run, tôi hỏi, nhưng vẫn là câu trả lời ấy: "Mệt."

Đến đêm, có vẻ như chị đã ngủ đủ. Chị bật dậy và bắt đầu lật xem các tờ rơi và hành trình du lịch mà công ty thẻ tín dụng gửi cho chị. Tôi thực sự bái phục đống thẻ tín dụng của chị. Tôi cũng có một chiếc thẻ bạch kim, nhưng không phải do công ty thẻ tín dụng cung cấp, mà là do công ty thẻ tín dụng chỗ ngân hàng nơi tôi có tài khoản hiện tại cấp. Tôi nhớ lúc đó tôi đã cằn nhằn rất lâu, sau này nghe có người nói, chỉ cần nộp thuế ít nhất 40 thì ngân hàng sẽ gửi cho. Bây giờ so với thẻ của Thẩm Phương, tôi phát hiện thẻ của mình chẳng khác nào đồ bỏ đi, ngoài việc có thể thấu chi nhiều tiền thêm một ít, nó không có công dụng cục c** nào khác cả, thiết kế thì gớm. Hơn thế nữa, cái của người ta có thể dùng như một bảo mẫu, lại còn một bảo mẫu công nghệ cao đến nơi đến chốn trong thời kỳ toàn cầu hoá. Còn của tôi, không những có thể làm bookmark kẹp sách, mà còn có thể làm thước kẻ.

Vì vậy tôi đã bị kích thích, bèn quay lại phòng làm việc suy nghĩ về những chuyện nhỏ nhặt trong đơn vị. Nghĩ đi nghĩ lại, đọc tài liệu, lên mạng tìm, càng làm việc càng thấy khó chịu. Hơn nữa, tập trung đến nỗi khi Thẩm Phương đến muốn nói với tôi điều gì đó, nhưng có lẽ chị thấy mặt tôi đau khổ như bị táo bón, chị lại ra ngoài mà không nói gì nữa.

Tôi ngồi phiền não rất lâu trong phòng làm việc, càng nghĩ càng buồn nôn. Mọi việc buồn nôn, tình hình buồn nôn, bản thân tôi, cũng buồn nôn. Lúc này, Thẩm Phương lại tới, chị cũng trùng hợp nói tới tôi: "I feel sick." Tôi uể oải đáp lại: "Me too!"

Nói xong, chị ngây ra một lúc, rồi nói xuống tầng uống cốc nước, hỏi tôi có muốn uống không. Tôi gật đầu. Chị lại run lẩy bẩy đi ra.

May mà lúc đó tôi đã thấy có gì đó không ổn, đang nghĩ đợi khi chị quay lại tôi sẽ hỏi chị có chuyện gì. Qua một nén hương sau, thật sự là một nén hương, vì lúc đó tôi hút thuốc. Cánh cửa lại mở ra, lúc đó tôi không đeo kính, đang thẫn thờ dựa vào ghế, thì mơ hồ thấy Thẩm Phương đang ôm trong lòng một chiếc đũa màu trắng dài dài đi tới, sau đó đưa cho tôi cái đũa, nói bằng giọng điệu rõ ràng rất ngoan ngoãn: "Can you read it?"



Tôi chạm vào một chút, cảm giác ở tay cứ sai sai, nhìn kỹ lại. Suýt chút nữa ngất đi, đó là một chiếc nhiệt kế.

Đừng vội, đợi tôi nói hết đã, chính xác mà nói, đó là chiếc nhiệt kế nhiệt độ thấp.

Mấy ngày trước, Bà Cụ Non báo cáo hình như nhiệt độ trong tủ lạnh không đủ, thế nên, con bé học hoá học này suy luận rằng các triệu chứng như nôn mửa lúc trước của tôi có liên quan đến việc thực phẩm bị biến chất sớm do nhiệt độ tủ lạnh quá cao. Vì vậy, tuần trước, tôi lấy chiếc nhiệt kế nhiệt độ thấp từ đơn vị về để xác minh. Loại nhiệt kế này được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ thấp với đá lạnh hoặc nitơ lỏng, vì vậy nhiệt độ tối thiểu trên nó là âm 100 độ, nhưng nhiệt độ tối đa chỉ là 25 độ trong nhiệt độ phòng.

Sau khi đo xong, chúng tôi không kịp mang trả lại. Thế là, bị Thẩm Phương vớ được ôm vào lòng. Nghĩ mà xem, max reading 25, nhiệt độ cơ thể con người là 37, chưa kể còn nghi ngờ mình bị sốt. Thế nên lúc đó tôi ngất lâm sàng.

Khi tỉnh lại, tôi không đả kích Thẩm Phương nữa, bởi vì thực sự dáng vẻ chị ấy rất đáng thương, run rẩy như sắp ngã xuống bất cứ lúc nào. Tôi nhanh chóng đỡ chị ấy vào phòng, sờ lên, quả nhiên hơi nóng nóng. Tôi tìm thấy nhiệt kế mua ở đây. Đo một lúc, con số không ngừng nhảy lên nhảy xuống, lúc thì 37, lúc thì 38, chắc nhiệt kế có vấn đề. Không dùng nữa, nhưng đo mạch thì đã hơn 90. Chắc chắn là bị sốt rồi, nên tôi cho chị ấy uống một gói thuốc hạ sốt, rồi nhìn chị ngủ.

Có lẽ chuyên ngành của tôi liên quan đến y học, nên không có phản ứng thái quá như những người khác, hoặc có lẽ tôi là máu lạnh như các bạn nói. Có lẽ vậy. Nhưng các bác sĩ đều máu lạnh hơn chúng tôi, vì họ đã thấy nhiều. Những cơn sốt không theo chu kỳ là một loại biện pháp tự phòng vệ sinh lý của con người. Tôi nhớ trong tiết sinh lý học hồi cấp hai có nói qua. Hơn nữa, Thẩm Phương ho khan chắc do dạo này giảm béo, mệt mỏi, cộng thêm việc bị nhiễm vi khuẩn.

Tôi rất đau lòng, những cũng không thấy phải làm ầm ĩ lên. Thấy chị uống thuốc xong đi ngủ, tôi lại quay về phòng viết nốt công việc rồi mới đi ngủ.

Ngủ đến nửa đêm, nghe tiếng ho của chị càng lúc càng gay go hơn, lại còn lật mình mãi chưa ngủ. Tiếng thở cũng khàn hơn rất nhiều, hơi thở phả lên mặt tôi đều có cảm giác nóng bỏng. Lúc đó tôi mới thấy không ổn. Bật đèn lên, Thẩm Phương nhăn mặt cau mày, toàn thân run rẩy. Tôi hỏi chị thấy khó chịu chỗ nào không, chị nói, đau toàn thân.

Lúc này sờ lên trán chị, nóng bỏng cả tay, đo mạch cũng đến hơn 120, đo nhiệt kế thấy đến 38-39. Tôi sợ hãi, muốn đưa chị đi khám gấp. Chị không đi, hình như chị đã tự chịu đau rất lâu mà tôi không phát hiện ra, hơn nữa chị vốn đã khó chịu, giận dỗi tôi, chị rặn ra một giọt nước mắt vàng nước mắt bạc, mồm miệng méo xệch, nói: "Em không quan tâm chị.". Truyện Đô Thị

Tôi đi lục hộp thuốc, muốn tìm Paracetamol, nhưng phát hiện không đủ một liều do đã bị tôi dùng. Thế là, định ra ngoài mua. Ai ngờ, chủ tử mới vừa rơi nước mắt ấy vừa thấy tôi mặc áo khoác vào, chị cũng lăn lộn bò dậy. Tôi nói: "Có thể đứng dậy thì em sẽ đưa chị đi khám nhé."

Lắc đầu. Tôi nói: "Vậy chị về ngủ đi. 10 phút sau em sẽ quay lại."

Lại lắc đầu.

Cuối cùng vẫn là tôi chịu thua. Mặc cho chị chiếc áo phao, quấn thành một chiếc bánh ú, ra ngoài đi một vòng với tôi rồi lại trở về như chiếc đuôi nhỏ, nhìn có vẻ chị rất vui, còn nói cái gì mà "Be a flu stick on me".

Khi chúng tôi quay về lần nữa, tôi càng lúc càng sợ. Tôi rất lo không biết có phải do trước đây tôi từng tiếp xúc với mô sinh học của vi khuẩn lao, rồi lây sang cho chị hay không. Nhưng nghe tiếng ho lại hình như không phải vậy. Nhưng, suy cho cùng, tôi chỉ là tay bác sĩ quèn, càng nghĩ càng sợ. Thế nên lại gọi cuộc điện thoại cho phòng cấp cứu hẹn khám vào sáng hôm sau.

Đó đúng là một đêm giày vò. Sau nửa đêm, tôi nhìn Thẩm Phương khó chịu như vậy, phải gọi là rất sốt ruột. Đặc biệt là khi chị nghe tôi nói xong về chuyện bệnh lao, chị ra lệnh cho tôi ra ngủ riêng với chị. Tôi thật sự cười khổ, cho dù chị thật sự mắc bệnh lao, thì cũng do bị lây từ em mà, em còn sợ cái gì. Nhưng tâm trạng tôi lúc đó tệ hơn bây giờ nhiều, rất tệ, chỉ muốn ai đó đâm chết mình đi.

Sáng thứ Bảy đến phòng khám. Hôm đó không xem tử vi, chắc là không phải ngày tốt lành gì. Sắp đến St Patrick's Day của những người bạn Ireland. Đến trung tâm thành phố, phải gọi là vô cùng sôi động náo nhiệt. Nhưng tôi đã nhảy được lên đường một chiều để đi đường tắt, rẽ vào mới phát hiện, hỏng rồi, toàn người là người, muốn quay đầu cũng không quay được. Mà đám người này con mẹ nó mới sáng bảnh mắt ra đã đội mũ đi uống rượu. Đi đường mà mắt mũi để đâu không biết, không nhìn thấy trên xe có người ốm sao. Tức đến nỗi tôi suýt chút nữa nảy sinh ý định xấu xa. Thẩm Phương đang ngồi xiêu vẹo bên cạnh, có lẽ do thấy tôi có gì đó không ổn, chị cứ nắm lấy tay tôi. Cuối cùng, tôi phải liên tục ấn còi một cách kém duyên mới có thể lách qua được.

Đến bệnh viện, càng không thể kiềm chế được. Suýt chút nữa đánh nhau với bác sĩ.

Không phải vì xếp hàng đợi lâu. Chủ yếu vì tối qua tôi đã nghĩ đến việc đưa Thẩm Phương đi xét nghiệm máu và cấy vi khuẩn, vì tôi thực sự lo về chuyện bệnh lao.

Đến lúc vào phòng, bác sĩ là một người Ấn Độ, hắn cầm ống nghe và lề mề ma sát trước ngực Thẩm Phương một lúc lâu. Lúc đó tôi đã hơi để ý, vô cùng không hài lòng. Ai ngờ bản mặt chua ngoa đó của tôi đã bị Thẩm Phương nhìn thấy, chị vô cùng không cho người ta mặt mũi, tự dưng "phì" cười một tiếng, cười xong cũng không nhịn lại, lại cười thêm tiếng nữa.

Hỏng rồi.

Ông Ấn Độ giận rồi, qua quýt làm đơn thuốc, tôi nhìn một cái, chẳng khác nào trình độ của tôi.

Tôi kiên nhẫn hỏi: "Rốt cuộc có bệnh gì vậy?"

Hắn vô cùng không kiên nhẫn: "hơi bị viêm phổi."

Tôi vẫn hỏi: "Liệu đến tối có sốt tiếp không?"

"Sao không sốt được, sốt 3 ngày là chuyện bình thường."

Tôi vẫn hỏi: "Vậy phải làm sao?"

"Chườm đá."

Tôi bực hết cả mình, hỏi mỉa mai: "Tôi có cần đi mua cái quạt điện về cho mát không?"

"Có thể, sốt đến 39 độ thì quạt."

...

Tay phải của tôi ở dưới bàn luôn giữ trong trạng thái giơ ngón trỏ và ngón giữa cứng đơ ra.

Tôi mãnh liệt thấy rằng các bác sĩ của NHS cần phải được cải cách về tố chất, nếu cứ như vậy thì hỏng, ông là một bác sĩ ngoại trú mà cũng chỉ có trình độ như vậy. Nói trắng ra, là con sâu làm rầu nồi canh.

Thẩm Phương càng nghe càng thấy cách chúng tôi nói chuyện có gì đó sai sai, nên chị nhanh chóng kéo tôi ra ngoài. Tôi vừa đi vừa nghĩ lại càng tức giận, chưa kể ngày nay còn bén duyên với cái nơi nghèo nàn này ở Anh, tôi chưa được thấy có mấy cái điều hòa nào ngoại trừ cái ở phòng thí nghiệm và nhà của Thẩm Phương, ông bảo tôi đi đâu tìm mua quạt điện bây giờ? Hơn nữa, ông dựa vào cái gì mà cứ từ chối xét nghiệm máu cho chúng tôi?

Hất tay Thẩm Phương ra, tôi lại lao vào.

Đoạn này không viết nữa nhé. Tóm lại tôi và ông Ấn Độ kia rất máu chó.

10 phút sau, gọi Thẩm Phương vào, lấy đơn ra và đến gặp y tá để được hỗ trợ lấy máu. Tên Ấn kia cũng chạy lại và bảo y tá gửi mẫu ngay.

Trên đường trở về, Thẩm Phương thấy khó hiểu tại sao tôi và ông Ấn kia lại hòa giải được sau chúng tôi rời đi, lại còn bắt tay nhau. Tôi chém gió: "Vừa vào là em đã đập thẻ ngân hàng của em lên bàn, nói với hắn, ông là Doctor, tôi cũng thế, đừng hòng bịp tôi, ông không làm cấy ghép, tôi về tôi tự làm, đừng để khi tôi cấy xong phát hiện ra đó là bệnh lao phổi, tôi không chỉ nộp đơn tố cáo ông lên NHS, mà sẽ đưa ông lên CDC, cứ đợi một vé bị chuyển đi đi."

Chủ tử không tin tôi, để kệ tôi chém gió nước bọt bay tứ tung, chị không đáp lại câu nào, chỉ chen vào một câu: "Doctor? Doesn't know how to read thermometre?" Lúc đó tôi cười thầm trong lòng: "Đợi khi về em giải thích cho, chị sẽ nôn ra máu ngay."

Sau đó về nhà, buổi tối nói chuyện chị mới nói với tôi: "Thật ra em vẫn có tính cách như trước đây, chỉ là, trong những năm qua, em đã trưởng thành, đã biết nhẫn nhịn nhiều chỗ hơn."

Lời của Thẩm Phương khiến tôi đỏ mặt đến tận bây giờ, nghĩ đến những chuyện phiền phức trước đây ở đơn vị, chuyện hôm qua ra đường muốn tông người, đến chuyện sắp đánh nhau với bác sĩ, mặc dù chưa động tay động chân, nhưng chúng thật sự kiến tôi rất hổ thẹn.

Chả trách Thẩm Phương luôn nói tôi là hổ đội lốt mèo, nhìn thì non nớt chưa trưởng thành, nhưng ai mà vô tình dẫm phải đuôi tôi, tôi sẽ trở mặt cắn người đó.

Thật mất mặt, lại còn không biết xấu hổ ăn chay niệm phật, thật không sợ làm ô uế tịnh địa Phật môn.

Sau đó tôi hỏi Thẩm Phương, làm sao chị biết em là người "đổi canh mà không đổi thuốc", chị nói: "Đã phát hiện kể từ khi quay lại không lâu."

Tôi toát mồ hôi lạnh, hỏi dò chị: "Chị có hối hận không?"

Thẩm Phương cười, nói: "Em có phát hiện ra không? Khi yêu một người, điểm khác biệt lớn nhất chính là em không thể chấp nhận được một điểm yếu nào đó của người khác, nhưng nếu người yêu em có điểm yếu đó, em hoàn toàn có thể chấp nhận."

Lúc đó tôi không biết phải nói gì.

Vì thế, tôi nghĩ câu "Able Was I Ere I Saw Elba" mà trước đây Thẩm Phương có nhắc đến cũng có ý này.

Trước khi Napoléon nhìn thấy Elba, ông ấy vô địch thiên hạ.

Nhưng Elba trong lòng Thẩm Phương ở nơi đâu? Tôi có hỏi, nhưng chị cũng không biết.

Không biết là tốt nhất. Như vậy tôi sẽ càng hiểu cách thận trọng hơn, dù cho chỉ vì mối tình này.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.