Trên con đường cái quan vắng bóng người, thỉnh thoảng mới có vài bóng người đi trên đường vì lúc này vào tầm giữa trưa nên mọi người đều tìm chỗ nghỉ chân. Đột nhiên vang lên tiếng vó ngựa, một đoàn ngựa đang đi trên đường, đi giữa những người kỵ binh là chiếc xe ngựa. Chiếc xe thiết kế giống chiếc thùng gỗ chữ nhật cao chừng một mét tư, có khoét cửa hai bên. Mui xe bằng gỗ có chạm trổ sơn son thếp vàng giống kiểu mấy cỗ kiệu ở trong các đình làng. Lúc này người kỵ sỹ đi đầu quay lại báo với người trong xe.
-Thưa ngài còn nửa canh giờ đến dịch trạm.
-Vậy bảo anh em cố đi đến dịch trạm rồi nghỉ nhé.
Mạnh lúc này đang mệt mỏi dựa vào thùng xe, đường đất nên chiếc xe đi rất xóc nảy. mọi lần đi lên huyện chỉ mất hai ba tiếng lên cảm giác không khó chịu. Đi xe này đi lên kinh thành mất tám tiếng nên Mạnh thấy khó chịu vì đường sá xấu. nên lúc đầu anh thường nhìn ra ngoài ngắm phong cảnh để g·iết thời gian, sau mệt nên dựa lưng vào thành xe. Thời đi bộ đội thỉnh thoảng di chuyển ngồi trên thùng xe tải anh cũng thấy dễ chịu hơn ngồi xe ngựa anh quyết tâm đợt này lên kinh thành học cưỡi ngựa. Tưởng tượng mình mặc áo bào trắng cưỡi ngựa bạch cũng ra dáng bạch mã công tử, Ông Tưởng có lẽ đã quen lên xuống dọc đường cứ ngắm cảnh, hoặc dựa lưng vào thành xe lim dim ngủ. Khi đến trưa đến một dịch trạm ông bảo xe dừng cho mọi người nghỉ ngơi.
Mạnh chui ra khỏi xe để dãn xương cốt, sau đó hai người vào dịch trạm ăn uống và nghỉ ngơi. Một tiếng sau thì lại lên đường đến cuối giờ chiều thì cũng đã đến nơi xe đi qua chiếc cầu bằng gỗ bắc qua sông Tô Lịch đầu cầu có gắn bia đá ghi hai chữ Tây Dương anh đoán đây là đoạn Cầu Giấy vào thời của anh. Đập vào mắt là một tòa thành đắp bắng đất cao khoảng hơn hai mét. Ông Tùng giải thích Thăng Long có ba vòng thành, vòng thành ngoài bằng đất là La thành, vòng trong là hoàng thành cho các vương gia và người quyền thế ở, Tử cấm thành thì nhà vua ở, Phủ Chiêu Văn ở trong hoàng thành. Cổng thành anh đi vào là cổng phía Tây gọi là cửa Tây Dương. Tòa thành đắp đất không cao lắm, nhưng trên mặt thành rất rộng có thể hai xe ngựa tránh nhau được trên cổng có mái lầu để lính quan sát. Dưới chân thành có cắm nhiều chông và trồng nhiều tre gai để bảo vệ chân thành.
Quân canh sau khi nhìn thấy thẻ bài của Vương Gia thì cho vào không tra xét nhiều. Xe đi dọc theo con đường cái quan, là con đường đất rộng khoảng ba mét, đi một đoạn anh thấy có một cái đình trên biển ghi đình Kim Mã anh đoán đây chắc là đường Kim Mã thời anh rất sầm uất với nhiều cửa hàng, bây giờ chỉ là một làng nhỏ bên đường cái quan. Anh thầm mơ bây giờ có tiền mua nhiều ruộng đến thời con cháu sau này chắc làm đại gia.
Một lát sau xe đến gấn Hoàng thành thì dừng lại, Ông Tùng nói giờ đã muộn anh vào nhà ông nghỉ ngơi, mai sau buổi chầu triều Vương Gia sẽ gặp anh ở phủ. Ông Tùng cũng là người giầu có lên cũng là một trang viên lớn có hai dãy nhà lớn, thấy ông về một người phụ nữ tầm gần bốn mươi ra chào. Ông Tùng giới thiệu đây là Huệ vợ ông. Mạnh chắp tay thi lễ.
-Cháu chào cô Huệ.
Cô Huệ đon đả,
-Thấy chú Tùng nhắc đến cậu mấy lần hôm nay mới gặp. Cậu ra sau nhà rửa mặt mũi chân tay rồi dùng cơm với gia đình.
Lúc này ông Tùng sai gia nhân hạ đồ xuống, chỉ vào mấy nải chuối và bao gạo Mạnh nói .
-Cháu có ít quà quê biếu cô.
Cô Huệ vui vẻ.
-Cháu còn bày vẽ mang quà, cám ơn cháu nhé.
Mạnh theo gia nhân ra phía sau thấy giếng nước và chậu nước đã múc sẵn, anh rửa mặt mũi chân tay sau đó lên nhà. Sau đó gia nhân mời anh lên nhà trên uống nước. Ông Tùng cũng đã thay quần áo và ngồi chờ sẵn, ông nói
-Thời gian tới nếu cậu không ngại thì cứ ở tạm đây. Bao giờ mua được nhà thì tính sau.
Mạnh thầm nghĩ, mình ở đây có mấy tháng thì ở nhờ hoặc tạm thuê nhà mua nhà làm gì cho tốn kém lên cảm tạ ông Tùng.
-Vâng cám ơn chú, nếu chú không phiền cháu ở tạm một thời gian rồi tính.
Bữa tối hôm đó Mạnh ăn cơm với cả nhà ông Tùng, Ông Tùng có một cô con gái mười tám tuổi cũng đang có đám dạm hỏi và một cậu con trai năm nay mười sáu tuổi đang học ở Quốc Tử Giám. Mọi người ăn cơm trò chuyện rất vui vẻ, cuối bữa để lấy thiện cảm với những người trong gia đình ông Tùng anh gửi tặng vợ con ông Tùng mỗi người một lọ nước hoa ai cũng thích. Hỏi ra mới biết nước hoa đang bán ở kinh thành nhưng giá rất đắt và số lượng có hạn chỉ có bậc quyền quý mới được mua. Giá là năm lạng bạc một lọ, Mạnh chặc lưỡi đúng là Nhân Huệ Vương bậc thầy về kinh doanh, lọ nước hoa bé tý bán giá trên trời mà vẫn đắt khách. Sau này có dịp phải tìm cơ hội hợp tác kinh doanh thêm với Vương Gia này.
Ông Tùng dành cho anh một phòng riêng rộng rãi, ở phía sau nên khá yên tĩnh, mở cửa ra có môt khu vườn rộng làm cho không khí thoáng đãng và mát mẻ. Mệt mỏi sau chuyến đi lên Mạnh ngủ rất ngon. Hôm sau khi kinh thành vang tiếng trống cầm canh điểm canh giờ tý, Ông Tùng giục anh lên xe đi đến phủ Vương Gia. Khi vào trong hoàng thành anh mới thấy rõ các mái cung điện cong cao v·út thể hiện sự tráng lệ. Những mái cung điện lợp ngói lưu ly màu vàng dưới ánh mặt trời như là phủ một lớp vàng tráng lệ, xen vào đó là những cung điện lợp ngói màu xanh ngọc dưới ánh mặt trời như làm bằng ngọc lam Mạnh mới hiểu thế nào là tại sao dân gian vẫn có câu “ Cung vàng, Điện ngọc “. Khác với khu ngoài, trong hoàng thành đường được lát bằng đá xanh rất sạch sẽ, có đường thoát nước để cho nước không bị ứ đọng trên đường. Xe đi vào từ cổng tây một lát sau thì đến phủ đệ của Chiêu Văn Vương. Tòa phủ đệ rộng khoảng cả nghìn mét vuông với cánh cổng cao lớn, treo dòng chữ vàng rồng bay phượng múa ‘ Phủ Chiêu Văn “.
Như đã quen thuộc ở đây, ông Tùng dẫn Mạnh đi thẳng vào phòng khách, lính gác cũng không hỏi han gì. Hai người vào đến nơi Mạnh thấy một người tầm hai bảy tuổi khuôn mặt anh tuấn, hòa ái rất dễ gần mặc bộ áo quan phục màu vàng đang ngồi chính giữa, thấy hai người đến người đó đứng dậy. Được dặn trước Mạnh tiến lên hành lễ.
-Kính chào Vương Gia. Chúc vương gia thiên tuế .
Ông Tùng giới thiệu
-Bẩm Vương Gia đây là thầy Mạnh tôi đã giới thiệu lần trước.
Chiều Văn Vương cười đỡ Mạnh.
-Lần sau không cần đa lễ, cứ chào là được. Thầy cũng cỡ tuổi ta không cần câu nệ.
Chiêu Văn Vương mời Mạnh ngồi sau đó sai gia nhân dâng trà. Vừa uống vừa hỏi chuyện anh xem thấy kinh thành thế nào, có thấy thích hợp không như một người bạn hỏi thăm để xóa đi không khí trang nghiêm tạo ra sự gần gũi giữa hai người. Nói chuyện một lúc Chiêu Văn Vương mới hỏi.
-Nghe tòng sự nói thầy Mạnh có thể tạo ra được hỏa pháo lợi hơn của nhà Tống.
Mạnh lấy cái hộp mang theo, lấy ra mô hình khẩu pháo đã chuẩn bị sẵn đặt lên bàn.
-Đây là mẫu hỏa pháo thần dự định làm, mong Vương Gia xem xét.
Chiêu văn vương nhìn thấy khẩu pháo khác hẳn mẫu bên tượng công nhà Tống làm. Nó to phần đuôi nhưng nhỏ dần ở phía nòng, đặt trên bệ súng về thẩm mỹ nhìn khá đẹp mắt. Mạnh giải thích pháo chia làm hai phần, phần đuôi là phần chứa thuốc để tạo lực đầy, phần đầu là nòng để nạp đạn. Cấu tạo như vậy để có lực đầy mạnh đưa đạn pháo đi xa hơn. Chiêu Văn Vương cảm thấy thích thú nên nói.
-Giờ đã trưa thầy ở đây ăn cơm, chiều chúng ta xuống trang trại của ta, nơi ta để luyện quân và rèn khí giới. Ta sẽ giới thiệu cậu với công tượng của ta để cho cậu toàn quyền sản xuất khẩu pháo này. Liệu bao lâu thì có pháo cho ta.
Mạnh nói
-Nếu chỉ đúc pháo chỉ mất bảy ngày, nhưng để tạo ra uy lực lớn nhất, tại hạ cần phải cải tạo lại thuốc nổ, tính toán kích cỡ nòng pháo cho phù hợp thì chắc mất một tháng mới hoàn thiện. Nhưng khi đã xong thì sản xuất rất nhanh ngày có thể được một khẩu pháo.
Chiêu Văn Vương gật đầu, nếu như vậy chiều nay tiến hành luôn.
-Ta phong cho cậu chức giá·m s·át sứ phụ trách việc đúc súng cho ta. Mỗi tháng lương bổng là mười lượng bạc và tặng một chiếc xe ngựa để tiện đi lại.
Lúc này ở kinh thành chi phí sinh hoạt một gia đình trung lưu cũng chỉ tầm nửa lạng bạc nên Mạnh biết mức lương này đã là hậu đãi. Như lương bổng của ông Tùng cũng chỉ năm lượng bạc một tháng.