Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 125: . Cương hay nhu tốt hơn.



Chương 125. Cương hay nhu tốt hơn.

Đến thời Mạnh quan điểm lý luận của Thái Cực Quyền đã đến đỉnh cao, anh dùng dữ liệu của hệ thống để giải thích cho Trương Tam Phong. Ông ta cảm thấy anh như một vị tông sư giải thích được nhiều điều ông ta đã tìm hiểu. Ngoài Thái cực quyền Mạnh còn dạy lại ông ta Thái Cực Kiếm. Những lúc đối luyện Trương Tam Phong thấy nội lực của Mạnh còn yếu nên truyền cho anh nội công Thái Cực do ông ta nghĩ ra để tăng sức mạnh nội lực. Trước đến nay Mạnh chỉ học được chiêu thức mà chưa được luyện nội công tâm pháp nên nội lực rất yếu. Anh thấy đây là cơ hội để tăng thực lực nên cũng chăm chỉ luyện tập, hai người học hỏi lẫn nhau rất tâm đắc.

Thời gian thấp thoát trôi qua cũng được một tuần, cũng gần đến dãy núi Lư Sơn nơi ẩn dấu Lăng cúa Tần Thủy Hoàng, Trương Tam Phong cũng nắm được cốt yếu của Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm nên cũng chuẩn bị dời đi. Ngày hôm đó một cơn mưa bật chợt đúng vào lúc đoàn người đang đi trong rừng trời mưa to làm đường lầy lội khó đi nên đoàn xe bị chậm không kịp đến được được huyện trấn dự kiến phía tước. Đến cuối giờ Dậu lão già dẫn đường đề nghị với Kim Hoa cho mọi người dừng lại và hạ trại nghỉ tạm khu vực ven rừng sau đi xuyên qua khu rừng. Mạnh để hệ thống giá·m s·át do AI điều khiển tăng cường giá·m s·át xung quanh sợ có thú dữ hoặc c·ướp t·ấn c·ông.

Khi đến một bãi đất rộng khá khô ráo ở bìa rừng, mọi người hạ trại gần dòng suối. Một số người tranh thủ ra suối tắm rửa, một số người được phân công kiếm củi để đốt lửa sưởi ấm và nấu ăn. Một số thân binh tranh thủ trời còn sáng đi săn hy vọng kiếm thêm vài con chim, thú để cải thiện bữa ăn. Nửa canh giờ sau hệ thống AI cảnh báo có một nhà sư đang đến gần, một lát sau anh thấy một nhà sư tầm bốn mươi dáng người săn chắc vạm vỡ, vai đeo tay nải tay cầm gậy gỗ đi tới. Gặp đoàn người nhà sư xin phép ngồi nghỉ nhờ gần đống lửa vì lúc này cũng sắp tối đi trong rừng cũng khó thấy đường và không an toàn. Được Kim Hoa đồng ý ông ra ngồi xuống gần đống lửa trại và ngồi thiền. Một lúc sau Trương Tam Phong cũng vừa luyện xong Thái Cực Quyền cũng trở về chỗ cắm trại. Nhận ra nhà sư đang ngồi thiền Trương Tam Phong gọi.

-Sư huynh lâu ngày không gặp.

Nhà sư đang nhắm mắt ngồi Thiền mở mắt ra nhìn thấy Trương Tam Phong thì cũng gật đầu đáp lại.

-Hơn mười năm không gặp sư đệ, thấy sư đệ không khác mấy. Dạo này đệ tu luyện ở đâu sao lưu lạc đến đây.

Trương Tam Phong đáp.

-Đệ tu luyện trên núi Võ Đang, đợt này đang đi vân du để lịch lãm thêm. Huynh vẫn tu luyện trên Thiếu lâm tự à.



Nhà Sư tự hào nói.

-Ta vẫn tu luyện trên núi Thiếu Thất, giờ ta đã là trưởng lão phụ trách Thập bát la hán. Thỉnh thoảng sư phụ vẫn hỏi đệ, người tiếc đệ là nhân tài lại tu luyện theo con đường khác lãng phí một tài năng.

Trương Tam Phong nói

-Đệ cũng có suy nghĩ khác cũng chỉ vì muốn Thiếu Lâm mạnh hơn đa dạng các đòn thế và cách đánh cho phù hợp với những người vốn sinh ra không có sự mạnh mẽ như những người khác. Dùng nội lực thay vì ngoại lực như cách luyện hiện nay của Thiếu Lâm.

Nhà sư cau mày nói.

-Việc này chúng ta từng tranh luận ở Thiếu Lâm, các trưởng lão trong Đạt Ma Đường đã quyết định trục xuất đệ vì ý tưởng này.

Trương tam Phong vẫn quả quyết.



-Chỉ có mềm dịu mới thắng được cứng rắn, trong thiên nhiên cái gì mềm dịu đều tượng trưng cho sinh tồn là trường cửu, ví như nước chảy đá mòn, tác dụng đó thong dong lặng lẽ, biểu lộ một tính cách vừa thanh tao vừa tế nhị của đức Nhu. Những cành cây to cứng đều bị gãy đổ vì sức mạnh và sức nặng của gió tuyết, trừ những cành liễu mềm yếu vẫn trơ gan. Tuyết càng phủ, cành liễu càng dịu dàng hơn, cong trĩu xuống, chịu đựng một áp lực nặng mà hình dáng vẫn ung dung để giữ nguyên sự sống vẹn toàn.

Nhà sư vẫn bảo vệ quan điểm của mình

-Trong quần tụ thảo mộc, cây cao che lấp ánh sáng mặt trời không cho cây thấp phát triển chứng tỏ cao lấn thấp. Gió mạnh làm gãy đổ cây to chứng tỏ mạnh hơn yếu, thác nước lay chuyển đá, xói mòn núi chứng tỏ động hơn tĩnh. Trong xã hội loài thú cũng vậy, khi các điều kiện sinh hoạt như nhau, loài thú mạnh bao giờ cũng khắc phục được thú yếu để chiếm vai độc tôn và hùng cứ một khu vực. Sự đào thải dần dần những loài thú yếu chỉ vì đó được xem như một hiện tượng tự nhiên. Đối với xã hội loài người, quan niệm “mạnh được yếu thua” vẫn còn duy trì từ xưa đến nay vì lịch sử đấu tranh nhân loại cũng đã dẫn chứng rằng địa vị thống trị luôn nằm trong tay người, bộ lạc hay quốc gia có thế lực.

Hay bên lại nảy sinh tranh cãi, tiếng ồn phá vỡ sự tĩnh lặng làm nhiều người trong đoàn khó chịu. Thấy vậy Trương Tam Phong cũng thấy ngại vì làm phiền mọi người, mấy hôm nay mọi người cũng chia sẻ và trao đổi, ăn uống cùng ông như người thân nên ông không muốn mọi người vì mình ảnh hưởng. Trương Tam Phong quả quyết đứng dậy.

-Nếu huynh đã nói vậy chúng ta quyết đấu một trận xem ai thắng thua thì biết ngay đúng sai.

Nhà sư cũng đồng ý và chỉ tay về ngọn núi gần đó nói.

-Chúng ta nên trên núi kia quyết đấu, trước ta thường thua đệ nhưng hơn mười năm khổ luyện trong La hán đường được truyền thụ Đạt Ma Dịch Cân Kinh và Thất Thập nhị huyền Công của Thiếu Lâm ta tin sẽ không thua đệ.

Hai bên liền trổ khinh công chạy một mạch l·ên đ·ỉnh núi, tốc độ hai người tương đương lên gần như đến đỉnh núi cùng một lúc. Mạnh và mọi người không ai đi theo vì đây là chuyện riêng của hai người, anh chỉ hạ lệnh cho Giáo sư xoay bí mật cho fly cam theo dõi từ xa.

Qua fly cam truyền về anh thấy Trương Tam Phong và nhà sư đứng đối diện nhau ở một mỏm đá tương đối bằng phẳng. Nhà sư dậm chân một cái dưới chân đã có một vết lõm hiện nên trên nền đá cứng. Trương Tam Phong thấy vậy gật đầu nói.



-Chúc mừng sư huynh luyện Kim cương bất toại đến tiểu thành.

Nhà sư tự hào nói.

-Ta ngày đêm khổ luyện để mong có thể đánh thắng đệ, ngày trước đệ thường thắng ta nhưng nay sẽ khác.

Nói rồi nhà sư dùng tuyệt học Mê Tông quyền t·ấn c·ông như vũ bão, Trương Tam Phong dùng Thái Cực Quyền để đánh trả. Hai bên trao đổi đòn thế qua lại hơn năm mươi hiệp bất phân thắng bại. Một bên dũng mãnh với những đòn thuần dương, thuần cương. Nhiều cú đấm trượt trúng cây cũng làm vỡ một mảng thân cây, dằm gỗ bay tứ tung. Một bên trong cương có nhu, trong nhu có cương mềm dẻo, quyền ảnh đầy trời. Trương Tam Phong càng đánh càng dẻo dai, còn nhà sư cành đánh càng mệt vì dùng nhiều sức, đòn đánh ra toàn cảm giác như đánh vào bị bông hoặc đánh trượt. Lúc này nhà sư thấm mệt quyết định dùng toàn lực tung ra tuyệt học thứ năm mươi là chưởng Quan Âm Chưởng. Đây là chưởng bề ngoài tưởng vô hại nhưng nặng về đòn âm hiểm, người trúng chưởng bên ngoài không b·ị t·hương tổn gì nhưng bên trong sẽ bị nát nội tạng. Trong võ học còn gọi là đòn cách sơn đả ngưu, Trương Tam Phong thấy thế chuyển thế lãm tước vĩ ( nắm đuôi chim ) khi hay tay chạm chưởng của nhà sư thì biến thế thuận theo hướng đòn đánh kéo mạnh nhà sư về phía trước.

Khi nhà sư bị mất đã loạng choạng thì Trương Tam Phong tung đòn kim tiêu cước đá vào đan điền nhà sư. Tuy nhiên khi chân chạm đến nơi thì dừng lại, ông không muốn vì cuộc đấu này làm hại vị sư huynh của mình. Nhà sư thấy vậy biết mình không đánh lại vị sư đệ thì thở dài.

-Đệ lại thắng rồi, ta thấy đòn đánh của đệ đã biến hóa hơn trước rất nhiều ta không thể thủ thắng. Đệ đã có thể khai tông lập phái được rồi, chúc mừng sư đệ.

Trương Tam Phong an ủi.

-Đệ cũng là thắng may mắn thôi, gần đây đệ được học tuyệt học của một dị nhân truyền lại nên cũng có tiến bộ hơn trước nhiều, nếu không chưa biết ai thắng ai thua đâu.

Hai người lại thủng thỉnh đi xuống núi, vừa đi vừa trò chuyện trao đổi chiêu thức như chưa có cuộc tranh cãi vừa rồi. Đêm đó hai người trò chuyện đến nửa đêm, hôm sau nhà sư chào từ biệt để tiếp tục đi công việc của mình. Mạnh thì cũng lên đường tiếp tục tiến về phía núi Lư Sơn.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.