Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 72: Công ty cổ phần Vạn Xuân




Bà Dung cùng nhiều bà mẹ ở làng Vạn và các làng như Long Ngô Động, làng Mô hay Đường Vỹ đã đến chúc Tết trong quân doanh vào chiều mùng 1 như đã hứa. Bọn Trương Lôi cũng kéo đến chung vui. Tối hôm ấy Chương lại phi ngựa đi chúc Tết ở làng Lôi và làng Thiên Bình. Ba ngày Tết cứ vậy mau chóng trôi qua trong niềm hân hoan.

Sáng mùng 4, toàn bộ quân Thiên Đức có mặt đầy đủ, vô cùng khí thế. Ngoài nhiệm vụ tập luyện thì họ sẽ phải dựng thêm nhà, trồng trọt, tăng gia sản xuất. Chương cũng đưa ra quy định hoàn toàn mới về việc chào hỏi lẫn nhau giữa cấp dưới và cấp trên trong quân, khi nào chào và khi nào thì không. Sở dĩ Chương phải đưa ra như vậy là vì ba ngày Tết có quá nhiều người chắp tay thi lễ với cậu, chưa kể gia quyến của các tướng mới vào trong quân. Từ đây, quân Thiên Đức chào nhau theo cách đứng nghiêm, cánh tay trái song song với mặt đất, cổ tay và bàn tay duỗi thẳng, ngón tay chạm nhẹ vào đuôi chân mày, lòng bàn tay hướng xuống. Cách chào này bớt đi nhiều thủ tục rườm rà và hợp lý hơn bởi trong quân có rất nhiều quân sĩ lớn tuổi hơn Chương.

Chương cũng nói lớn trước toàn quân và yêu cầu quân sĩ nhắc lại, ấy là: Chỉ huy phải: Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung; Quân sĩ phải: Tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, phải kính trọng và giúp đỡ dân làng ở bất cứ nơi nào.

-Đây là điều lệ bắt buộc của quân Thiên Đức, từ chỉ huy đến binh sĩ đều phải nhớ. Sắp tới các vị chỉ huy sẽ cùng bàn thảo thêm về quân kỷ, quân lệnh. Có thưởng sẽ có phạt, anh em có bằng lòng không?

Quân sĩ trên dưới đều hô lớn “bằng lòng”.

Chương tạm thời không cần phải lo đến quân Thiên Đức vì những luật lệ đã đặt ra cứ thế mà làm, có gì cần điều chỉnh thì bàn thêm. Chương sẽ phải làm hai việc, một là lo tìm và đưa thân nhân binh sĩ sang bờ Nam, hai là kiếm tiền nuôi quân.

Chương giả trang cùng với Thiên Bình và Duệ dành hàng tuần đi tìm hiểu ở các chợ nhỏ ven sông hay chợ lớn trong các giáp thì thấy rằng các mặt hàng bày bán đều đơn giản, chủ yếu là thịt cá các loại, bát đĩa, dao. Người đi chợ kẻ thì dùng tiền, người thì đem ngô, gạo đổi những thứ cần thiết. Các lán kiên cố trong chợ lợp tranh, tường quây gỗ sẽ bán vải vóc, y phục hoặc vài thứ đắt đỏ phục vụ cho số ít những hào phú trong giáp. Chủ của các lán bán đồ này lại đều là… người Hoa quốc hoặc gốc gác Hoa quốc! Người Vạn Xuân rất hiếm.

Càng tìm hiểu thì Chương càng thấy quan ngại khi những mặt hàng quan trọng phần lớn đều của người Hoa quốc nắm, kể cả mắm muối. Duệ cho biết người Hoa quốc có thể tự do đi lại và buôn bán trên đất Vạn Xuân, các sứ quân đều không làm khó. Thuế khoá cũng chỉ tính phân nửa so với người Vạn Xuân buôn bán tương tự, ấy là vì các sứ quân cần những thứ họ bán. Người Vạn Xuân làm ăn nhỏ lẻ, chỉ phục vụ nhu cầu thường nhật của dân nghèo. Các sứ quân sẽ đổi bạc, vàng để lấy ngũ cốc, vải vóc, y phục quân sỹ như giày vải, binh khí tốt, ngựa chiến. Ngựa phương Bắc có thân hình lớn hơn ngựa ở Vạn Xuân nên được yêu thích, thường dùng cho các tướng.

Người Vạn Xuân có nhiều nghề truyền thống nhưng chỉ xem đó là công việc phụ làm lúc nông nhàn, khi cần thì đem thứ làm ra đổi lấy thứ khác. Bách tính chủ yếu cày cấy, trồng trọt và chăn nuôi.

Các giáp hiện do Thiên Gia Bảo Hựu cai quản ngoài làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm còn đánh bắt cá trên sông, nuôi gia cầm.

-Vậy binh khí của Thiên Gia Bảo Hựu đều phải mua ư?

-Điều này em không biết. - Duệ đáp. - Xưa nay binh khí chưa phải mua bao giờ.

-Lò rèn trong ba làng rèn ra?

-Chỉ rèn nông cụ là chính, đao kiếm hay giáo mác có làm nhưng rất ít.

-Vậy ắt phải trữ sẵn rồi.

-Em là phận nữ trong làng, một vài điều bí mật không thể biết.

-Được, chúng ta cũng không cần để tâm việc ấy. Cái gì người Hoa quốc làm được thì chúng ta cũng làm được. Có bốn điều chúng ta cần có, ấy là nguyên liệu - sản xuất - phân phối và… tài chính! Muốn kiếm tiền để quân Thiên Đức lớn mạnh, giàu có thì phải mở công ty sản xuất, thương mại.

-Công ty là gì? - Bình và Duệ cùng thắc mắc.

-Chúng ta sẽ lập công ty Vạn Xuân, anh sẽ là Giám đốc, Duệ sẽ là thư lý còn Bình sẽ làm Trưởng phòng Kinh doanh.

Hai cô gái nhìn nhau cùng lắc đầu. Chương nói thêm:

-Mở công ty phải có tiền mà… - Chương cười. - Anh thì chả có.

-Tiền bán quang gánh có dư, mẹ em giữ cả. Chúng ta có thể xin mẹ em.

-Vay chứ không xin. - Chương nói.

-Mẹ em bảo quang gánh là do anh vẽ ra nên nó là của anh mà?

-Thứ ấy sẽ sinh lãi nhưng anh đã bảo của cô thì của cô với chị Ngọc. Vậy chúng ta sẽ vay mẹ em tiền để làm vốn buôn bán.

-Ý anh là mở thứ công ty để buôn bán giống như lán bán đồ của người Hoa quốc? - Duệ hỏi.

-Đại ý là vậy.

-Em có tiền riêng là hai nén bạc. - Duệ nói. - Em sẽ cho anh làm vốn.

-Em có năm nén mẹ cho em làm của hồi môn, em cũng sẽ cho anh. - Bình cũng nói.

-Bảy nén bạc có tính là nhiều không? - Chương thắc mắc.

-Là bảy quan rồi, bộ quần áo anh đang mặc chỉ hơn mười đồng. - Duệ giải thích. - Bảy quan mua được… gần bốn trăm bộ quần áo như của anh.

Chương nhìn quần áo đang vận một lượt, bộ này bà Cả Ngư mua cho hồi mới đến, đúng là hơn mười đồng thật. Nếu tính bộ này hai trăm nghìn thì bảy nén bạc cũng đâu đó tám chục triệu, bằng hơn hai mươi tháng làm thêm của Chương.

-“Vậy có tính là nhiều không nhỉ?”

Chương nhẩm tính một hồi rồi nói:

-Như này, làm ăn sòng phẳng mới bền. Công ty Vạn Xuân là công ty cổ phần. Nghĩa là hai em góp tiền chung vào, thua lỗ thì mất nhưng nếu dư thì hai em sẽ nhận phần tương đương chỗ bạc góp, thế nào?

-Nhưng bạc đấy bọn em cho anh mà? - Bình thắc mắc. - Sau này em lấy chồng, tiền ấy cũng của anh cả, tiêu trước khỏi tiêu sau.

Chương vội gạt đi:

-Không được, tiền bạc phân minh chứ. Sau em sẽ hiểu sức mạnh của tiền bạc, thứ ấy có thể thay đổi cả triều đại đấy.

-Sao thế được? - Duệ hỏi.

-Liệu có thể vay cô Dung… xem nào… hai mươi nén bạc không nhỉ?

Cả Duệ và Bình đều không biết. Cả bọn về làng Nhất Vạn hỏi bà Dung, bà Dung nghe Chương muốn mượn 20 nén bạc liền đưa luôn 50 nén. Chương tự đề nghị, số bạc này Chương mượn sẽ trả lãi một năm là 2 nén. Bà Dung ậm ừ lấy lệ bởi đã xem Chương là tế tử rồi.

Chương nói với bọn Thiên Bình:

-Bây giờ nhé, Công ty cổ phần Vạn Xuân sẽ có ba cổ đông. Anh có năm mươi nén bạc góp vào, hai em nữa vị chi là năm mươi bảy. Sau này nếu kiếm được một trăm nén dư ra thì Bình sẽ hưởng mười nén, Duệ năm nén còn anh… ờ… tám mươi năm nén, được không?

Bình và Duệ đều gật đầu vì hai cô nghĩ sau này sẽ gả cho Chương nên… Chương muốn sao cũng được. Dù gì điều Chương nói hai cô cũng không hiểu.

-Nhưng chúng ta sẽ bán cái gì? - Duệ hỏi.

-Gần đây nhất là Siêu Loại, chúng ta phải thăm dò xem bên ấy cần gì, thừa gì. Chúng ta sẽ mua của người chán, bán cho người cần và ăn chênh lệch. Bên ấy cần gì Duệ nhỉ?

Duệ lắc đầu, cô làm sao biết được.

-Vậy hai em giúp anh đi hỏi rõ xem trong các giáp gần đây ngoài ngũ cốc thì người dân sẽ làm những gì? Cái gì làng đó có mà làng khác lại cần. Cứ biết hết ra, anh sẽ tính.

Sau khoảng một tuần, Bình và Duệ thu thập nhiều thông tin đưa cho Chương nhưng cậu thấy chả có gì hữu ích cho việc kinh doanh.

Chương biết việc kinh doanh suy cho cùng là phục vụ nhu cầu nào đó của con người. Ở Vạn Xuân nói chung hay trong vùng này nói riêng hãy còn nghèo vậy thì phải kiếm tiền của người giàu.

-“Mình đã vẽ ra quang gánh, còn gì mà một người có tiền cần nữa nhỉ?”

Chương nhớ ra Thiên Bình hay Duệ hồi trước còn đi chân đất, sau mới đi giày bện rơm. Hỏi hai cô nàng và cả những nữ binh, Chương biết giày hay dép ở Vạn Xuân thường làm từ rơm, vỏ cây. Một số rất hiếm được làm từ da nhưng nếu có cũng chỉ dám đem dùng khi có đại lễ hoặc đón thượng khách chứ không dùng đi hàng ngày.

Chương đem hai đôi giày, một thể thao, một quân đội ra suy nghĩ trong hai ngày thì bắt đầu nảy ra sáng kiến.

Bán một mặt hàng có thể chọn phục vụ phần đầu như mũ, khăn thì không thiết yếu do có sẵn rồi. Bán y phục khó có cửa vì Chương không rành về thời trang.

Chương quyết định sẽ làm giày, dép!

Phần đế giày sẽ làm bằng gỗ mít hoặc vài loại gỗ khác phù hợp và cũng có thể làm từ mây hoặc cói. Nếu làm từ gỗ, đế giày có thể trơn, ồn ào, bọc thêm một lớp da để giảm tiếng ồn. Phần mặt trên nhất định phải dùng thêm da cho êm chân, quai sẽ làm từ da hoặc vải, chủ yếu là vải vì vùng này gần sông, nhiều làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Gỗ thì không thiếu, nhân lực đông.

Cần phải làm khuôn đất sét để có đinh tán giúp giày dép chắc chắn và bền.

Chương ra bờ sông vẽ trên cát các bản mẫu với kiểu dáng mà cậu có thể nghĩ ra rồi liệt kê hết ra giấy. Chương cũng nhờ Duệ, Bình và các cô gái giẫm chân in lên các phiến đất sét mềm. Chương có tám chục dấu chân nữ nhưng tựu chung có ba kích cỡ phổ biến cậu tự ký hiệu là L,M và S theo tiêu chuẩn… quốc tế.

Dệt vải dễ tìm người, đan lát thì Duệ bảo hầu như làng nào cũng biết. Hỏi đến thêu, Bình và Duệ đều khẳng định con gái trong vùng ai cũng biết, nếu vậy Chương sẽ có lựa chọn về hoa văn đa dạng.

Như vậy là Chương đã hình thành cơ bản phương án kiếm tiền và cậu nghiêng về khả năng sản xuất giày và dép bằng cói vì… đang có nguyên mẫu cũng như có thể tạo công ăn việc làm cho dân trong vùng.

Cói dễ làm.


Xuyên qua một thế giới tu tiên, nhưng nhận ra bản thân lại chỉ là phế vật ngũ linh căn, Trần Lâm tỏ ra rất bất lực, chỉ là cũng không sao, thiên phú không góp lực, vậy liền gọi cô vợ trẻ tới góp sức. Một ngày nào đó vấn đỉnh chí cao, Trần Lâm vừa hồi ức vừa chia sẻ "Chỉ có người nông cạn mới muốn làm Tiên Vương, người nhìn xa trông rộng sẽ biết, làm Chạn Vương thoải mái hơn nhiều
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.