Uông Xưởng Công

Chương 926: Chương </span></span>926TỰ DO



Khi Dương Thiện Tâm nhìn thấy trong xe ngựa không có một bóng người thì sắc mặt càng thêm âm u.

Không có gì hết. Vậy rốt cuộc hai vị quý nhân trong cung muốn nhìn thấy cái gì?

Quan trọng hơn là Uông Ấn còn nói ra lời đáng chết như vậy.

Nếu như chuyện này truyền đến tai hoàng thượng...

Lúc này, Dương Thiện Tâm thực sự cảm thấy không đáng giá. Ông ta là đại tướng quân Nghi Loan Vệ thì nhất định phải đối địch với Uông Ấn. Ông ta không sợ đối đầu với Uông Ấn, nhưng mạo hiểm như vậy lại không đạt được gì thì thật quá lãng phí thời gian.

Huống hồ, ông ta còn tự giết tuấn mã của mình.

Như lời Uông Ấn nói, giết ngựa của quân đội sẽ bị phạt hai mươi trượng và hai nghìn lượng. Tiền không phải vấn đề nhưng hai mươi trượng phạt kia thì đường đường là đại tướng quân sao có thể chịu? Sau này, sao đám kẻ dưới còn phục tùng ông ta nữa?

Nhưng dưới con mắt của bao nhiêu người, ông ta cũng không thể thoái thác.

Nụ cười trên mặt Uông Ấn tắt lịm, hắn lạnh lùng nhìn Dương Thiện Tâm, sát khí trên người cũng đột ngột tăng cao.

Sát khí này tựa như đao kiếm sắc bén cắt lên người Dương Thiện Tâm, khiến ông ta phải lùi lại, rên lên một tiếng, đồng thời từ khóe môi chảy xuống một vệt máu.

“Dương tướng quân, bổn tọa sẽ nhớ kĩ chuyện hôm nay. Sau này, nhất định sẽ đáp trả.” Uống Ấn lạnh giọng đáp rồi buông màn xe xuống.

Sau chuyện này, Nghi Loan Vệ vốn canh giữ trước cổng thành đều phải tránh ra, nhường lối cho đề kỵ và xe ngựa đi qua.

Diệp Tuy ngồi trong xe ngựa nhưng vẫn nhìn rõ tình hình bên ngoài. Khi Uông Ấn vén rèm xe lên, nàng còn nhìn thấy Dương Thiện Tâm.

Đại tướng quân Nghi Loan Vệ Dương Thiện Tâm… Thật ra thì kiếp trước, người này gần như không có cảm giác tồn tại.

Kiếp trước, nghe nói Dương Thiện Tâm là người Uông đốc chủ tiến cử, đến năm Vĩnh Chiêu Đế thứ hai mươi mốt thì Uông đốc chủ chết, Đề Xưởng bị xóa sổ, cùng năm đó, Dương Thiện Tâm cũng chết vì bệnh tật.

Người đáng chú ý nhất ở Nghi Loan Vệ là đại tướng quân sau này, Dư Cảnh Hoài.

Kiếp này, đến giờ, Bán Lệnh vẫn còn sống, Dương Thiện Tâm cũng còn sống. Liệu hai việc này có liên quan gì hay không?

Dĩ nhiên nàng không biết cụ thể vì nàng không hiểu nhiều về Dương Thiện Tâm. Bây giờ nhìn lại, ông ta và Bán Lệnh đã đứng ở hai phe đối lập rồi.

“Bán Lệnh, Dương Thiện Tâm làm như vậy hẳn là vì đã nhận được tin tức gì đó.” Diệp Tuy nói với giọng khẳng định.

“Hẳn là trong cung để lộ tin tức, muốn tìm tiểu điện hạ đây mà.” Uông Ấn nói, hắn cũng đồng ý với quan điểm của Diệp Tuy.

Lúc trước, hắn đã nói sẽ có người cố ý thăm dò chuyện tiểu điện hạ. Hắn đoán trước được sẽ xảy ra chuyện nên đã bảo Khánh bá đưa Trịnh Vân Hồi ra khỏi thành sau.

Nhưng hắn cũng không ngờ người chặn đường lại là Nghi Loan Vệ, còn do đích thân Dương Thiện Tâm dẫn đầu.

Xem ra, Nghi Loan Vệ đã cấu kết với một vài người trong cung. Cũng phải thôi, nếu không làm vậy thì với thế lực đơn độc của mình, bất cứ ai trong số họ cũng đều không thể chống lại Đề Xưởng.

“A Ninh, nàng đừng lo. Sau khi Nghi Loan Vệ thám thính xong thì sẽ chẳng còn ai đến thăm dò nữa, bổn tọa sẽ không để họ có cơ hội này.”

“Khánh bá sẽ đưa tiểu điện hạ đến sau, chúng ta tập hợp rồi mới lên đường. A Ninh, nàng chỉ cần thả lỏng, thưởng thức cảnh đẹp trên đường là được rồi.” Uống Ấn nói.

Hắn không muốn chuyện Nghi Loan Vệ chặn đường làm A Ninh lo âu về chuyến đi đạo Giang Nam này.

Diệp Tuy bật cười, gật đầu nói: “Bán Lệnh, thiếp biết, thiếp sẽ không để người ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng của mình đâu.”

Khó khăn lắm họ mới có được chuyến du lịch đạo Giang Nam này. Mặc dù Bán Lệnh phụng mệnh hoàng thượng thì cũng không ảnh hưởng đến tâm trạng du lịch của họ.

Họ muốn nhân chuyến đi này ngắm nhìn non xanh nước biếc, cũng muốn cảm nhận những buồn vui của chốn nhân gian. Vì vậy nàng sẽ không cảm thấy chán nản chỉ vì chuyện này.

Gần nửa ngày sau, Khánh bá che chở Trịnh Vân Hồi đến gặp mặt đoàn người Uông Ấn. Đương nhiên, Trịnh Vân Hồi sẽ không ngồi chung xe ngựa với Uông Ấn và Diệp Tuy mà ngồi chung với mấy người Khánh bá, Chu Li.

Khi Trịnh Vân Hồi tới nơi, trên mặt vẫn còn hiện rõ vẻ lưu luyến không thôi. Nhưng vì cậu bé còn quá nhỏ nên chẳng mấy chốc đã bị những thứ ven đường thu hút.

Cậu sắp bảy tuổi, đến giờ vẫn chưa từng ra khỏi hoàng cung. Với cậu, mọi thứ bên ngoài cung đều vô cùng mới lạ.

Cho dù là khung cảnh nhà nông bình thường thì cậu cũng nhìn không chớp mắt, còn có vẻ hưng phấn khó nói.

Thấy vậy, Uông Ấn còn đặc biệt bỏ qua một dịch trạm mà tìm một nhà nông bình thường để nghỉ ngơi.

Nhà nông chỉ có giường đơn sơ, cơm canh đạm bạc, tiếng gà ngỗng vây quanh và cả khói bếp lượn lờ. Những thứ này đều khiến Trịnh Vân Hồi thấy khó chịu, ít nói hơn hẳn.

Cậu khó chịu không phải vì điều kiện ăn ở kém mà là vì rốt cuộc cậu đã biết gia đình nông dân bình thường sống như thế nào. Thì ra đây chính là nông gia mà mẫu phi đã nói.

Cuối cùng thì cậu đã được thấy tận mắt. Cậu cũng không phải kiểu người sẽ hỏi ra câu “Sao không ăn cháo thịt”. Nhưng từ tưởng tượng trong đầu đến hiện thực, mới phát hiện tưởng tượng của mình vẫn còn quá tốt đẹp.

Uông Ấn nhìn thấy hết biểu hiện của Trịnh Vân Hồi nhưng không nói gì.

Hắn sẽ không nói dân chúng sống thế nào, điện hạ nên làm ra sao, những gì hắn phải làm là dẫn Trịnh Vân Hồi đi quan sát những chuyện này. Chỉ cần nhìn nhiều thì tự nhiên sẽ nghĩ ra mọi thứ.

Sau khi nghỉ ngơi ở nhà nông một đêm, đoàn người Uông Ấn tiếp tục lên đường đến đạo Giang Nam.

Từ Kinh Triệu đến đạo Giang Nam cần đi qua đạo Sơn Đông, đạo Hà Đông, đạo Hà Nội. Nếu không vội lên đường thì cần hơn nửa tháng, chẳng thể nói là đường không xa.

Đoàn người Uông Ấn vừa đi vừa dừng, trên đường thấy cảnh đẹp liền dừng chân, nghỉ lại mấy ngày nên càng tốn nhiều thời gian.

Chuyến đi này Uông Ấn và Diệp Tuy cũng cải trang đôi chút, trông giống như nhà quyền quý nào đó dẫn theo người nhà đi chơi, hơn một trăm đề kỵ đi theo thì cải trang thành tiêu sư, hộ vệ.

Bởi vì có mấy trăm đề kỵ đi trước mở đường, trên đường không có sơn tặc quấy rối, nên hành trình của đoàn người Uông Ấn rất suôn sẻ. Khó khăn lớn nhất chính là trên đường có quá nhiều cảnh đẹp, chỉ tiếc không thể ở lại đây một thời gian.

Dọc đường đi, ngoại trừ cảnh đẹp thì điều Diệp Tuy ấn tượng nhất là dịch trạm* giữa đường… rất nhiều.

(*) Dịch trạm: Dịch trạm (hay nhà trạm) là một trạm ngựa, biên chế có từ 30 đến chừng 100 người gọi là phu trạm, mỗi trạm được cấp bốn con ngựa có nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển công văn giấy tờ từ triều đình tới địa phương và ngược lại. Ngoài ra dịch trạm còn có nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ các đoàn sứ bộ và các quan lại kinh lý đi qua.

Khi nàng đi theo Uông Ấn đến Nhạn Tây cũng từng đến dịch trạm nghỉ ngơi nhưng không thấy trạm dừng nhiều và lớn đến như vậy.

Dịch trạm ở quốc triều được chia thành ba cấp thượng – trung – hạ. Theo nàng thấy thì dịch trạm bố trí dọc đường đi này gần như đều là cấp thượng.

“Đạo Giang Nam giàu có, sung túc, đạo Hà Đông lại có quyền lực nên dịch trạm nhiều và lớn. Nhưng bây giờ, chuyện dịch trạm và dịch lộ ở quốc triều cũng là một trong những chuyện khiến Hộ Bộ đau đầu nhất.”

Hắn không muốn thảo luận kĩ về vấn đề này, liền nói: “Những mà tạm thời những vấn đề này không cần chúng ta lo lắng. Chúng ta còn chuyện quan trọng hơn cần nghĩ.”

“Chuyện gì?” Diệp Tuy tiếp lời, nàng cảm thấy có mùi đáng nghi.

“Ví dụ như... đến đạo Giang Nam, A Ninh lại gọi ta một tiếng tướng công được không?” Uống Ấn sát lại gần, vừa nói dứt lời liền hôn lên môi nàng.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.