Uông Xưởng Công

Chương 777



Vĩnh Chiêu Đế đang nghĩ về Vi hoàng hậu và phủ Thừa Ân Công.

Sau khi Cửu hoàng tử Trịnh Mậu rời đi, ông ta luôn bất giác nghĩ đến những lời hắn vừa nói. Rốt cuộc cũng biết được suy nghĩ đã lóe lên trong đầu ông ta lúc trước là gì.

Sau khi nhận thức được điều này, Vĩnh Chiêu Đế đã sai phó tướng quân Dư Cảnh Hoài của Nghi Loan Vệ đi điều tra tình hình có liên quan. Cuối cùng, kết quả báo cáo được trình lên khiến sắc mặt ông ta liền tối đi.

Thế lực của Thập hoàng tử đã quá lớn… Không đúng, là thể lực của phe hoàng hậu đã quá lớn.

Mặc dù hiện tại Vĩnh Chiêu Đế coi trọng Nghi Loan Vệ hơn, nhưng cũng không lơ là với Đề Xưởng.

Trong những năm gần đây, con người và công việc của Đề Xưởng sớm đã không còn là tai mắt mà ông ta coi trọng nhất. Nhưng chung quy, Đề Xưởng cũng là do ông ta thành lập, và vẫn là sự tồn tại khiến người ta khiếp đảm ở Đại An.

Sau khi Uông Ấn rời đi, sở dĩ ông ta để hai hoàng tử cùng chấp chưởng Đề Xưởng chính là bởi không mong muốn người khác có được thế lực này.

Ý định ban đầu của ông ta là như vậy. Tuy nhiên, trải qua hơn bốn năm, tình hình thực tế hơi khác biệt, rõ ràng là Thập hoàng tử đã chiếm thế thượng phong.

Theo thời gian, Thập hoàng tử sẽ hoàn toàn nắm trọn Đề Xưởng trong tay.

Vĩnh Chiêu Đế rất rõ bản tính và tác phong làm việc của Thập hoàng tử Trịnh Huấn.

Bởi vì mẹ đẻ của Trịnh Huấn mất sớm nên vị hoàng tử này của ông ta luôn xử sự có phần nhát gan. Cho dù được hoàng hậu nuôi dưỡng, nhưng có lẽ y thầm biết rằng muốn dựa vào thế lực của người khác thì phải sống thật cẩn thận.

Đây là hoàng tử không có nhiều bản lĩnh cũng như dã tâm.

Thế nhưng, một vị hoàng tử như vậy lại áp đảo Cửu hoàng tử, quản lý hầu hết nhân lực của Đề Xưởng.

Những việc mà Trịnh Huấn đang làm không phù hợp với tính cách của y. Đây phần lớn là kết quả yêu cầu của hoàng hậu, đồng thời hoàng hậu chắc chắn đang bí mật điều hành và sắp xếp.

Ai cũng sẽ suy nghĩ cho bản thân mình, Vi hoàng hậu trải đường cho thế lực của bản thân, lên kế hoạch cho bà ta và Thập Bát hoàng tử, điều này có thể hiểu được.

Trước kia, Vĩnh Chiêu Đế mắt nhắm mắt mở với những chuyện này, còn cảm thấy những chuyện này không sao cả.

Bây giờ, ông ta phát hiện ra sự việc đang dần dần không ổn.

Thế lực của phe cánh Vi hoàng hậu đã quá lớn, cánh tay của phủ Thừa Ân Công đã vươn quá dài.

Dù sao ông ta vẫn còn đang ngồi trên ngai vàng, và Đại An vẫn còn có thái tử.

Hữu Tàng trong cung là do công chúa Nguyên Khang chấp chưởng, cho nên thế lực này tự nhiên là nghiêng về hoàng hậu.

Thượng Thư Lệnh - Thiệu Thế Thiện là cha vợ của Thập hoàng tử, Thập hoàng tử lại được Vi hoàng hậu nuôi dưỡng, rất rõ ràng là cũng nghiêng về hoàng hậu.

Phủ Thừa Ân Công thì lại càng không cần phải nói. Phủ Thừa Ân Công là nhà mẹ đẻ của hoàng hậu, nay còn có thêm nhân lực của Đề Xưởng…

Không biết từ lúc nào, thế lực của phe cánh Vi hoàng hậu đã lớn như thế này.

Những năm qua, ông ta chỉ luôn để ý tới việc quyền lực của Uông Ấn quá lớn mà không nghĩ đến thế lực như tằm ăn rỗi của hoàng hậu ngày càng mạnh hơn.

Như thế chắc chắn là không được…

Hôm nay, khi Vĩnh Chiêu Đế đang đọc quyển sách tranh mà giáo thư lang Bí Thư Tỉnh trình lên, đột nhiên đọc đến câu “Thân thích bên ngoại tham gia vào chính sự, phò tá ấu chủ soán ngôi” thì không khỏi dừng lại.

Cứ cách một quãng thời gian, giáo thư lang sẽ đưa những cuốn sách trị quốc, trong đó có những tấm gương lịch sử, những việc làm của đế vương, vân vân… Ông ta đã đọc không biết bao nhiêu câu chuyện bức ép thiên tử để sai khiến chư hầu.

Ông ta còn nhớ rõ, thái phó từng nói với ông ta rằng “họa năm Bính Dần” của triều trước, chính là bởi vì quyền lực của thân thích bên ngoại quá lớn, cuối cùng lại có thể tùy ý phế bỏ đế vương, cuối cùng chịu mối họa diệt quốc.

Chính bởi vì “họa năm Bính Dần” mà hoàng tộc Trịnh thị mới giương cao khẩu hiệu “dẹp phản loạn bên cạnh đế vương”, cuối cùng mới thành lập nên triều Đại An.

Trong lịch sử dựng nước, mỗi vị hoàng đế Đại An đều hiểu rất rõ câu này, cũng thượng xuyên coi đây là lời nhắc nhở.

Lúc đầu, Vĩnh Chiêu Đế nhớ rất rõ, nhưng trải qua hơn một trăm năm không ngừng đàn áp, việc thân thích bên ngoại trở thành mối họa đã rất lâu không xuất hiện, ông ta căn bản là đã không nghĩ đến tình huống này.

Nếu ông ta xảy ra chuyện gì thì với bản lĩnh của thái tử, có thể ngăn được thế lực của phe cánh hoàng hậu không?

Thập Bát hoàng tử còn nhỏ tuổi, chủ nhân nhỏ tuổi lên ngôi, giang sơn Đại An thật sự thuộc về ai vẫn còn là điều khó nói.

Nghĩ đến những khả năng này, toàn thân Vĩnh Chiêu Đế đổ mồ hôi lạnh.

Ông ta chợt phát hiện ra ngai vàng và giang sơn trông như thể vô cùng vững chắc của ông ta lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến vậy, chỉ hơi sơ sẩy là sẽ sụp đổ.

Tại sao lại có nguy cơ này? Rốt cuộc vấn đề nằm ở đâu?

Vĩnh Chiêu Đế nghĩ đi nghĩ lại, vẫn luôn băn khoăn, cho đến khi nghe được một chuyện mà phó thủ lĩnh nội thị Cầu Ân nói thì mới bừng tỉnh trong lòng.

Để giúp ông ta giải tỏa phiền muộn, Cầu Ân liền kể một câu chuyện thú vị của Điện Trung Tỉnh, nói về sự ganh đua giữa một vài tiểu nội thị.

Tiểu nội thị trong cung có cơ hội ra ngoài, nhưng cơ hội này không phải có sẵn mà phải dựa vào mỗi cá nhân.

Vì cơ hội này, các tiểu nội thị đã vắt óc suy nghĩ.

Cầu Ân vắt phất trần lên cánh tay, thật thà nói: “Hoàng thượng không biết đấy thôi, trước đây, cơ hội này toàn bị một tiểu nội thị giành được. Bởi vì các tiểu nội thị khác cứ tranh giành lẫn nhau, còn bản thân tiểu nội thị kia không tranh giành nên trái lại đã có được cơ hội đó. Nô tài thiết nghĩ, như thế cũng không được, cơ hội ra ngoài không thể cứ rơi vào tay một người, đúng không? Cho nên nô tài đã nghĩ ra một cách.”

Mỗi câu nói của Cầu Ân như đi sâu vào lòng người. Quả nhiên, Vĩnh Chiêu Đế lấy làm thích thú, hỏi y: “Ngươi đã nghĩ ra cách gì?”

Thật ra không phải là Vĩnh Chiêu Đế thật sự muốn biết về cách này mà chỉ muốn giải khuây mà thôi.

Cầu Ân mỉm cười hồn hậu, nhưng trong mắt lại lộ ra sự ranh mãnh. Y đáp: “Hoàng thượng, nô tài sẽ lấy cơ hội này làm phần thưởng. Người nào thể hiện tốt thì sẽ để người đó ra ngoài. Những tiểu nội thị này đều có bản lĩnh ngang ngửa nhau. Hôm nay người này thể hiện tốt, ngày mai người kia thể hiện tốt, trái lại đã không còn nhiều sự tranh giành đấu đá, chỉ cần cân bằng mà thôi.”

Tâm trạng của Vĩnh Chiêu Đế nhẹ nhõm hơn phần nào, ông ta cảm thấy nô tài Cầu Ân này suy nghĩ khá tinh tế, bèn gật đầu nói: “Không tồi, hiểu được đạo cân bằng…”

Ông ta đột nhiên dừng lời, dường như cảm nhận được điều gì đó.

Đạo cân bằng… Một nô tài còn hiểu được đạo lý này thì sao ông ta lại không nghĩ đến?

Thuật của đế vương nằm ở việc cai quản, cách cai quản nằm ở việc ra oai và ban ân một cách hài hòa. Nói thẳng ra chính là để cân bằng mà thôi.

Tạo thế chân vạc mới là cách làm ổn thỏa nhất và cân bằng nhất.

Ba thế chân vạc là thế lực của phe cánh hoàng hậu, thế lực của thái tử, thế lực của Ngũ hoàng tử.

Tuy nhiên, thái tử và Ngũ hoàng tử đều quá yếu, không thể đối đầu với thế lực của phe hoàng hậu, về lâu về dài vẫn chỉ có phe hoàng hậu là hùng mạnh. Điều này tuyệt đối không được!

Xem ra, nhất định phải gia tăng thế lực phía sau của thái tử và Ngũ hoàng tử.

Vĩnh Chiêu Đế vô thức nhìn vào tấu chương, nghĩ đến việc hành vi của phủ Thừa Ân Công là cố ý nhằm vào Uông Ấn, ánh mắt liền lóe lên.

Uông Ấn và phủ Thừa Ân Công bất hòa, cũng có thế lực tương đương… Tuy nhiên, Uông Ấn quá lợi hại. Ông ta cũng muốn diệt trừ.

Đúng vào lúc này, tự thừa Hồng Lư Tự - Hàn Châu Tiết vội vàng đi đến điện Tử Thần.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.