Thuyết Hàng
Thời gian vô tình đã tiến vào hai mươi tám tháng chạp âm lịch. Thời tiết dần dần chuyển lạnh, ôn dịch tàn sát bừa bãi đã lâu cuối cùng đã có xu hướng được khống chế.
Tuy nhiên, bởi vì trận ôn dịch này mà nước Việt đã phải trả giá cực kỳ thê thảm và nghiêm trọng. Cái khác không nói, chỉ riêng chi phí triệu tập thầy thuốc tại các trấn cùng với việc chi mua một lượng lớn thảo dược đã là một con số cực lớn, nếu không phải bởi vì có Vương Lâm, và cơ quan kinh doanh của Triều đình khống chế không cho giá cả dược thương tăng cao, nếu không chỉ e Đại Việt còn phải trả một cái giá lớn hơn nữa. Ngoại trừ tiền lương tiêu hao rất lớn ra, số lượng người thiệt hại cũng tổn thất rất nhiều. Không thể không nói, Trịnh Cán xử lý tình hình nguy cấp rất có hiệu quả. Bởi vì mọi con đường chính đã được quân đội phong tỏa nghiêm mật, nên trận ôn dịch này được khống chế tại một số trấn biên giới. Nhưng dù chỉ có mấy trấn cũng đủ khiến cho Đại Việt tổn thất người và tiền của vô cùng lớn.
Hiện tại ôn dịch vẫn còn chưa hoàn toàn mất hẳn, số người thương vong cũng tạm thời không thể thống kê, nhưng Hắn dự đoán, ít nhất sẽ có gần một vạn người chết bởi trận ôn dịch này, mà đây chỉ tính riêng dân chúng. Ngoại trừ dân chúng ra, số tướng sĩ quân Việt chết vì ôn dịch cũng đã vượt qua con số một vạn người. Trịnh Cán thật sự phải thừa nhận, thời cổ đại y học lạc hậu, dịch cúm đúng là sát thủ!
Con số người chết nhiều như vậy làm cho Trịnh Cán mỗi khi nghĩ đến là sôi máu, bởi vì một vạn người chết trong trận ôn dịch này đều là những tráng đinh trẻ tuổi, số nhân khẩu hùng hậu của Đại Việt dù rất nhiều nhưng khó có thể xoay sở được số người như vậy trong thời gian ngắn!
Hơn nữa, phiền toái nhất của ôn dịch không phải là giải trừ ôn dịch ở bản thân, mà là công việc giải quyết hậu quả do ôn dịch để lại, thí dụ như nói vấn đề định tính, trợ cấp cho tướng sĩ quân chết vì ôn dịch, còn vấn đề xây dựng lại các trấn biên thùy sau nạn ôn dịch, còn phải tiến hành tiêu độc quy mô lớn nguồn nước. Những vấn đề đó đều vô cùng phức tạp và cực kỳ không dễ thực hiện chút nào. Hơn nữa Quân Thanh vẫn đang chực chờ ở đó chứ không rút đi, đồng nghĩa với việc, khi dịch được hoàn toàn kiểm soát, đại chiến lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Điều đáng mừng duy nhất chính là, Nguyễn Khắc Tuân không ngại nguy hiểm đã đuổi Phúc Khang An ra khỏi Tĩnh Tây, xử lý toàn bộ quân vụ và sự vụ nơi đó, hiện giờ thế cục ở đó, hoàn toàn do Nguyễn Khắc Tuân điều khiển. Cái này thì Trịnh Cán cũng không có cách nào, Nguyễn Khắc Tuân sau này tất sẽ thành thế đuôi to khó vẫy.
Lúc này, tại tiền tuyến, Nguyễn Hữu Du và Tô Tinh Hà đang dưới sự bảo vệ của thân binh đi tuần tra một số nguồn nước,.
Tuy nói ôn dịch đã được khống chế, nhưng không có nghĩa là có thể lơ là, trên thực tế, vẫn còn vô số người vẫn đang được cách ly và khám chữa bệnh, nếu muốn hoàn toàn chữa khỏi thì phải chờ đợi những tướng sĩ này tự lành, mà thời gian cần không hề ngắn ngủi. Trong khoảng thời gian ngày, duy trì nguồn nước vệ sinh là quan trọng nhất. Nếu nguồn nước ô nhiễm, vậy thì tất cả đều trở thành công cốc.
Nguyễn Hữu Du vừa đi vừa căn dặn :
-Các vị, tuy nói tình hình bệnh dịch đã dịu đi, nhưng các ngươi tuyệt đối không thể lơ là?
Tên hiệu úy phụ trách vội nói:
-Đại soái yên tâm, thuộc hạ sẽ để ý.
Vừa dứt lời, từ phía xa, một tên đeo tiêu ký của Chu tước Doanh bỗng nhiên vội vàng đi tới bên cạnh, lấy từ trong đai lưng ra một cuốn tin mật nhỏ đưa cho Nguyễn Hữu Du:
“-Đại Soái, đây là bồ câu đưa tin gửi tới từ Cao Bình và Bảo Hà!”
Nguyễn Hữu Du mở mật tin ra xem xong, lập tức sắc mặt trầm xuống. Trong mật tin chỉ đề cập một chuyện, Dũng sĩ của Chu Tước ẩn núp tại ngoài doanh trong lúc vô tình đã nhìn thấy một chi quân đội Mãn Thanh, từ Bảo Hà cấp tốc chạy tới Cao Bình,
Đợi đám võ tướng truyền nhau đọc xong, Nguyễn Hữu Du nói đầu tiên:
-Tô thúc, việc này...thúc thấy thế nào?
Tô Tinh Hạ trầm ngâm nói:
-Hai cánh quân đều đóng giữ hai mặt, cách rất xa nhau, mà nay từ bên này chạy tới bên kia, không quản đướng xá xa xôi và nguy cơ bị phát hiện, bởi vậy có thể thấy được phía Quân Điền Châu đã có chuyện lớn ảnh hưởng đến bố cục chung.
-Chuyện lớn?
Tô Thành hơi nhíu mày, theo bản năng hỏi:
-Sẽ là chuyện lớn gì?
-Đơn giản chỉ có một khả năng.
Nguyễn Hữu Du, nói:
“-Chẳng lẽ là Sầm Nghi Đống hoặc tướng lĩnh cao cấp nào bên đó mắc ôn dịch, hoặc tệ hơn, tất cả cùng mắc”
Trong con ngươi Nguyễn Hữu Du và đám tướng tá thoáng chốc hiện lên tia sáng lạnh.
Tô Tinh Hạ, trầm giọng nói:
“-Hữu Du, đây có lẽ là một cơ hội tốt.”
Nguyễn Hữu Du cũng gật đầu nói:
“ Nếu thực sự như vậy, chúng ta có thể làm ra một chút động tác”
……….
Mặt trận phía Tĩnh Tây
Nguyễn Khắc Tuân đang ngồi trong đại trướng, trước mặt hắn là cháu trai gọi hắn bằng cậu ruột, Nguyễn Khắc Thành
“’Bây giờ bản soái gọi ngươi tới là có nhiệm vụ khẩn cấp muốn giao cho ngươi. Ngươi hãy dẫn tám ngàn quân, trang bị song mã, hỏa tốc chạy tới huyện An Thái trợ giúp Liên Vận Huy tướng quân. Nếu ngươi có thể chiêu hàng quân Thanh tại đó thì ta cho ngươi công trạng thứ hai, bằng không, dù có là cháu ta, ta cũng sẽ thu hồi tước vị.”
Nguyễn Khắc Thành mãi một lúc sau mới đáp một cách bất đắc dĩ:
- Ty chức xin nhận mệnh “
Nguyễn Khắc Tuân trợ mắt,
“ ngươi không có lòng tin”
Nguyễn Khắc Thành ôm đầu:
“ Ty chức không dám, thế nhưng đại soái chinh chiếm cho Đại Viêt, trong khi đó…”
Hắn còn chưa nói hết, Nguyễn Khắc tuân đã quát lớn:
“ Câm mồm, Nếu ngươi còn nói nữa, bản soái không ngại chém đầu ngươi làm gương”
Nửa canh giờ sau, Nguyễn Khắc Thành thống lĩnh tám ngàn quân rời khỏi đại doanh và nhanh như điện, chạy về hướng An Thái. Bọn họ cưỡi song mã, ngựa mệt thì thay, tốc độ nhanh gấp đôi hành quân bình thường. một ngày sau, Nguyễn Khắc Thành thống lĩnh quân đội đã đến huyện An Thái.
Lúc này Quân đội của tướng Liên Vận Huy đã chia làm ba đường bao vây, ngăn chặn hoàn toàn An Thái. Quân đội mãn thanh gồm mười ngàn kỵ binh hoàn toàn bị vây chặt trong đó, mặc dù chúng chiếm được căn cứ hậu cần an thái nhưng chỉ có thể cố thủ không dám ra ngoài. mười ngàn kỵ binh này do đại tướng của Phúc Khang An là Tần Hồng Miên cùng phó tướng Thượng Tĩnh Chí thống lĩnh. Sau khi bọn họ đánh vào An Thái, thì liền chuẩn bị tiếp tục đi đến An Bắc.
Không ngờ Liên Vận Huy đã dẫn quân bản bộ phối hợp với Đặng Siêu ở An Thái chặn trước, khiến bọn chúng vào được nhưng không ra được . hai quân đành phải án binh bất động, quân của Liên Vận Huy công có thừa nhưng lực không đủ, ngược lại quân của Tần Hồng Miên, thủ có thừa, nhưng lại không dám tiến công, rơi vào thế giằng co. cuối cùng, Tần Hồng Miên và Thượng tĩnh Chí buộc phải cố thủ trong an thái, một mặt phái người cầu viện Phúc Khang An, một mặt đợi cơ hội đột phá vòng vây. Bọn họ đã bị vây nhiều ngày, tuy rằng không thiếu lương thực nhưng muốn ra ngoài thì lại không được.
Vì vấn đề này, chủ tướng Tần Hồng Miên và phó tướng Thượng Tĩnh Chí đã nảy sinh mâu thuẫn. Tần Hồng Miên chủ trương liều mạng đột phá vòng vây, dù cho phải liều mạng một nửa số người cũng phải mở con đường máu, còn Thượng Tĩnh Chí chủ trương trước hết thủ vững nơi này, chờ mệnh lệnh Vương gia đến rồi mới đột phá vòng vây. Thực ra, Thượng Tĩnh Chí không muốn vì đột phá vòng vây mà hại chết quá nhiều huynh đệ. Thượng Tĩnh chí chính là con cháu của Bình nam vương Thượng Khả Hỷ thời Khang Hy, vì tổ phụ hắn năm xưa khi loạn tam phiên (1) nổ ra không ủng hộ Thượng Khả Hỷ nên vẫn còn được trọng dụng, đến đời này gia tộc hắn vẫn là một gia tộc người hán quan trọng trong chế độ cho nên Tần Hồng Miên cũng không có cách nào ép buộc. Hai người vì chuyện này mà đã tranh luận đã mấy ngày nay, hai bên đều vô cùng bất mãn. Mấu chốt chính là Thượng Tĩnh Chí nắm sô lượng quân đội tinh nhuệ hơn trong tay. Nếu không có hắn trợ giúp thì Tần Hồng Miên không thể nắm chắc cơ hội đột phá vòng vây thành công.
Buổi sáng hôm nay, Tần Hồng Miên đang ở đầu thành tuần tra, trên mặt khuôn mặt gầy của ông ta tràn ngập nét âm trầm. Mấy ngày khuyên bảo liên tục không kết quả khiến trong lòng ông ta nảy sinh sát khí với Thượng Tĩnh Chí, nhưng ông ta nhất thời chưa tìm được cơ hội này. Lúc này, một gã trinh sát từ ngoài vội vàng chạy tới bẩm báo, nói:
“ - Khởi bẩm tướng quân, có sứ giả quân Việt tới,.”
Trong lòng Tần Hồng Miên sửng sốt. mẹ nó, hai nước đang chiến tranh? Tại sao lại có sứ giả tới đây? Trong lòng ông ta cảm thấy không ổn, chẳng lẽ có chuyện gì bất thường?
“- cho vào!”
Một lát sau, hơn trăm tên lính gác dẫn một đội quân Việt tới. Có chừng khoảng gần năm mươi người, ở chính giữa là một gã tướng Việt cao lớn, bên cạnh hắn là hai chục tên thân binh bảo hộ kỹ càng. Đây chính là Nguyễn Khắc Thành. Liên Vận Huy vốn dự định sai một tên quân sĩ tới làm sứ giả. Hắn sợ cháu Đại Soái xảy ra chuyện nhưng Nguyễn Khắc Thành lại kiên định cho rằng chính anh ta thuyết phục quân địch đầu hàng là thích hợp nhất. Cửa thành huyện An Thái vẫn đóng kín, mấy ngàn quân sĩ đằng đằng sát khí từ trên thành nhìn xuống, trong lòng Nguyễn Khắc Thành bỗng nhiên thấp thỏm lo âu. Hắn nhờ quan hệ mà đi lên, cho rằng hắn ta là cháu đại đô hộ, vừa tới, quân địch sẽ mở thành nghênh đón,. Không ngờ sát khí của quân địch vẫn như trước, Nguyễn Khắc Thành bỗng nhiên có chút sợ hãi. Hắn đã có chút hối hận. Nguyễn Khắc Thành nghĩ lại đã không còn kịp nữa rồi. Trên thành đầu. Tần Hồng Miên đứng trước đầu thành, quát lớn:
“ Kẻ tới là ai, mau xưng tên họ”