Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 137: Tân Niên Hiệu



Tân Niên Hiệu

Một tên thân binh chạy lại phía Hứa Thế Hanh, hô lớn,

“ Đại Soái, mau đi thôi, Lục Bàn Sơn không giữ được nữa rồi,”

Một tên khác lại hét”

“ Chỉ cần mang được vua tôi nhà Lê về Nam Ninh là chúng ta hoàn thành nhiệm vụ rồi”

Hứa Thế Hanh không nói gì cả, để mặc cho thân binh kéo đi, đây là lần thứ hai gã thất bại trong tay quân Việt. Trong một tòa hành dinh lớn ở Lục Bàn Sơn, Lê Hiển Tông đang nằm thoi thóp trên giường, bên cạnh hắn là công chúa Lê Ngọc Bình và một số tôn thất thân cận, nhưng không hiểu sao không thấy công chúa Lê Ngọc Hân ở đó, lúc này Lê Hiển Tông đã dần tỉnh lại đang ăn một bát cháo do Lê Ngọc Bình bón cho, năm nay lão đã hơn bảy mươi tuổi, bôn ba đường xa như vậy mà chỉ bị ốm đó là do ông trời còn thương lão, Đang khi Lê Hiển Tông sắp ăn xong thì Hứa Thế Hanh hoảng loạn chạy vào

“mau trốn thôi! Quân Việt đã giết vào trong thành rồi.”

Công chúa Ngọc Bình sợ đến hồn phi phách tán. Bát cháo trong tay “xoảng!” một tiếng rơi xuống đất vỡ tan.

Nơi này có một đường hầm thông ra ngoài thành. Hứa Thế Hanh dẫn theo gia quyến vua Lê cùng công chúa và mấy chục thị vệ trốn ra từ đường hầm. nhắm hướng núi phía đông chạy đi. Khoảng ba dặm phía đông chính là Thung lũng Hạ Lan, kéo dài hơn ngàn dặm. dưới thung lũng sâu hơn hai trăm trượng, nước chảy xiết, đúng vào mùa hạ. trong thung lũng sương mù mở ảo, tiếng nước vang dội. xa hàng chục dặm còn nghe thấy, trên thung lũng có chiếc cầu mây, , đó là nơi duy nhất nối hai bờ thung lũng, cũng có con đường khác, nhưng với thời tiết này thì không có con đường nào đi được cả, Hứa Thế Hanh đã tính rồi , chỉ cần qua được cầu và chặt đứt cầu mây thế là lão an toàn. Hứa Thế Hanh và vua Lê suốt chặng đường trốn chạy, sau hơn một canh giờ,. họ cuối cùng cũng gần đến chiếc cầu mây, chỉ còn khoảng không đến hai dặm. đã nghe được tiếng nước chảy trong thung lũng. Lê Hiển Tông mệt đến nỗi thở hổn hển. hắn dừng chân lại. phà hơi thở gấp và nói: “dừng lại dừng lại nghỉ một lát đi! Ta chạy không nổi nữa! Thật sự chạy không nổi nữa.” Hứa Thế Hanh ngồi trên một phiến đá to, cũng thở dồn dập nói: “Chỉ còn hai dặm nữa thôi, qua khỏi cầu là chúng ta an toàn rồi, Quốc vương ngươi cố kiên trì một lúc nữa đi!”

Đúng lúc đó, một viên thị vệ hoảng sợ chỉ về phía xa la lớn: ‘‘Nhìn xem! Bọn chúng đến kìa!” Chỉ thấy ngoài mấy dặm xa. một đoàn quân Việt hàng trăm người đang phóng ngựa về phía này, họ cũng đã phát hiện ra nhóm người của quốc vương, nhanh chóng tăng tốc độ lên. Đám người sợ đến hồn lìa khỏi xác, Bỏ mặc cả Lê Hiển Tông, chạy bạt mạng về phía cây cầu mây. hai tên thị vệ của lão tả hữu hộ giá hai bên cũng tức tốc chạy. Các thị vệ của Hứa Thế Hanh cũng tự tìm lấy đường thoát, bỏ mặc hắn một mình, hắn lớn tiếng chửi bới. dùng cả tay lẫn chân bò lên đỉnh núi.

Đội quân này chính là La Thiên Tường phụng mệnh đến không để cho Lê Hiển Tông chạy thoát. Do đường núi hiểm trở, họ đã nên đến trễ một canh giờ, vừa lúc gặp nhóm người Hứa Thế Hanh. Lúc này, La Thiên Tường cũng nhìn thấy một ông lão đầu đội mũ vàng,. Hắn cũng ý thức được, đây chắc chắn là Lê Hiển Tông. hắn khẽ hét một tiếng: “Đuổi theo lão!”

Mười mấy quân Việt la lên đuổi theo Lê Hiển Tông. càng lúc càng gần. hai thị vệ của lão thấy tình hình nguy cấp, thét lên một tiếng, xông vào phía quân Việt đang đuổi tới.

Lê Hiển Tông chạy lên cầu mây, chạy như điên về phía bờ đối diện,

“Mau đến cứu ta!”

Lê Hiển Tông lớn tiếng cầu cửu. mấy tên binh sĩ Đại Thanh, bất chấp tất cả lao đến. khoảng cách của họ càng lúc càng gần. lão đã chạy đến giữa cầu mây, cách một tên quân Thanh gần nhất chưa đầy một trượng,

Cũng vào lúc này, một mũi tên lang nha bắn đến như điện xẹt. một mũi tên xuyên thẳng vị trí tim phía sau lưng Lê Hiển Tông. mũi nhọn của tên nhỏ ra từ trước ngực lão, màu máu đỏ nhuốm đầy trên Hoàng bào của lão, Lão rên lên một tiếng, từ từ quay đầu. Chỉ thấy trên một tảng đá lớn ở đầu cầu. một viên quân quan Đại Việt cầm cung đứng đó, áo choàng của hắn đang bay phừng phực trong gió khe núi.

Lê Hiển Tông kiệt sức với tay về phía binh sĩ Đại Thanh cách lão chưa đến 3 thước, nhưng thân thể lại giống như bị một trận gió thôi đi rớt xuống thâm cốc vạn trượng...

“ Phụ Hoàng”

Lê Ngọc Bình gào lên một tiếng, nhưng bị Hứa Thế Hanh cản lại, hắn lạnh lùng hạ lệnh

“Chặt đứt cầu mây!”

các quân sĩ nhất loạt chém đao loạn xạ. cầu mây ầm ầm đứt đi, Đoàn người Hứa Thế Hanh đã được an toàn, nhưng Lê Hiển Tông đã mãi mãi mằn xuống đáy thung lũng.

Tháng 12 năm đó, đoàn người được Hứa Thế Hanh hộ tống về tới Nam Ninh, rồi về quan phủ của Tổng đốc lưỡng quảng đặt tại Quảng Châu. Phúc Khang An trực tiếp hứa với Lê Ngọc Bình, đợi đến đầu năm sau nhất định sẽ đưa quân về Đại Việt, một là lấy lại đất cũ cho họ Lê, hai là rửa nhục đánh mất Tĩnh Tây mười năm trước,…

Ở Kinh thành Thăng Long Trịnh cán nghe tin Nguyễn Khắc Tuân mặc dù để phần lớn tông thất trốn thoát, nhưng cũng có nguyên nhân là do thời tiết, vả lại hắn cũng đã giết được Lê Hiển Tông cho nên, cũng không nói gì mà hạ chỉ khen ngợi, như vậy, sau hơn năm mươi năm ở ngôi Lê Hiển Tông đã băng hà nơi đất khách, triều Lê chấm dứt sau hơn bốn trăm năm cầm quyền.

Mùng một tháng chín năm 1792 , Trịnh Cán ở Thăng Long xây Thiên Đàn, tế cáo thiên địa, quỷ thần. Nghi thức hoàn thành, Trịnh Cán chính thức đăng cơ xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt, định đô tại Thăng Long, đổi niên hiệu thành Vĩnh Hòa với ý muốn đất nước sẽ vĩnh viễn hòa thuận, hòa bình, Do hắn chưa có Hôn phối, nên chuyện sắc lập hoàng hậu, và thái tử, tạm thời gác lại. Hắn lại phong thưởng cho khai quốc công thần,. Các cựu bộ khác thì đều được phong thưởng, lại đại xá thiên hạ, miễn ba năm thuế má.

Tin tức truyền ra, Toàn quốc chấn động chấn động.

...

Tháng mười hai năm Vĩnh Hòa thứ nhất (1792), Tại Thành Hoàng Đế. Thái Đức Hoàng Đế nguyễn Nhạc dưới sự vây khốn của Nguyễn Huệ không còn cách nào khách, buộc phải ra hàng, chấp nhận từ bỏ đế vị mà xuống làm Tây Sơn Vương, Nguyễn Huệ lập tức Đăng cơ lấy niên hiệu là Quang Trung ban cho Nguyễn Nhạc thành Quy Nhơn, thực chất là mang ông về đó an trí. (1)

Tháng năm năm Vĩnh Hòa thứ hai (1793), Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân mang 6.000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận., định đô ở Gia Định, Lên ngôi Hoàng đế cải nguyên là Gia Long.

Tới lúc này, trên đại địa Việt Nam thực sự xuất hiện thời kỳ Tam quốc lập đỉnh tạm thời.

Đầu năm 1793 Công chúa Lê Ngọc Bình của nhà Hậu Lê đã cầu kiến vua Thanh là Càn Long, Càn Long muốn nhân cơ hội đánh chiếm Đại Việt bèn sai Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An mang 20 vạn quân và dân binh gồm các đạo binh huy động từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Ngọc Bình và một số tôn thất nhà Lê về Đại Việt với danh nghĩa phù Lê Tháng hai năm đó Quân Thanh chia làm ba đường tiến sang Đại Việt:

Quân Vân Nam, Quý Châu do Ô Đại Kinh lúc này đã là Tổng đốc Vân Quý, từ Vân Nam qua ải Bạch Mã, theo đường Tuyên Quang xuống Sơn Tây vào Thăng Long.

Quân Quảng Đông, Quảng Tây do Nội vụ phủ đaị thần tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An trực tiếp chỉ huy, Từ Thành Sùng tả vào Lạng Sơn; phó chỉ huy là Hứa Thế Hanh vừa thoát chết lần trước cùng các tướng Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long (cả hai đều đang mang chức tổng binh), Lý Hóa Long (chức phó tướng).

Quân tình nguyện Điền châu do Sầm Nghi Đống chỉ huy, theo đường Long châu tiến vào Cao Bằng rồi tiến về Thăng Long.

Càn Long hoàng đế còn đặc cử Tôn Sỹ Nghị chuyên trách hậu cần. Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Đại Thanh lúc đó vì chiến tranh với đại việt đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Đại Thanh thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân. Tổng số chi phí mà nhà Thanh đã tiêu vào cuộc chiến ở Việt Nam là 1.346.508 lượng bạc, bao gồm tỉnh Quảng Tây chi ra 1.057.322 lượng và tỉnh Vân Nam chi ra 289.186 lượng

Trịnh Cán gấp rút mở triệu hội thương nghị việc đối chiến, trong lúc hắn đang bận bịu cho lần đại chiến quân thanh đầu tiên kể từ khi hắn xuyên không đến đấy thì Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ cũng bắt đầu không nhịn được nhau nữa.

(1) Trong lịch sử thực sự Nguyễn Huệ tỏ ra chống đối Nguyễn Nhạc và binh lính lại rất trung thành với ông. Nguyễn Nhạc phẫn chí, giết công thần Nguyễn Thung. Nguyễn Huệ đem quân đánh với Nguyễn Nhạc trong vài tháng đầu năm 1787, ông tổng động viên chừng 6 vạn tới 10 vạn quân. Họ đánh nhau dữ dội và sau đó Nguyễn Huệ tiến đến vây thành Quy Nhơn, đắp thành đất, bắn đại bác vào thành. Theo sách Đại Nam thực lục:Huệ cùng Nhạc đánh nhau, giết hại rất nhiều, rồi giảng hòa, Huệ lui quân, giữ từ Thăng Hoa, Điện Bàn trở ra Bắc, đóng ở Phú Xuân, tự xưng là Bắc Bình Vương. Từ đấy Tây Sơn rối từ trong, không còn rảnh mà nhòm ngó miền Nam nữa.

Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải vào đền thờ cha mẹ khóc rồi kêu Đặng Văn Chân từ Gia Định về cứu nhưng quân Đặng Văn Chân tới nơi lại bị Nguyễn Huệ đánh tan, buộc Đặng Văn Chân phải tới hàng. Tuy quân của Nguyễn Huệ trong các cuộc công thành thương vong đến phân nửa nhưng tình thế buộc Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc xin em "Nỡ lòng nào mà nồi da xáo thịt như thế".Nguyễn Huệ nể tình anh em, thôi hãm thành và bằng lòng giảng hòa với Nguyễn Nhạc, rồi rút về Thuận Hóa.

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.