C11
Đúng theo lịch sử, phải đến năm Cảnh Hưng thứ 43 hay theo lịch công giáo chính là năm 1782 thì Lê Hữu Trác mới được Trịnh Sâm triệu về kinh phục mệnh, nhưng hiện tại do Lê Huy xuyên không đến đây, lịch sử đang dần thay đổi. có những sự kiện xảy ra sớm, có những sự kiện xảy ra muộn, cũng có những sự kiện không hề xảy ra. Bánh xe lịch sử đang chuyển động theo một cách hoàn toàn khác, lẽ ra vào thời điểm này thì Lê Hữu Trác còn đang ở huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) quê lão. Rất có thể ngay bây giờ theo như lão viết trong Thương Kinh Ký Sự (1). lão còn
“đang ở trong nhà U trai trước sân vài ba cây trổ hoa, kết quả, ngậm hương mang tuyết, ánh mặt trời chiếu xiên ngang, tạo nên những bóng hình tựa các bà phi nơi sông Tương ngồi quỵ. Những con rắn mối đuổi nhau chạy từng đàn. Thỉnh thoảng mùi hương lạ bay qua. Chốn tây viên, trong ao phẳng lặng, cá nhởn nhơ nhô lên lặn xuống mà hớp lấy bóng trăng hoặc nuốt lấy làn sóng. Những con chim oanh hay hót, do chân tính của trời phú cho, thời thường tới những chỗ có bóng mát mà nhảy nhót tung tăng. Lúc ấy tôi dắt tiểu đồng trèo lên núi, đưa mắt ngắm khói mây, biết bao hứng thú! Lại thả câu ở đình Nghinh Phong, hoặc gảy đàn cầm trong nhà “tị huyên”, hoặc đọc sách ở đình “Tối quảng”, hoặc chơi cờ ở nhà “Di chân” rồi ngủ tại đó. Tùy ý tìm thú vui, ngày ngày thuờng say sưa mới quay về.”
Đấy, tóm lại nếu Lê Huy không xuyên Việt thì phải hai năm nữa Lê Hữu Trác mới phải lai kinh, thế nhưng hiện tại, lão đang ngồi trong khách sảnh. Đối diện lão là hai dịch mục của quan trấn thủ bản xứ. hai kẻ này vừa uống trà vừa liên tục chúc mừng lão, sau này quan lộ thênh thang, mặt rồng ưu ái. Trên tay lão là hai đạo văn thư .bản thứ nhất chép đại khái là vài dòng ca tụng đức Hoàng thượng, anh minh thần võ, đức sách cổ kim, trung hưng Đại Việt, rồi sau đó là đến đoạn nội san bình phiên Trạch Trung Hầu vâng chỉ truyền cho trấn thủ Nghệ An là Côn Lĩnh Hầu hãy tìm hỏi tính danh người con của tiền thượng thư họ Lê ở huyện Đường Hào, xã Liêu Xá; người con đó là Lê Hữu Trác, tục gọi là Chiêu Bảy, hiện ngụ quê mẹ ở huyện Hương Sơn , xã Tình Diễm. khi tìm được lập tức cho trấn binh tức khắc đón về kinh đợi mệnh.
Đạo văn thư thứ hai chính là Trấn thủ Nghệ An đại loại. Bản trấn thủ biết tiên sinh không phải là rồng trong ao, tài học năm xe, y thuật thông thần, kẻ sĩ ở chốn hoang vu một sớm danh thấu Cửu trùng, hẳn sau này cái tiến trình vạn lý sẽ nhẹ bước khôn kể, quan lộ thênh thanh, nay tiên sinh được chúa thượng để mắt, chắc chăn sau này giản tại đến tâm, bản trấn thủ cũng xin được có lời chúc mừng, việc vô cùng hệ trọng, Vương mệnh không đợi thắng ngựa , nội trong ngày tiên sinh phải lên đường đi trấn Vĩnh Hưng, nơi đây trấn binh của bản quan đều đã sẵn sàng chờ đón để ra đi. Chớ chậm chễ mà làm chúa thượng phải trông đợi thì đó thật là cái tội khi quân phạm thượng. cuối thư còn đóng một chiếc nhàn chương có ba chữ triện kèm theo là một hàng chữ nhỏ.
Hai tên dịch thừa cũng chúc mừng lão:
-Hữu Trác tiên sinh quả không hổ danh là thần y số một bản huyện, ngày cả Đức hoàng thượng và Đức bề trên cũng biết tới đại danh, ắt hẳn sau này quan lộ của ngài sẽ lên như diều gặp gió.
Lê Hữu Trác cũng không dám chậm chễ đáp lời:
-Hai vị quá khen, lão phu chỉ mong bộ Tâm Lĩnh(2) của ta được lưu truyền hậu thế, chuyến lai kinh này biết đâu lại đạt thành tâm nguyện.
Một tên dịch thừa gật đầu rồi nói:
-Lê Thần y dày công thâu thái, hiểu rõ cái học về tính mạng con người, chẳng làm lương tướng thì cũng làm lương y. Nay cửu trùng tri ngộ, bốn bể nghe danh, há chẳng phải là việc đáng mừng. hơn nữa..
Hắn đột nhiên nhỏ giọng,
-Việc này là do quan Chính Đường đề cử để coi bệnh cho Vương tử Trịnh Cán việc chẳng nhỏ, quan hệ trọng đại vô cùng, bản quan nghĩ ngài nên mau chóng làm theo thánh chỉ lên đường cho kịp.
Hai bên đối đáp vài câu nữa rồi Lê Hữu Trác bảo tiểu đồng lấy bạc hiếu kính hai viên dịch thừa, khiến chúng cười híp cả mắt giơ ngón cái lên, khen ngợi Lê thần y là người khoan dung độ lượng. Cuối tháng tám năm Cảnh Hưng thứ 41, Lê Hữu Trác tiếp được Lênh chỉ của Trịnh Sâm lập tức không dám trậm trễ, lên đường đi thẳng đến trấn Vĩnh Hưng để quan binh hộ tống về Thăng Long Phục mệnh.
Chuyện thượng kinh ký sự này thì để sau có dịp chúng ta lại bàn tiếp
………
Kinh thành
Đã sắp đến trung thu, nhà nhà người người đều sắm đèn lồng treo trước cửa, kẻ phú hộ thì thuê cả đội mua lân, trẻ con tay cầm kẹo phấp phới chạy qua chạy lại
Năm nay Chúa Trịnh Sâm cho lấy trong kho ra hàng ngàn mét vải lụa, may hàng ngàn cái đèn lồng vô cùng tinh xảo, treo quanh Long tì, tất cả cũng chỉ để đổi lấy nụ cười của Đặng Thị Huệ, mỗi cái đèn lồng này giá có đến mấy chục lạng bạc, Trịnh Cán nhìn thấy mà cũng phải nhăn mày>
-Lão tía của ta cũng thật là phá của a, bằng này tiền làm được bao nhiêu là việc, vậy mà lại đi may quá nhiều đèn lồng thế này, phí phạm hết sức hết sức,,
Đang cõng hắn đi quanh long trì chính là Tiểu Thuận Tử, gã nhìn qua bóng nước, thấy chủ tử của mình lắc đầu liên tục thì không hiểu gì cả. : “ cái tên trẻ ranh này, sao không làm trẻ con mà lúc nào cũng đăm chiêu như người lớn”
Tuy nghĩ như vậy nhưng hắn cũng hết sức hài lòng với cuộc sống bây giờ, nước lên thì thuyền lên theo, từ ngày hai cuốn kỳ thư kia ra đời, thanh danh của Trịnh Cán trong triều đại thịnh. Hắn cũng được thơm lây, các đại quan hiển quý gặp hắn đều một điều Thuận công công, hai điều Thuận huynh đệ, hết sức nhún nhường, thậm chí có kẻ còn hiếu kính cho hắn chút đồ, mong hắn sẽ nói tốt giúp trước mắt TRịnh Cán, điều này Trịnh Cán cũng biết nhưng hắn kệ, tên này hắn cứ năm chắc dây như thả diều là không có bay đi đâu được. đám chủ tớ đang đi dạo thì bỗng nhiên, phía trước có một vị quan võ đi đến vị này đã khá cao tuổi nhưng tướng mạo vẫn rất đẹp, bộ râu dài trước ngực càng tôn lên nét tiên phong đạo cốt:
Đây là Long Trì trong Bắc cung, kẻ được vào đến đây, chức vụ chắc hẳn cũng không hề tầm thường, Trịnh Cán nghĩ vậy, viên quan này vừa thấy Trịnh Cán thì đã vội vã quỳ xuống xưng tụng:
-Hạ quan kính lạy, nhị vương tử.
Trịnh Cán hỏi nhỏ Tiểu Thuận Tử, tên này là ai?
Tiểu Thuận Tử trả lời hắn:
-Kính bẩm điện hạ, vị này là tòng nhất phẩm Tả hiệu điểm, quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Lê Quý Đôn
-Úi chà chà,
Trịnh Cán giật cả mình vội vàng nhảy từ trên lưng Tiểu Thuận Tử xuống, vừa tiến đến đỡ Lê Quý Đôn dậy vừa nói:
-Lê phủ sự miễn lễ, ta từ lâu đã nghe danh phủ sự học rộng hiểu nhiều, ba lần thi đều đỗ đầu, cũng đã từng đọc qua Bắc sứ thông lục của phủ sự, quả thật là mở rộng tầm mắt.
Giỡn sao, trước mặt hắn bât giờ chính là người được mệnh danh là nhà bác học lớn nhất thời phong kiến, trước kia hắn chỉ được nhìn thấy Lê Quý Đôn qua tranh ảnh, sách vở, giờ đây nhìn thấy bằng xương bằng thịt bảo sao hắn không kích động. Thấy Nhị vương tử ngó mình chằm chằm như thể muốn xét xem trên người mình có bao nhiêu điểm khác lạ, Lê Quý Đôn cũng thực sự hơi hoảng. sau rồi thấy hắn khe ngợi tài học của mình lão cũng yen tâm lại, hóa ra không phải mình đắc tội, mà là vương tử quý hiền tài, ha hả. con người ai mà không thích nổi danh, nghe thế lão vội vã cúi mình:
-Tạ ơn Nhị điện hạ ban khen , hạ quan quả thật cũng có đọc qua chút sách thánh hiền, còn những gì mà Học rộng hiều nhiều, đều là do môn sinh đồng đạo khen tặng mà thôi, thực ra hạ quan không hề dám nhận.
Trịnh cán lại cười khanh khách, hắn vừa dẫn Lê Quý Đôn đi quanh Bắc cung xem đám thái giám cung nữ, mắc đền lồng vừa nói:
-Lê phủ sự, chớ khiêm tốn, tài học của ngài, tiểu vương e là trong Đại Việt không có ai hơn được,
Lê Quý Đôn không nói gì mà chỉ cười, cả hai đi quanh hồ một đoạn thì Tiểu Thuận Tử sợ Trịnh Cán mệt mỏi nên mời hai người lên một lương đình ven hồ, lại sai đám cung nữ chạy đi pha trà lấy bánh, để Trịnh Cán dùng, phân vai chủ khách xong, Lê Quý Đôn mới nói:
-Hạ quan từng nghe, điện hạ từ nhỏ đã không giống người thường vô cùng thông tuệ, hai cuốn kỳ thư của điện hạ có thể sách với thánh hiền thời xưa. Tài học của hạ quan so với ngài quả thật như đóm đóm so với trăng sao.
Trịnh Cán nghe vậy thì âm thầm xấu hổ nghĩ thầm
-Nếu lão mà biết trị quốc sách kia có quá nửa là lấy từ ý tưởng của lão thì không biết lão có chém chết ta không nhỉ.
Hắn chỉ cười; lê Qúy Đôn lại nói tiếp, ;
-Trị quốc sách của điện hạ quả thật chính là tách lọc tinh hoa từ trước đến nay, nhìn vào sách này, nếu là theo được quả thật Đại Việt ta sẽ xưng hùng thiên hạ.
-Ha Ha ha, Phủ sự nói chính hợp với ý ta.
Hắn mỉm cười bưng chén thuốc mà đám cung nữ vừa mang lên uống một hơi rồi nói
-Nhưng sách là do Đức Minh Khanh Thái vương báo mộng cho, ta chỉ phụng lệnh chép lại mà thôi. Phủ sự đọc qua không biết có ý kiến thế nào:
Lê Quy Đôn không cần suy nghĩ vội đáp:
-Khải bẩm vương tử, Trong trị quốc sách có nói về việc trị đạo; Sửa đổi đường lối bổ quan; Sửa đổi chức vụ các quan. Sửa đổi thuế khóa nhà nước; Sửa đổi phong tục của dân. Những điều này quả thật là quá mức uyên thâm, hạ quan cũng đã nghiên cứu mà mới hiểu một chút da lông bên ngoài
Trịnh Cán thầm nghi,” Lão mà biết bốn sách lược này là hắn ăn cắp từ bản sớ lão dâng chúa Trịnh Sân mười năm trước về kế sách lâu dài trị nước, thì không biết lão có đè cổ hắn ra đòi tiền bản quyền hay không. Ha ha”
Hắn cũng ra vẻ gật gù.;
-Ngài quan lý trông coi chính phủ, chắc cũng biết các tệ hiện nay như thế nào, ngày cả mấy cái đèn này- hắn đưa tay chỉ đám đèn gấm treo đầy phía trước rồi nói tiếp- cũng là thể hiện của sự xa hoa, phí phạm, số bạc này có lẽ đã được mang đi đắp đê sửa đường trực đạo,
Lê Quý Đôn trố mắt nhìn Trịnh Cán, khi được chúa giao cho làm đèn chuẩn bị tết trung thu lão cũng nghĩ như hắn, chúa ta càng có tuổi càng u mê hồ đồ, lại còn háo sắc, nhưng lão cũng không dám can gián, vậy mà tên trước mắt lão đây là con ruột lại đi nói xâu cả cha lẫn mẹ mình, quả thật cổ kim hiếm gặp.
-Điện hạ thương dân như con quả thật là cái phúc của lê dân bá tánh, Đức bề trên thánh học cao mình, chỉ là vài cái đèn lồng, theo hạ quan thấy cũng có thể lo được,
Trịnh Cán cười khẩy. Lê Quý Đôn mặc dù là thiên tài, thế nhưng cũng không thể vượt ra ngoài lễ giáo đời này, theo như lão thì Trịnh Cán là con mà nói xấu cha mẹ chính là đại nghịch bất đạo, ý của của câu Thánh học cao mình kia là có ý nói hắn so về tuổi kém cha hắn, so về học thức lại kém xa cha hắn, làm sao có thể loạn bàn bậc trưởng thượng,
Hắn cũng chả thèm cãi nhau với lão,
-Thôi việc này tiểu vương và Phủ sự bàn luận sau, ngài hãy kể cho ta nghe một chút về daan tình thế thái của kinh thành…..
-Hạ Quan tuận lệnh
Cả hải cứ thế ngồi nói chuyện hồi lầu, càng nói Lê Quý Đôn càng kinh hãi, vị nhị vương tử này còn hơn cả lời đồn đại, theo lão thấy vị điện hạ này không những học rộng biết nhiều mà quyền mưu cũng không hề thấp, còn nhỏ đã vậy, nếu mài giũa đúng cách, sau này lên ngôi báu chính là phúc của Lê dân trăm họ,
Trịnh Cán cũng nhân cơ hội này kéo vị phủ sự vào hàng ngũ của mình, Tuy nhiên Lê Quý Đôn làm quan đã bao năm, lão mới nghe đã nhận ra ẩn ý của hắn, lão chối phắt, rồi cáo rằng chính phủ còn nhiều việc không dám làm phiền nhã hứng của vương tử, rồi lão đi thẳng, hắn thở dài nhìn theo bóng lão:
-Sau này lão sẽ thấy ta sẽ làm cho Đại việt hùng cường,
Hắn gọi với theo lão.
……………
Đêm 14 , Theo lệnh Chúa đám quan tướng mặc lễ phục vào chầu Vua Lê, làm lễ chúc mừng trung thu Trước đó, chiều ngày mười ba tháng 8 Đám Thượng thiết ty đã dọn dẹp trang hoàng Điện Kính Thiên để chờ Lê Hiển Tông ngự giá, , phía trước là một chiếc hương án hai bên có cắm tàn vàng, tàn bạc. đám ca kỹ Giáo Phường ty, chuẩn bị đại nhạc để chuẩn bị tấu ở hai bên Sân rồng. thị vệ lực sĩ hiệu úy gác điện bày ra nghi trượng theo đúng nghi lễ hoàng gia. Trên án là một đống tấu sớ của các nơi chúc mừng Vua nhân dịp trung thu, giờ lành đã đến Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm trên che tàn vàng vào cung, phía trước lão là cờ trống và nhạc sau lão là văn võ bá quan, Trịnh Cán cũng được vua lê đặc cách gọi vào cung vì chưa đủ tuổi nhưng có công viết ra hai cuốn ky thư kia, lần đầu tiền hắn được chứng kiến nghi thức cung đình, hắn hết nhìn đông ngó tây, khiến Tiểu Thuận Tử sợ toát mồ hôi hột . phía Đoan Môn, Cục Thừa dụ khiêng án biểu đặt ở phía Đông sân rồng.
Các quan xếp hàng ngoài cửa Đoan Môn., viên Thái giám đạo lễ dẫn Chúa Trịnh và hai vương tử vào điểm trước sân rồng ngồi chờ. Sau đó, đám cấp sự vào điện Vạn Thọ lạy rồi rước Vua ra điện Kính Thiên. Viên thái dám đạo lễ lại mời chúa đứng đầu Sân rồng quan văn võ xếp hàng hai bên Đông – Tây, các quan phẩm trật nhỏ hơn thì phải đứng bên ngoài.
Lúc này từ Lê HIển Tông cho đến đám quan lại đều chán ngán, ai nấy đều muốn nhanh nhanh chóng chóng cho trôi qua nhanh. Chỉ trách tổ tông bày đặt ra lắm lễ nghĩ quá, không theo không được,
Lê Hiển Tông ngoa ngán ngồi lên ngự tọa, lúc này Giáo phường ty được lệnh tấu nhạc, một viên thái giám giơ cảo một tờ biểu bắt đầu tuyên đọc những lời chúc tụng nhà vua, Lê Hiển Tông đã quá chán cái cảnh này, Trịnh Sâm cùng các quan cũng không hơn gì, cứ Nhạc điểm nhịp là các quan theo lời viên Thông tán mà quỳ, vái, lạy, rồi lại tuyên lời đáp của Vua, các quan lại lạy tạ 4 lần,
Kiểu như:
-Đô Nguyên Súy Tổng Quốc Chính Tĩnh Đô Vương kính chúc hoàng thượng phúc như đông hải, thọ tỉ nan sơn.
Hoàng thượng truyền thái giám đáp:
Hoàng thượng khẩu dụ:
-Trịnh vương đời đời công trung với nước đáng mặt lương thần, mong vương giữ trọn đạo thần tử giúp trẫm chấn hưng cơ nghiệp của tổ tông truyền lại
Cứ mỗi lần Lê hiển Tông đáp như vậy nhạc lại tấu khúc Hưu Minh, đám quan viên , lại cắm cổ quỳ lậy, đến lúc này cho dù là người khỏe mạnh cũng mệt đến há mồm, các vị đã có tuổi thì đám gia nô phải đỡ mới dậy nổi. xong xuôi đâu đó Vua lên kiệu cùng các quan di giá đến Long trì tại Bắc cung, nơi đó Trịnh Sâm đã thay nhà vua tổ chức yến tiệc khoản đãi.
Ở phủ Chúa, viên Tư Thiên giám chọn giờ tốt đi lễ Thái Miếu. đêm 14 quân cấm vệ đứng đầu hoặc đi tuần xung quanh. lễ xong, phiên Bình ban thưởng tiền trung thu cho quan tướng. tất cả các quan trong chính phủ đều di giá đến Bắc Cung. Đám quan lại này nghe thấy được dự yến cũng chẳng lấy gì làm vui mừng, mặt ai nấy đều như đưa đám. Hắn thấy lạ mới hỏi Tiểu Thuận Tử, tên này khẽ nói với hắn, :
-Lát nữa điện hạ biết ngay, cái này có chút khó nói
‘’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’
(1)Thượng Kinh ký sự: Thượng kinh ký sự (上京記事, Ký sự lên kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán của nhà y học và nhà văn Lê Hữu Trác Sau gần một năm sống giữa kinh đô Thăng Long
(2)Tâm Lĩnh: bộ sách thuốc gồm 66 quyển của Lê hữu Trác