Tôi cười và giải thích với bà: "Bà ơi, thực ra bà rất giỏi, tài khoản này nhờ có bà mà kiếm được rất nhiều tiền."
Kiếp trước dù tôi đã tự lực cánh sinh làm ăn, cũng không thành công đến vậy.
Bà nội được khẳng định, cũng có chút tự hào: "Không ngờ già rồi, bà vẫn còn chút giá trị."
Câu nói này thật buồn, dường như khi sống đến tuổi 50, người ta sẽ hiểu: Dù bạn đối tốt với người khác bao nhiêu, cũng không bằng việc bạn có ích cho họ. Dù bạn tốt đến mấy, chỉ cần bạn không có giá trị, sẽ không ai quan tâm đến bạn.
"Bà ơi, giá trị của con người không phải dựa vào việc có ích hay không để đánh giá." Tôi rất nghiêm túc nói, "Đối với cháu, việc bà có thể ở bên cạnh cháu, cháu thức dậy và có thể gọi bà là bà nội, bà nội khắp nơi, điều đó làm cháu rất vui rồi."
Cuối cùng bà nội cũng đồng ý lời đề nghị của tôi và đi phẫu thuật.
Thế giới trước mắt trở nên rõ ràng lại là một điều khiến người ta rất phấn khích.
Ngoại trừ ba tôi, người biết chuyện này qua tài khoản mạng xã hội, ông lập tức gọi điện trách móc: "Trước đây ba hỏi mượn tiền, con nói không có tiền, sao lại có tiền cho bà nội mổ mắt?"
Tôi tức giận đáp lại: "Chính vì có tiền đi mổ mắt nên mới hết tiền đấy, làm sao vậy, con thay ba làm tròn chữ hiếu, ba còn trách con à?"
Ba tôi bị tôi nói cho một hồi, sững sờ rồi mới nói ra ý định: "Con cho ba mượn ít tiền, dạo này kinh tế khó khăn, công ty cho ba nghỉ việc rồi. Ba lớn tuổi thế này, đi đâu tìm việc được chứ?"
"Ba có chân có tay, sao lại không đi đâu được? Với lại, ông nội cũng có lương hưu không ít, bây giờ cũng không có bạn đời để tiêu tiền, ba cứ để ông nội nuôi mình đi."
Kết quả ba tôi vừa nhắc đến ông nội càng thêm tức giận: "Lão già ấy không biết làm sao, nghe nói chồng của bà Trương Thúy Bình c.h.ế.t rồi, lại liên lạc với bà ấy. Bây giờ ông còn đang làm ầm lên đòi cưới bà ấy về nhà đây."
Tôi nhớ lại những lời dạy dỗ của ba kiếp trước: "Ông nội lớn tuổi rồi, còn sống được bao nhiêu năm nữa chứ? Chỉ có chút tâm nguyện này thôi, ba làm con cái, không thì đáp ứng ông đi. Với lại, ba không muốn có một người phụ nữ về nhà làm việc nhà à? Người này chẳng phải đã đến rồi sao?"
Tôi đưa bà nội đi du lịch năm thứ tư.
Ông nội và Trương Thúy Bình kết hôn.
17
Nghe nói lần kết hôn này không được như ý như kiếp trước.
Dù sao thì chuyện hai người có chồng có vợ mà lén lút với nhau đã làm ầm lên cho mọi người biết.
Nhưng ông nội cưới được mối tình đầu, trong lòng tự hào kiêu hãnh, dù không có tiền vẫn tổ chức linh đình, còn công khai với tất cả người thân và những người quen trong làng.
Những người đến tham dự đám cưới, không phải để xem trò vui thì cũng là đến để bàn tán.
Dĩ nhiên, bà nội đã sớm buông bỏ những chuyện này, tôi cũng không về tham dự đám cưới.
Nhiệm vụ lớn nhất của bà nội bây giờ là cùng cháu gái nhìn ngắm thế giới này.
Nhưng đời không như mơ, ông nội chỉ mới kết hôn nửa năm đã đòi ly hôn.
Trương Thúy Bình từ nhỏ gia đình đã khá giả, được nuông chiều, đến khi lấy chồng, chồng cũng chiều chuộng bà ấy.
Vì thế bà ấy quen với việc cơm bưng nước rót, sau khi cưới ông nội, hai người đều không thích làm việc.
Lúc đầu, ông nội trong lòng nhớ đến bạch nguyệt quang này nên dĩ nhiên là chiều chuộng bà ấy khắp nơi, nhưng ông nội đã quen làm ông lớn cả đời, dần dần cũng nảy sinh mâu thuẫn với mối tình đầu.
Ba vốn cũng là người lười biếng, ban đầu nghĩ rằng có vợ mới của ông nội sẽ có người lo liệu việc nhà, kết quả thêm một người thì nhà cửa càng bừa bộn hơn.
Công việc thì mất, cuộc sống thì rối tung lên.
Nghe bạn tôi kể, nhà đó ba ngày cãi nhau lớn, hai ngày cãi nhau nhỏ.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^ Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Hàng xóm xung quanh đều cầm hạt dưa ngồi đó vừa nhai vừa xem trò vui.
Vậy là, cuộc hôn nhân rầm rộ của ông nội kéo dài được nửa năm thì kết thúc.
Vừa ly hôn, tình trạng chân của ông nội càng ngày càng tệ, lại nghĩ đến bà nội.
Bây giờ cứ ba ngày lại hai đầu gọi điện làm lành.
Bà nội tức đến mức đổi luôn số điện thoại.
Và lúc này tôi đã có can đảm trêu chọc bà nội: "Thục Phân ơi, lấy cho cháu cốc nước."
Bà nội giơ tay đập nhẹ vào tôi: "Con khỉ con, ngay cả bà nội mà cháu cũng dám chọc. Mau đi rửa tay đi, bà vừa cắt dưa hấu xong."
Tôi giả vờ ôm đầu khóc chạy trốn: "Cứu với, Thục Phân ơi, dưa hấu bà cắt có mùi tỏi."
Đó vẫn là bà nội trong ký ức, thế giới của bà rất nhỏ, nhỏ đến nỗi chẳng có bao nhiêu thứ.
Nhưng thế giới của bà lại rất lớn, chiếm trọn cả tuổi thơ của tôi.