Thuận Minh

Chương 106: Hà Nam hành, du Khai Phong



Người Trung Quốc bàn việc đều là treen bàn rượu, thời hiện đại cũng như vậy mà thời Minh mạt mấy trăm năm trước cũng giống như vậy. Bữa tiệc này chính là để song phương quyết định chuyện hướng đạo Hà Nam. Đương nhiên còn có một số lời không thể nói rõ với người ngoài thì không thể nói.

Lý Mạnh quay về khách sạn ngủ một giấc, sau khi tỉnh lại. Trần Lục liền chạy tới thông báo rằng cửa hàng Văn Như đã phải mấy người hướng đạo tới. Những người hướng đạo này nếu nói về quan hệ, không ngờ còn tính là người quen, đều người nhà của Mạnh lão chưởng quỹ năm ngoái đã ra sức không ít về chuyện muối xanh.

Mạnh lão chưởng quỹ trong chuyện quảng cáo và bán muối xanh đã kiếm được gần hai vạn lượng bạc, sớm đã về quê làm phú ông rồi. Có điều lại không chuẩn bị để đám con cháu được an dật hưởng lạc, còn bắt chúng ra ngoài làm công kiếm tiền. Lần này mấy con cháu của Mạnh thị được phái tới làm hướng đạo cho Lý Mạnh đều rất vui mừng, bọn họ đều nghe trưởng bối nói rằng Lý nhị lang này chính là quý nhân của Mạnh gia bọn họ. Truyện "Thuận Minh " Truyện "Thuận Minh "

Tất cả đã được chuẩn bị hoàn tất, Lý Mạnh dặn dò cửa hàng Hương Diễm, chào hỏi các loại khách hộ tương quan xong, đoàn người liền vội vàng lên đường.

Từ Tế Ninh châu đi về phía nam là một giải Hà Nam, Nam Trực Đãi có sông ngòi dày đặc, xe ngựa của bọn Lý Mạnh đi thuyền cũng bớt được mấy phần khí lực.

Trên đường cũng có chút buồn chán, phong cảnh hai bên bờ ngày nào cũng nhìn nên giờ cũng không còn gì thú vị. Có điều những diêm đinh vốn cho rằng là được ra ngoài du sơn ngoạn thủy thì đều đã nhầm. Tuy nói là đi thuyền trên nước, nhưng việc huấn luvện vẫn không chậm trễ một chút nào. Mỗi ngày Lý Mạnh đều yêu cầu thuyền ghé vào bờ hai tiếng, các mục thao luvện đều được diễn ra một lượt. Nhà đò tất nhiên là không có gì mà không nguyện ý, dẫu sao thì các khoản tiền đều được đưa đủ rồi, nhiều thêm ngày nào thì kiếm thêm được tiền cho ngày đó.

Những ngày sinh hoạt ở trên thuyền, Lý Mạnh thật sự có chút lĩnh ngộ. Ví dụ như các lão quân quan của Linh Sơn vệ sở có lờ mờ nhắc tới hành quân đánh trận, hành tiến đều nhất định phải men theo sông, một là thủy vận có thể tiết kiệm nhiều sức lực nhân lực, hai là ở gần nguồn nước.

Dạng tri thức này cho dù là Lý Mạnh đã từng tham gia quân đội ở thời hiện đại căn bản cũng không ngờ tới, với hệ thống hậu cần đầy đủ của chiến tranh hiện đại, còn có các loại phương tiện giao thông có hiệu suất cao, căn bản không cần phải dựa vào những phương diện này làm gì.

Cuộc trò chuyện với Khổng Tam Đức ở Tế Ninh châu khiến Lý Mạnh có chút xúc động, bất kể là Khổng Tam Đức hay là Chu Dương của thành Giao châu đều đã nhìn thấy tình thế này. Lấy thiên hạ mà luận, Khổng Tam Đức và Chu Dương tuyệt đối không tính là hạng kinh tài tuyệt diễm gì cả, cứ vậy mà suy thì trong thiên hạ chắc cũng có không ít người hiểu được chuyện này rồi.

Nhưng vì sao sau cùng vẫn xảy ra cục diện đó, chẳng lẽ bánh xe lịch sử và đại thế không thể đi ngược.

Vấn đề này thực sự là quá khiến người ta bực bội, Lý Mạnh cũng không muốn nghĩ nhiều làm gì nữa, nhưng hành tẩu trên thuyền, ngoại trừ hai ngày đầu còn cảm thấy mới mẻ ra, mấy ngày tiếp theo không còn được thoải mái nữa, hai bên bờ bình thường đều có thôn xóm tụ cư, sự nghèo khó và gian khổ chính là toàn bộ miêu tả về bọn họ.

Dân hộ ở gần Tế Ninh châu còn đỡ, nhưng cách Hà Nam càng gần thì càng cảm thấy thiện hạ này quả thật là đang gặp phải tai họa và dày vò. Mấy lần lên bờ luyện tập đều nhìn thấy trên bờ có thi thể, người chết đói bụng phình to, bộ dạng thê thảm vô cùng, rất nhiều thi thể bị dã thú cắn xé tả tơi. Thời tiết đã hơi nóng, rất nhiều thi thể đều tỏa ra mùi hôi thối, mỗi lần lên bờ trước tiên đều phải sai diêm đinh vẩy vôi lấp đi.

Nhưng thi thể quá nhiều, căn bản là bận rộn cực kỳ, về sau trước tiên xem xem có thi thể hay không rồi mới cặp bờ, còn lưu dân chạy nạn ăn xin ở ven bờ thì căn bản không phải là chuyện hi hữu gì cả.

Trên thục tế bên trong thuyền đội này, trừ Lý Mạnh ra, không có ai kinh ngạc với cảnh tượng phát sinh ở hai bên bờ. Đối với người của thời đại này mà nói, đây chính là cảnh tượng nhìn quen mắt quá rồi.

Theo Lý Mạnh thấy, công báo của thời Minh có một chỗ tốt. Đại sự thiên tai ở các nơi bình thường đều được thông báo kịp thời, đối với loại nhân vật xuyên việt mà tới như hắn, chung quy là có thể nhận được tin tức hữu dụng. Có điều những lưu dân ở hai bên bờ đại đa số là phía Hà Nam chạy tới, nhưng đọc trên công báo, mùa màng bên đó vẫn tính là khả dĩ, không có đại hạn đại lạo (lụt) gì cả.

Lúc nhàn rỗi bèn hỏi nhà đò và con cháu Mạnh gia hướng đạo, mặc dù bọn họ hoặc là nói không rõ ràng, hoặc là nói kỹ càng, nhưng ý tứ đều tương tự nhau. Trong mấy con cháu của Mạnh gia, có một người tên là Mạnh Ân là nói trực tiếp nhất. Ngày đó khi Lý Mạnh hỏi, Mạnh Ân nhổ một bãi nước bọt xuống sông, hậm hực chửi: "Còn có thể có thiên tai gì nữa, những phiên vương đó chính là thiên tai lớn nhất rồi..."

Sau đó Mạnh Ân này lại bị mấy huynh đệ của hắn bịt miệng lại, Lý Mạnh tốt xấu gì cũng là mệnh quan triều đình, ở trước mặt hắn mắng phiên vương, thế chẳng phải là tự mình tìm chết sao.

Có điều khi tới ngã rẽ Đinh Gia, vào Hoàng Hà rồi vào Hà Nam, hắn cũng hiểu rõ được chuyện này. Trên thục tế ghi chép của người Minh và văn chương của người Thanh truyền tới thời hiện đại cũng rất nhiều, đương nhiên Lý Mạnh trên cơ bản là chưa tiếp xúc mà thôi. Cái này gọi là "Họa Hà Nam không phải vì thiên tai mà là vì phiên vương."

Vào những năm cuối Vạn Lịch (niên hiệu của Vua Thần Tông thời Minh, Trung Quốc, 1573-1620), đã phòng bát vương là "Chu, Triệu, Y, Huy, Trịnh, Đường, Sùng, Lộ", sau đó ở Lạc Dương phong Phúc vương, mà điền địa của Hà Nam đã không đủ để phong cho Phúc vương nữa rồi, còn phải tới tỉnh khác để tìm thêm điền địa. Hà Nam chính là nơi có đường thông tới mọi nơi, rất nhiều đại phủ, quan to quý nhân sống ở đây cũng không ít. Bọn họ đồng dạng cũng chiếm cứ một lượng lớn điền địa, khi quan phủ đòi thuế, tất nhiên là không tìm tới những phiên vương thân quý, quan hoạn đại tộc này. Phú thuế đều rơi lên người bình dân bách tính, Hoàng đế Sùng Trinh lại liên tục tăng thuế, bách tính sao mà sống được.

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân này, Lý Mạnh cũng cảm thấy những lưu dân đã thấy ở Sơn Đông vẫn không tính là nhiều, không ngờ lại không xuất hiện dòng dân chạy nạn, năng lực chịu đựng của bình dân Hà Nam thật sự rất mạnh.

Ngã rè Đinh Gia đã thuộc cảnh nội Hà Nam, tình huống lại có chút bất đồng, nơi đây được coi là một quan khẩu từ Sơn Đông vào Hà Nam, trông cũng khá là phồn hoa.

Tuy nói cũng có thể nhìn thấy không ít lưu dân mặt mày xanh xao vàng vọt, hình dung tiều tụy, có điều cùng có rất nhiều người đang hăng hái bận rộn vì cơm ăn áo mặc, xem ra vẫn tính là khỏe mạnh. Điều này cũng hơi nằm ngoài dự đoán của Lý Mạnh. cảnh tượng địa ngục nhân gian trong tưởng tượng của hắn cũng không hề xuất hiện, cả bến đò đều mang theo một loại phồn vinh dị thường.

Lý Mạnh nghĩ rất lâu mói hiểu ra được, sỡ dĩ trong đại nạn vẫn còn một tia sáng là bởi vì thời đại này không chỉ có nông nghiệp, tỉ lệ chỗ đứng của công thương nghiệp càng lúc càng lớn, cái này ít nhiều cũng cứu sống được rất nhiều người.

Căn cứ vào những gì mà con cháu Mạnh gia hướng đạo đã nói, phủ Quy Đức kề sát Nam Trực Đãi, là nơi mà Hoài diêm ngang nhiên buôn bán, nơi ấy tuy nói là thuộc quyền quản lý của Hà Nam, cũng không bằng nói là một phủ của Nam Trực Đãi. Những người hướng đạo này cùng cảm thấy Lý Mạnh lần này tới là để khảo sát thị trường buôn bán muối tư, những con cháu của Mạnh lão chưởng quỹ này đều nỗ lực nịnh bợ Lý Mạnh, tất nhiên có gì thì nói đó, không chút lo lắng chuyện để lộ bí mật.

Muối xanh là ở một giải Hoa Âm Đồng Quan và Lư thị bảo ứng, từ Thiểm Tây và Hà Nam, mục tiêu của Lý Mạnh cũng chính là địa phương này. Cho nên cũng không muốn ở lại phủ Quy Đức làu mà trực tiếp men theo Hoàng Hà mà đi, xuôi sông tới phủ Khai Phong, qua Trịnh châu tới Lạc Dương, tất nhiên là đồng ý với ý kiến của hướng đạo, trực tiếp lên đường.

Sau khi bổ sung cấp đường, đoàn người men theo quan đạo đi được mấy chục dặm đường, lại ở bến đò đổi sang đi thuyền. Tào vận thời đó đều là men theo đường thủy từ Quy Đức tới Khai Phong, Khai Phong tới Lạc Dương, sau đó cung ứng cho một giải Quan Trung, thuyền vận vô cùng phát đạt, hơn nữa sinh ý của cửa hàng Văn Như xem ra là đường lối thông suốt, mấy tên hướng đạo ra ngoài đi liên hệ, thoáng chốc đã kiếm được mấy chiếc thuyền. Thuyền phí của Lý Mạnh nhiều hơn năm thành, đối với hắn mà nói thì cũng chẳng tốn thêm bao nhiêu tiền, nhưng các nhà đò ai ai cũng vui mừng.

Tình huống của Hà Nam đã có chút thối nát, khi từ Tế Ninh châu xuống Hà Nam, thuyền gia đối với việc ghé vào bờ không hề có ý kiến gì. Nhưng những nhà đò của Hà Nam thì chưa tới vệ sở ở dọc đường và bến tàu của huyện lớn thì căn bản là không dám cập bờ. Hoạt động của Sấm quân tại Hà Nam đã được một đoạn thời gian rồi, thổ phi của địa phương và hào cường vô pháp vô thiên cùng nhân loạn mà ra ngoài chiếm tiện nghi.

Khi Trần Lục và Vương Hải nhàn rỗi thường ngồi tán dóc. Nghe bọn họ nói, bách tính bình dân không dám tùy tiện rời khỏi thành trì mà mình cư trú, những thôn làng ở vùng dã ngoại thường bị phỉ đồ, cướp đường, loạn tặc cướp phá. Các bách tính nếu xuất môn rời thành tới chỗ khác, dù có mười mấy người cùng không dám đi, bình thường đều kết thành đại đội một hai trăm người mới dám hành động.

Địa phương duy nhất còn có chút thái bình cũng chính là thành thị một đường ven sông. Trên sông, đại đội quan binh có đủ lực cơ động để tới chi viện. Mà trong các thành trị dựa vào thủy vận cũng không lo thiếu bổ cấp, cho nên tình huống so với những địa phương khác của Hà Nam vẫn tính là không tồi.

Vào trung tuần tháng tám, đoàn người của Lý Mạnh tới thành Khai Phong, đội thuyền cần bổ sung một ít cấp dưỡng. Những người hướng đạo cũng có công sự của cửa hàng Văn Như cần làm, thương nghị với Lý Mạnh, hi vọng có thể ở lại thành Khai Phong khoảng chục ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục lên đường.

Tính khí hay sốt ruột của Lý Mạnh đã bị chuyến đi không thể nhanh được này diệt sạch, biết rằng cho dù mình có muốn nhanh thì cũng không được, lập tức đáp ứng lời thỉnh cầu của đối phương.

Hơn nữa Khai Phong vào thời Minh cũng là thành lớn nổi danh thiên hạ, Lý Mạnh từ sau khi tới thời Minh mạt mấy trăm năm trước, một mực sống ờ Giao châu, chưa từng được đi nhiều nơi. Tế Ninh châu tuy được hào xưng là giàu nhất Sơn Đông, nhưng chẳng qua là một châu thành, cục diện vẫn hơi nhỏ.

Có cơ hội tới nơi phồn hoa đại ấp như phủ Khai Phong thành Khai Phong, tất nhiên phải tìm cơ hội du ngoạn một phen. Lý Mạnh không thuộc lịch sử, có điều cũng biết rằng với thời cuối của một triều đại, địa phương phồn hoa theo xu thế chung sẽ biến thành đống hoang tàn, muốn lại một lần nữa được nhìn thấy cảnh phồn hoa trước đây, ít nhất cũng phải đợi tới mấy chục năm hoặc là mấy trăm năm sau.

Vào thời hiện đại đọc những tác phẩm lịch sử, cho dù là dạng viên chức trình độ văn hóa không cao như Lý Mạnh cũng mơ ước được nhìn thấy vẻ phồn hoa như mộng ảo của Bắc Tống, sư duy ngã độc tôn của Lưỡng Hán, danh sĩ phong lưu của Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, Trường An của Đường triều thời thịnh thế, cho dù là cảnh tượng thái bình của trung Minh có thể nhìn thấy hoặc là sống trong đó cũng tốt.

Nhưng không ngờ lại có tao ngộ kỳ dị được xuyên việt về mấy trăm năm trước, tới triều đại Minh mạt, hoàng triều mạt thế mà bóng tối sắp phủ xuống
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.