Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 9: Nữ tướng Bùi Thị Xuân, cao nhân truyền võ công



Ở làng Xuân Hòa cách An Thái hơn trăm dặm có một nữ hào kiệt mở lớp dạy võ, người theo học rất đông. Vị ấy tên là Bùi Thị Xuân. Sinh ra ở vùng có địa thế hiểm yếu nên người ở đây tính khí rất mạnh mẽ, chuộng văn hơn võ, bẩm sinh có thần lực hơn người.

Xuân sinh ra trong gia đình khá giả được cha mẹ cho học hành đàng hoàng, đầy đủ công dung ngôn hạnh, nổi tiếng viết chữ đẹp, nhưng Xuân chỉ thích học võ đánh thương múa quyền, ra trận như bà Trưng, bà Triệu. Còn dạng người chồng thơ ca vợ xướng họa thì rất xem thường. Năm mười hai tuổi, khi thầy dạy có việc phải đi ra ngoài, lớp học giao lại cho trưởng làng trông coi. Mấy nam học trò thấy Xuân là con gái nên trêu chọc, một người đọc rằng: Ngoài trai trong gái, dưa cải dưa môn.
Rồi một người trong nhóm đối lại:
''Đứng Xuân ngồi thung, lá vong lá chóc''

Lúc này Xuân tức giận vô cùng, ra tay vung quyền đánh 2 kẻ ấy bầm dập rồi đùng đùng bỏ về quyết chí theo nghề võ.
Về nhà mẫu thân Xuân hỏi:
''Sao nay con đi học về sớm vậy, còn sách vở đâu''.

Xuân nói:
''Con không học nữa, đến lớp toàn bị trêu chọc, con không chịu được nữa. Con sẽ học võ, sau này đánh trận''

Mẫu thân nhìn Xuân thở dài:
''Thôi đành vậy, con gái cũng không cần học cao, biết chữ nghĩa là được rồi, sau này quản chuyện gia đình cho tốt là được''.

Phụ thân Xuân biết chuyện con bỏ học cũng không trách mắng gì, con bé từ nhỏ tính khí đã như con trai. Nếu đã không thích học nữa thì thôi, cũng không ép con bé.
Tối ấy khi đang ngồi buồn ở ngoài hoa viên thì có một bà lão vượt tường nhảy vào, Xuân vừa định la lên thì bà ấy nói:
''Chớ có la, ta nghe nói con là người thích luyện võ, nay ta sẽ truyền lại cho con một thân võ học này, chỉ mong rằng sau này con phát dương quang đại, mang võ học của ta truyền lại, đừng để nó thất truyền''.

Xong bà dặn dò:
''Ta truyền dạy con nhưng phải bí mật, không được truyền ra ngoài, ngay cả người nhà con cũng vậy. Hằng ngày, độ giữa canh 2 khi cả nhà con đi ngủ hết thì hãy ra phía sau bãi sân tre mọc phía sau, ta sẽ đến. Ngày mai con đến đó đào cho ta một hố đất rộng 2 thước, sâu 1 thước 3 tấc''.

Nói rồi bà chạy đi về phía tường rào, nhún người nhẹ nhàng bay qua.
Xuân định thần lại rồi thầm nghĩ, với thân pháp như vậy thì ắt hẳn đây là một tuyệt thế cao nhân ẩn cư. Nếu trời đã ban cho ta cơ duyên như vậy thì nhất định ta phải nắm bắt.
Sáng hôm sau Xuân ra bãi sân phía sau dùng xẻng đào một cái hố, xong việc thì ra về. Tối đến chờ khi phòng của phụ thân và mẫu thân tắt đèn, phía người ở cũng đã đi ngủ, Xuân mới rón rén đi ra phía bãi sân sau, khi đến nơi đã thấy bà lão ấy đứng đợi sẵn.
Thấy Xuân đã đi đến bà nói:
''Luyện võ thì phải luyện từ căn cơ, căn cơ có vững thì cành lá mới xanh. Muốn tiến xa trên con đường võ học trước tiên phải luyện căn cơ cho thật vững chắc. Trong 2 tuần này ta sẽ chỉ dạy con về thuật khinh công''.

Nói rồi bà kêu Xuân cột 2 bao cát vào 2 chân, mỗi bao nửa cân, đi xuống hố nhảy lên.
Bà nói khi nào con nhảy lên mà thấy người nhẹ tựa như không hề có đeo bao cát thì tăng trọng lượng cát lên nửa cân, tăng tới 3 cân thì đào sâu xuống thêm 1 thước.
Suốt 3 tháng liền đêm nào Xuân cũng luyện như vậy dần hố sâu tới 5 thước. Bà lão dạy cũng khắt khe, chỉ cần có chút xao nhãn là vung roi đánh liền. Nhờ bẩm sinh có sức lực hơn người nên nàng học tiến bộ rõ rệt. Lúc này bà lão mới nói:
''Giờ thì con có thể bỏ bao cát ra để nhảy lên''.

Xuân bỏ bao cát ra, nhảy từ dưới hố lên mà nhẹ nhàng như đi trên đất bằng.
Lúc này bà mới nói:
''Ta sẽ dạy cho con về khí công, phương pháp hít thở. Trước khi đi ngủ hãy luyện tập theo, tâm pháp của thuật này là:
Nhập định, khí vận, tâm tĩnh thì thần sáng, khí thịnh thì kình tăng''.

Rồi bà trải ra một tấm vải thô kêu Xuân nằm xuống
Bà lão nói:
''Trước khi ngủ hãy giữ cho đầu óc thanh tịnh, loại bỏ tạp niệm, nằm nghiêng sang phải hơi co chân lên, bây giờ nhắm mắt cố gắng loại bỏ tạp niệm ra khỏi đầu, chỉ chú ý nhịp thở của mình, đến khi nào con thấy đầu óc trống rỗng hoặc một vùng trắng xóa, thì giữ cho thần hồn thật vững. Khi cảm nhận được luồng khí nóng từ đan điền thì xem như bước đầu nhập môn''.

Xuân nằm xuống và làm theo những gì bà lão chỉ bảo. Ban đầu nàng rất khó để tập trung, rất nhiều tạp niệm trong đầu, nhưng dần thấy mình giảm đi tạm niệm, đầu óc rơi vào trạng thái tĩnh, Xuân cố gắng giữ cho mình được tỉnh táo trong trạng thái này, dần dần có một luồng khí nóng xuất từ đan điền chạy lên một vòng cơ thề, độ nửa canh giờ thì thấy chân tay hơi tê.
Lúc này bà lão mới nói:
''Con đúng là kỳ tài luyện võ, ngày xưa ta cũng phải mất khá nhiều thời gian mới có thể lĩnh hội được. Mỗi ngày con đều tập như vậy, đến khi luồng khí ấy ngày càng mạnh lên thì nội công, sức lực con cũng theo đó tăng dần''.

Hôm sau, khi đến nơi tập bà lão nói:
''Con giờ đã có được sức bật cao, ta sẽ dạy con về sức bật xa, sau đó bà lấy một đoạn tre dài độ 5 thước, hướng dẫn chống sào tre nhảy lên cao rồi bắn đi xa.
Xuân học bật xa phải mất 2 tháng mới thành thục, nội công lúc này cũng tăng tiến dần theo, luồng khí trong người đã được vận hành trôi chảy hơn, nhưng thu phát vẫn chưa được như ý''.

Lần này bà lão dùng dây kéo đầu ngọn tre xuống, làm cho cây tre cong thành hình cánh cung, mượn sức tre bật lên mà bay đi, khoảng cách xa hơn 30 thước. Đây là phần khó nhất và nguy hiểm nhất vì nếu luyện tập bất cẩn có thể bị thương, nên khi luyện tập bà lão luôn theo sát bảo vệ Xuân.
Xuân miệt mài luyện tập suốt 4 tháng thì có thể mượn sức bật của tre mà nhảy đi rất xa, thấy thế bà lão rất mừng, bà nói:
''Quả nhiên ta không nhìn nhầm người, luyện xong phần này ta sẽ truyền dạy con về quyền pháp và binh khí. Trong 9 tháng này ta dạy có phần khắt khe với con, con có cảm thấy như vậy là quá sức không''.

Xuân đáp:
''Thưa không ạ, sư phụ dạy như vậy thì con mới có thể tiến bộ nhanh được. Con đội ơn người không hết thì sao lại thấy là quá sức được''.

Bà lão mỉm cười:
''Tốt lắm, nay ta sẽ nói cho con về việc vì sao ta lại truyền dạy võ học cho con. Quê gốc của ta thực ra không phải ở nơi này, lúc ta còn trẻ cũng là người tính khí ngang tàng, võ thuật chẳng kém ai, trong một lần vì ra tay cứu người góa phụ bị 1 đám thu thuế của triều đình cưỡng hiếp mà ta đã đánh chết 1 quan sai. Từ đó ta trốn đến nơi này sống mai danh ẩn tích và không hiển lộ ra võ học của mình. Khi ta thấy con, ta lại nhớ đến lúc ta còn trẻ, tuổi ta đã già, không còn sống được bao lâu nữa nên ta quyết định truyền dạy lại cho con. Nhưng tuyệt đối không được tiết lộ thân phận của ta, dù ta có chết thì con vẫn phải giữ kín''.

Xuân cúi đầu:
''Đệ tử đã rõ, con sẽ không hé nửa lời về sư phụ''.

Bà lão xoa đầu Xuân rồi nói:
''Ngoan lắm''.

Ngày hôm sau bà lão bắt đầu dạy cho Xuân về quyền pháp. Bà nói:
''Để học quyền pháp trước tiên ta sẽ truyền cho con bài nhập môn quyền, khẩu quyết này con nhớ lấy:
Cương mãnh nhập môn quyền
Tả cước - Hữu thủ tiên
Tiền khởi cương đao trảm
Kế đả ngũ lôi quyền
Phất thủ luân đi giải
Phương chẩu tung hoành liên
Bát cước oanh thiên địa
Ðình bộ nhập môn quyền''.

Nhập môn với một bài quyền đơn giản nhưng lại chú trọng về bộ pháp, hạ bàn phải vững, lực tay ra quyền phải đủ, hằng ngày con dành ra 1 canh giờ để tập đứng tấn cho vững, tấn thì có trung bình tấn ( hai chân dang rộng ngang, gối hơi khụy, hai tay thủ quyền đặt ở eo), đinh tấn ( chân trước chân sau). Sau đó bà thực hiện từng động tác chậm rãi và giải thích cái tinh túy của nó cho Xuân hiểu. Rồi bà kêu Xuân tập theo.

Khi Xuân đã thành thục bà tiếp tục truyền dạy về bài Lão Mai Quyền, bà chậm rãi đọc qua 3 lượt khẩu quyết.
Lão mai độc trụ nhất chi dinh
Lưỡng túc khinh khinh, tấn bộ hoành
Thoái nhất bộ, đơn hầu lão khởi
Phi nhất túc, hoàn khí thanh bình
Tàn nha hổ, gương oai xiết tỏa
Chuyễn giốc long, nổ lực lôi oanh
Lão hầu thối toạ, liên ba biến
Hồ điệp song phi, lão bản sanh
Nguyệt hoạch song câu, lôi viễn chấn
Vân tôn tam tảo, hồ xà thành.

Bà lão kiến giải:
''Trước tiên là thủ một thân vững trãi, sau đó 2 chân cùng tiến lên, một chân bước về sau hạ tấn cho vững, phi người vung chân đá với tư thế nghiêng. Cước ra thì tới quyền, sau đó thu về thủ thế, giữ vững hạ bàn. Thủ thế tìm sơ hở của địch thủ như con khỉ già nhanh nhạy thoát bên này thoát bên kia, khi đối phương sơ hở thì chồm lên tấn công ngay. Lúc lao lên thì nhẹ như cánh bướm, dùng cầm nã thủ để đánh cận chiến, khi trảo thủ bắt được mạch môn đối phương thì dùng cước quét trụ. Tâm pháp là vậy nhưng võ học là tùy cơ ứng biến''.

Rồi bà thực hiện qua 3 lượt cho Xuân xem và bắt đầu chỉ dạy. Bà lần lượt dạy cho Xuân thêm thập tứ quyền chưởng, âm công quyền. Trãi qua 1 năm thì quyền pháp Xuân đã luyện nhuần nhuyễn.
Hôm nay ta sẽ dạy con con về binh khí:
''Ta thấy con thích hợp dùng song kiếm nên ta sẽ truyền lại cho con bài song kiếm lưỡng nghi. Đây là bài kiếm kết hợp với bộ vị của ngũ hành bát quái, đường kiếm tinh diệu là chưa đủ phải kết hợp được với bộ pháp biến hóa của nó. Ta tuy luyện tập nhiều năm cũng có thành tựu về nó nhưng nói về đại thành thì chưa thể. Ta mong rằng với thiên phú của con có thể luyện nó đến đại thành''.

Rồi bà truyền cho Xuân khẩu quyết:
''Kiếm tảo hoành thân
Phong kiếm áp đỉnh
Tụ lực kiếm phi
Tả dực phá kiếm.
Hữu dực thích kiếm
Phong quyển tán vân
Luân thân sát địch
Tã toạ hữu thích.
Hữu toạ tã thích
Thần kiếm đoạt mệnh
Toã kiếm truy hồn
Ðộc hành liên kích.
Cuồng phong loan kiếm
Ngoạ long hóa vũ
Hồi đầu chung kiếm''.

Về bộ vị thân pháp thì cần nắm vững phương vị:
''Dương chia ra Thái Dương, Thiếu Âm, âm chia ra Thiếu Dương, Thái Âm, đó là tứ tượng. Thái Dương gồm Càn Đoài, Thiếu Âm gồm Ly Chấn, Thiếu Dương gồm Tốn Khảm, Thái Dương gồm Cấn Khôn. Càn ở phương Nam, Khôn ở phương Bắc, Ly ở phương Đông, Khảm ở phương Tây, Chấn là Đông Bắc, Đoài là Đông Nam, Tốn là Tây Nam, Cấn là Tây Bắc. Từ Chấn đến Càn là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Đi từ Chấn vị đến Càn vị là thuận, đi từ Tốn vị đến Khôn vị là nghịch, dùng song kiếm tương sinh theo bộ pháp hoặc kết hợp thuận nghịch mà ra chiêu thì địch nhân khó lòng mà phòng bị''.

Sau đó bà bắt đầu biểu diễn bộ pháp linh hoạt ấy, đôi chân thoắt ẩn thoắt hiên, nhịp bước nhanh và không đoán ra được hướng tiếp theo. Xuân nhìn mà hoa cả mắt.
Xuân phải học hơn 1 năm mới có thể lĩnh hội được thân pháp và chiêu thức của song kiếm. Muốn thật sự đạt được sự tinh diệu của nó thì cần có thêm thời gian để ngộ ra, lúc này Xuân chỉ mới lĩnh hội được có 3 phần.

Một tối nọ, bà lão cầm tay Xuân khóc mà nói, duyên thầy trò ta chỉ đên đây thôi. Đêm nay ta đến đây để từ biệt con.
Xuân cũng khóc theo bà, muốn biết danh tính và nơi ở của bà.
Bà nói:
''Ta ở gần đây thôi, ba hôm nữa con sẽ biết nhưng chớ quên lời ta đã dặn''.

Nói rồi bà phi thân đi mất, bỏ lại Xuân đứng đó nước mắt đầm đìa.
Ba hôm sau ở thôn An Vinh có đám tang của một bà lão, nhà bà rất nghèo, sống nương tựa với vợ chồng người con gái làm nghề nông. Xuân hay tin thì đến ngay nhưng họ đã chôn cất, Xuân biết đây là thầy mình nhưng nhớ lời thầy dặn Xuân chỉ điếu tang như một người bình thường. Về đến nhà Xuân như người mất hồn, tối đến đợi khi cả nhà đã ngủ say, Xuân mới bài hương án ra nơi thầy dạy võ mà thành phục, khóc rất thương tâm.

Hằng ngày Xuân vẫn đều đặn ra ra hoa viên tập luyện võ công không hề xao nhãn. Một hôm, Xuân ghé ngang qua phòng bếp thì thấy cô gái người ở trong nhà đang dùng đũa bếp làm kiếm múa rất bài bản, thì ra cô nàng thấy chủ mình luyện kiếm lâu ngày nên học theo. Đợi khi cô nàng múa xong, Xuân mới chạy đến ôm chầm lấy cô gái và nói:
''Muội giỏi quá, chỉ nhìn qua mà đã nhớ hết, muội đã muốn học thì thì ta sẽ dạy cho. Từ nay, muội không dùng đũa bếp luyện nữa, ta sẽ mua kiếm thật cho tập''.

Cô gái vui mừng nói:
''Con tạ ơn tiểu thư''

Xuân cười:
''Giờ thì đổi xưng hô luôn đi, gọi ta là sư phụ chứ''.

Cô gái nghe theo:
''Con tạ ơn sư phụ''.

Xuân rất phấn khởi:
''Ta đã có được một đồ đệ đầu tiên, tiếp đến ta sẽ thu nhận thêm thật nhiều đệ tử, mang võ học của sư phụ truyền dạy ra bên ngoài''.

Xuân rủ các chị em trong làng nếu muốn học võ thì tối đến nhà Xuân sẽ dạy, phía sau nhà Xuân có một khoảng đất trống rất rộng độ chừng hơn 1 mẫu, Xuân lấy nơi ấy làm nơi dạy võ. Ban đầu chỉ có 3 người theo học, nhưng dần số lượng người ngày càng tăng dần lên, 10 người, 30 người rồi 50 người …
Đệ tử theo Bùi Thị Xuân học võ ngày càng đông, cô nàng tuổi còn trẻ nên cũng rất hiếu động, thường hay đi săn bắn. Cha mẹ nhắc chuyện lấy chồng nhưng Xuân toàn gạt đi, nàng vẫn chưa nghĩ đến chuyện sẽ lấy chồng.

Hôm ấy Xuân cùng các đệ tử của mình cùng lên núi săn bắn thú rừng. Đang đi thì xa xa có một con voi trắng đang quằn quại rống lên từng hồi. Xuân thấy thế kêu các đệ tử dừng chân để nàng tới gần xem thế nào. Khi tới gần thì thấy dưới chân con voi có một con trăn to đang quấn quanh chân của con voi.

Thấy vậy, Xuân dùng giáo dài đâm vào bụng con trăn, trăn bị đâm đau thì nổi hung há miệng to táp tới Xuân. Vơi tài kinh công cao siêu của mình, Xuân búng người ra xa, nhanh như chớp đã né được cú đớp. Xuân đi vòng quanh tìm sơ hở, con trăn lúc này cũng cảm thấy nguy hiểm, nó ngẩng đầu nhìn theo bước chân của Xuân. Cạnh con trăn là một thân cây to hơn một thước.

Xuân thầm nghĩ: [khi mình bước chân sang trái, khuất đi tầm nhìn nó sẽ chực chờ lao ra táp], quả nhiên sự suy đoán của Xuân đã đúng, khi bước chân vừa khuất ánh nhìn, con trăn lao đầu ra há cái miệng to táp tới. Xuân đã lường trước được điều này nên đã thủ sẵn thế mũi giáo. Nhìn thấy cái miệng đỏ lòm lòm ấy lao tới, Xuân vận toàn lực dùng một giáo chí mạng phóng thẳng vào cái miệng ấy, mũi giáo xuyên qua đầu con trăn cắm phập vào thân cây, kình lực vẫn còn nên cán giáo rung lên bần bật, Xuân nhún người bay ra xa.

Con trăn bị cắm vào thân cây, nó lồng lộn lên muốn thoát ra, dùng thân mình siết lấy thân cây, cả cái cây bị rung lắc dữ dội rồi gãy đổ xuống, con trăn vẫn còn giãy giụa một lúc nữa mới nằm im hẳn. Voi trắng lúc này mới thoát ra được khỏi con trăn. Các đệ tử cũng đến gần xem con trăn. Dù đã được thoát ra nhưng con voi ấy không đi, nó vẫn đứng ở đó nhìn Xuân, như để cảm tạ người đã cứu mình, con voi khuỵ chân xuống trước Xuân. Sau đó nó rống lên một tiếng. Một lúc sau thì có một đàn voi từ trong rừng đi ra, nhìn thấy voi trắng thi đi đến gần, cả đàn nhìn vào con voi trắng như đang đợi lệnh.

Voi trắng lại rống lên 2 tiếng, đàn voi kia đều khụy chân xuống như đang phục tùng mệnh lệnh. Thấy vậy Xuân tới gần vỗ về voi trắng, bảo nó về với núi rừng đi. Nhưng khi Xuân rời đi thì cả đàn voi đều đi theo. Thấy vậy Xuân bèn quay lại, Voi trắng khụy chân xuống ý muốn Xuân ngồi lên lưng mình. Xuân biết đây là voi nhận chủ báo ơn nên cũng leo lên lưng voi cùng trở về nhà.


Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.