Tối về Lân mang giấy ra chép lại 3 bộ tâm pháp luyện công, ngộ nhỡ để lâu lại quên mất. Khi chép xong, Lân luyện theo pháp môn của Càn dương cổ kinh. Một luồng khí hùng hậu từ đan điền dâng lên cuồn cuộn, vận chuyển một vòng qua các tâm mạch rồi thu trở về đan điền, Lân thấy cả người sảng khoái, cơ thể nhẹ nhàng. Chỉ mới thức đầu tiên mà đã lợi hại đến như vậy, cảm giác cơ thể nhẹ nhàng nên Lân thử vận khí nhảy lên. Ngoài sức tưởng tượng của mình, Lân bay lên đầu đụng cái xà ngang
Vì bất ngờ nên Lân ngã lộn nhào trên nền nhà. Tĩnh tâm lại một lúc, Lân tiếp tục luyện tiếp các thức còn lại, luyện thức thứ 2 kinh mạch Lân như muốn nổ tung, toàn thân nóng rực, lúc này Lân mới biết ý của câu “người từng trải qua lằn ranh sống chết hoặc ý chí hơn người”. Đã chết một lần rồi, có gì phải sợ, Lân tiếp tục vận khí cả người căng phồng lên. Đây là thời khắc quan trọng quyết định thành bại, nếu không vượt qua được thì khả năng sẽ đứt hết kinh mạch thành kẻ tàn phế.
Trong đầu Lân nghĩ tới chữ lằn ranh sống chết, âm và dương sinh lưỡng nghi, diệt rồi lặp, lặp rồi diệt, đạo của trời thì cực thịnh ắt dần suy, cực suy ắt dần thịnh.
Lân bắt đầu chuyển hóa luồn khí đang dâng trào đưa vào trong các kinh mạch, âm tuyệt tại dương là âm phục dương tàng, qua thời tàng thì đến phản phục. Khí dương sinh rồi khí âm sinh là bắt đầu có dịch khí. Độ 2 canh giờ thì cả người Lân trở lại bình thường, toàn thân tràn trề sinh lực.
Lúc này Lân khát nước vô cùng, vội đứng dậy cầm nguôn ấm trà mà tu, uống hết nước Lân đập tay xuống bàn nói:
''Thật là sảng khoái''.
Cái bàn không chịu nổi kình lực của Lân mà đổ ầm xuống. Lân giật mình:
''Ôi mẹ ơi! ghê gớm vậy''.
Trời đã gần sáng, Lân lên giường đi ngủ, ngày mai lại luyện tiếp.
Sáng hôm sau Lân mang theo 3 bộ tâm pháp đưa cho Long và kể về chuyện ở vách núi. Long đọc qua thì thấy tâm pháp vô cùng ảo diệu, nếu như luyện lực tay trở nên mạnh mẽ thì sẽ phát huy tối đa được đao pháp mà Long đã học.
Lúc này Nhạc cũng đẩy mạnh việc chiêu mộ, các bản làng đồng bào các dân tộc ở đây rất căm ghét triều đình, nếu như lôi kéo được thì sẽ tạo nên một lực lượng to lớn.
Một hôm, Nguyễn Nhạc sai người đan cho mình mấy cái gùi liền. Xong, Nhạc bí mật lấy nhựa cây trát kín bên trong, cứ chiều chiều khi mặt trời gần khuất thì mang ra suối gánh nước.
Mọi người trông thấy, cho là kì dị, liền hỏi rằng:
''Không ai có thể dùng gùi để đựng nước, tại sao ông lại làm được như vậy?''
Nguyễn Nhạc đáp:
''Ta là người nhà trời. Người nhà trời làm việc tất nhiên là có chỗ không giống với người của hạ giới làm việc rồi''.
Từ đó trở đi, khắp cả một vùng rộng lớn, người ta liên tục rỉ tai nhau rằng, Nguyễn Nhạc là người nhà trời, không phải là người thường của hạ giới. Họ nhìn ba anh em Tây Sơn với cái nhìn đầy cảm phục, nhưng cũng có nhiều người hoài nghi không tin lắm vào lời đồn.
Trong số những người mang lòng hoài nghi, có người mạnh dạn đề nghị phải thử để xác định rõ hư thực.
Trên núi Hiển Hách (cách Tây Sơn không xa) có bầy ngựa hoang rất nhát, hễ thấy bóng người từ xa là đã nhanh chân chạy mất, đồng bào các dân tộc ở đây gọi là ngựa trời, họ bèn đến gặp Nguyễn Nhạc và nói:
''Nếu quả thật ông là người nhà trời thì ắt hẳn là ông phải gọi được bầy ngựa trời ấy đến với ông. Liệu ông có làm được không?''
Nguyễn Nhạc bình tĩnh trả lời:
''Điều ấy có gì là khó đâu''.
Nói vậy nhưng thực ra thì lúc ấy, Nguyễn Nhạc vẫn chưa nghĩ ra được cách gì có thể gọi bầy ngựa hoang đến với mình. Nếu như không trả lời tự tin thì ắt sẽ bị nghi ngờ, danh tiếng tạo dựng trước đó tan thành mây khói.
Về nhà, Nguyễn Nhạc trầm tư suy nghĩ, cơm nước cũng không màng tới, cứ lẩm nhẩm ngựa trời, ngựa hoang, ngựa nuôi, ngựa đực ngựa cái, rồi trâu, bò...Tới khi gần chiều thì Nhạc nhớ ra câu nói của các tiền bối truyền lại là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Linh cơ lóe lên Nhạc chạy vội ra chợ mua một con ngựa cái tơ.
Ngày ngày, Nguyễn Nhạc cất công tập cho con ngựa cái tơ của mình một thói quen, ấy là hễ Nhạc phát tín hiệu thì dẫu đang ở đâu, con ngựa cái tơ ấy vẫn chạy đến với chủ và sung sướng được chủ thưởng cho một mớ cỏ non. Sau khi đã tập thành thục. Nguyễn Nhạc dắt con ngựa cái tơ của mình vào núi Hiển Hách.
Bầy ngựa hoang tỏ ra rất háo hức khi thấy con ngựa cái tơ của Nguyễn Nhạc xuất hiện. Đúng lúc quan hệ giữa bầy ngựa hoang với con ngựa cái tơ của Nguyễn Nhạc đạt tới mức mật thiết nhất thì Nguyễn Nhạc phát tín hiệu. Con ngựa cái tơ vội chạy tới, bầy ngựa hoang cũng chạy theo. Dần dần thành quen, Nguyễn Nhạc đã có thể gọi bầy ngựa hoang đến với mình một cách rất nhanh chóng và tự nhiên.
Khi đã thuần thục, Nguyễn Nhạc mới mời các vị Tù Trưởng tới và nói:
''Tôi là người nhà trời, cho nên, tôi có thể gọi bầy ngựa trời ấy tới với mình. Không tin, các ông hãy đến mà xem nhưng tất cả các ông phải núp thật kín, làm sao để các ông có thể nhìn thấy ngựa mà ngựa thì không thể nào nhìn thấy các ông''.
Các vị Tù Trưởng đồng ý và họ đã được chứng kiến cảnh Nguyễn Nhạc gọi bầy ngựa trời tới. Từ đó, ai cũng tin rằng ba anh em Tây Sơn quả đúng là người nhà trời. Nhưng, lúc này các vị tù trưởng lại nghi ngờ anh em Nhạc là người trời được sai xuống hay là phạm luật trời nên mới bị đày xuống
Ở Phú Lạc thuộc Kiên Thành có khá nhiều núi non, nhưng nổi danh hơn cả vẫn là Trung Sơn. Núi này còn có nhiều tên gọi khác như Hòn Sung, Hòn Sưng, Độc Nhũ Sơn, Độc Xỉ Sơn. Tuy chỉ cao khoảng trăm trượng nhưng Trung Sơn được coi là một trong những ngọn núi thiêng.
Ngọn núi này có sự tích về Chàng Lía, khi mẹ Lía mất, Lía đội quan tài mẹ, một tay thì giữ, còn một tay cầm cái mâm vụt mạnh, mâm bay đi Lía dùng thân pháp “cú nhảy cá lóc” đứng trên mâm, bay tới núi Trung Sơn thì dừng lại, Lía mai táng mẹ mình ở đó.
(Nhắc tới chàng Lía thì có 2 câu vè để nói về cuộc khởi nghĩa Truông Mây: Chiều chiều én liệng Truông Mây. Cảm thương chú Lía bị vây trong thành)
Lúc bấy giờ, Trung Sơn có rất nhiều cọp, vì thế, hầu như chẳng mấy ai dám bước chân lên. Một hôm, Nguyễn Nhạc tổ chức một bữa tiệc linh đình trong nhà mình. Trong số khách mời có khá nhiều vị Tù Trưởng, những người vốn dĩ rất cả tin nhưng cũng rất đa nghi. Nhạc chọn ra gia nhân có tướng người cao lớn, cho ăn mặc kỳ dị rồi bàn kế hoạch mình vạch ra cho họ. Sau đó Nhạc cho mời các vị Tù trưởng đến dùng tiệc.
Đêm khuya, khi tiệc vừa tàn thì bỗng thấy trên đỉnh Trung Sơn lửa sáng rực trời và tiếp đó là tiếng chiêng trống rộn rã nổi lên. Nguyễn Nhạc cùng với nhiều vị Tù Trưởng rủ nhau cầm đuốc đi lên xem chuyện gì đã xảy ra. Khi gần đến nơi, họ bỗng thấy ở chỗ mả của mẹ Chàng Lía, có nhiều người ăn mặc thật dị kì, nắm tay nhau múa hát theo nhịp trống nhịp chiêng chung quanh một đống lửa lớn. Đang lúc kinh ngạc và lo sợ thì bỗng có một người cao lớn nhất, ăn mặc dị kì nhất, bước ra và dõng dạc nói:
''Truyền cho Nguyễn Nhạc tới đây''.
Nguyễn Nhạc run lẩy bẩy, ngoan ngoãn bò tới. Người cao lớn liền mở một cái hòm thật đẹp, lấy ra một tờ giấy và trịnh trọng đọc:
Ta vâng mệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, truyền cho ngươi được quyền làm vua để trị vì thiên hạ kể từ đây.
Được chứng kiến cảnh này, các Tù Trưởng đều rất tin rằng Nguyễn Nhạc chính là người được trời sai xuống để làm vua thiên hạ chứ không phải là bị trời đày xuống.
Khi đã thành công phá tan sự nghi ngờ của các Tù trưởng, được mọi người tôn sùng thì Nguyễn Nhạc tới nhà thầy Hiến để hỏi về kế sách tiếp theo.
Thầy Hiến nói:
''Những việc gần đây con làm ta có nghe qua. Quả thật, con đã vận dụng rất tốt binh pháp : Người tài giỏi dùng binh lừa dối cũng làm, có khi phạm việc trời, có khi phạm tục cấm, có khi giả làm quỷ thần, có khi thác làm mộng mị, khi đưa vật kỳ quái, có khi đặt lời sấm truyền”.
Nửa phần đầu con đã dụng, vậy giờ tiếp theo là đưa vật kỳ quái. Còn phần sấm truyền sẽ do ta lo liệu.
Nhạc hỏi:
''Vật kỳ quái thì theo ý thầy con nên dùng vật gì?''
Thầy Hiến đáp:
''Xưa Lê Thái Tổ tụ nghĩa đã dùng thanh Thuận Thiên Kiếm để thu phục lòng người. Nay ta cũng theo gương ngài mà dùng thanh Độc thần kiếm mà thu lấy nhân tâm. Thanh kiếm để ở nơi ta cũng đã tiêu trừ đi phần nhiều sát khí, con có thể dùng được''.
Nói rồi, Thầy Hiến lấy kiếm trao cho Nhạc. Thầy còn dặn thêm:
''Đã có kiếm thì cần thêm ấn, con về liệu thời mà sắp xếp.''
Trước khi về nhà, Nhạc ghé sang nhà của Lân để cảm tạ việc chỉ điểm.
Tới nhà Lân thì không có Lân ở nhà, gia nhân báo là Lân đang ở bên nơi làm việc.
Nhạc tới nơi thì thấy Lân đang luyện quyền. Thấy Nhạc, Lân dừng tay lại và nói:
''Đệ quả thật đã tạo được danh tiếng vang xa, nhưng có tiếng thì ắt có tai liền kề. Đệ nên thận trọng thu xếp cho chu toàn''.
Nhạc đáp:
''Đệ vừa từ nhà thầy về, sẵn tiện ghé sang nhà huynh để cảm tạ sự chỉ điểm lần trước của huynh. Chuyện đệ làm huynh cũng đã nghe qua, huynh có nguyện ý cùng đệ chống lại triều đình''.
Lân thầm nghĩ [tất nhiên là ta sẽ theo, nhưng đúng tiến trình thì người ta theo phò tá là Nguyễn Huệ. Nhưng hiện tại tiến trình lịch sử đã thay đổi, triều đình sắp tiến hành vây bắt Nguyễn Nhạc]. Nghĩ như vậy, Lân nói:
''Ta rất sẵn lòng, lớp ta toàn những người tài, nếu cả lớp cùng quy tụ thì việc lớn ắt thành. Thời gian sau, ta sẽ tiến cử với đệ một người tài hoa. Hiện tại thì thời cơ chưa đến''.
Ý đã tỏ, Nhạc cáo từ Lân ra về để thu xếp kế sách tiếp theo.
Sau đêm kính nhận mệnh trời trên đỉnh Trung Sơn được một thời gian thì một hôm trời bỗng nổi sấm chớp đùng đùng rồi tuôn mưa xối xả. Nguyễn Nhạc đang vui vẻ đàm đạo với khách tại nhà thì thấy một người hớt hải đội mưa chạy đến và thưa:
''Vừa rồi, sét đánh vỡ tung một tảng đá trên Hòn Giải, tôi tình cờ đi qua và thấy trong đám đá vụn, có cái này''.
Nguyễn Nhạc chỉ mới liếc qua đã mỉm cười và nói:
''Đó là ấn thiêng trời ban cho ta, ta biết rồi, đưa đây''.
Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì lại thấy một người khác, cũng hớt hải đội mưa chạy đến nhà Nguyễn Nhạc và thưa rằng:
''Lúc nãy, tôi tình cờ đi qua Gò Sặt, thấy sét đánh vỡ tung một tảng đá và trên đống đá vụn ấy, có thanh kiếm lạ này''.
Nguyễn Nhạc cũng chỉ liếc qua một cái đã quả quyết:
''Đó là kiếm báu trời ban cho ta, ta biết rồi, đưa đây''.
Từ đây, Nguyễn Nhạc có thêm ấn thiêng và kiếm báu, tin ấy nhanh chóng loan đi khắp nơi, thiên hạ cho rằng chuyện đất bằng nổi sóng chắc chẳng còn bao lâu nữa.
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại
Vì bất ngờ nên Lân ngã lộn nhào trên nền nhà. Tĩnh tâm lại một lúc, Lân tiếp tục luyện tiếp các thức còn lại, luyện thức thứ 2 kinh mạch Lân như muốn nổ tung, toàn thân nóng rực, lúc này Lân mới biết ý của câu “người từng trải qua lằn ranh sống chết hoặc ý chí hơn người”. Đã chết một lần rồi, có gì phải sợ, Lân tiếp tục vận khí cả người căng phồng lên. Đây là thời khắc quan trọng quyết định thành bại, nếu không vượt qua được thì khả năng sẽ đứt hết kinh mạch thành kẻ tàn phế.
Trong đầu Lân nghĩ tới chữ lằn ranh sống chết, âm và dương sinh lưỡng nghi, diệt rồi lặp, lặp rồi diệt, đạo của trời thì cực thịnh ắt dần suy, cực suy ắt dần thịnh.
Lân bắt đầu chuyển hóa luồn khí đang dâng trào đưa vào trong các kinh mạch, âm tuyệt tại dương là âm phục dương tàng, qua thời tàng thì đến phản phục. Khí dương sinh rồi khí âm sinh là bắt đầu có dịch khí. Độ 2 canh giờ thì cả người Lân trở lại bình thường, toàn thân tràn trề sinh lực.
Lúc này Lân khát nước vô cùng, vội đứng dậy cầm nguôn ấm trà mà tu, uống hết nước Lân đập tay xuống bàn nói:
''Thật là sảng khoái''.
Cái bàn không chịu nổi kình lực của Lân mà đổ ầm xuống. Lân giật mình:
''Ôi mẹ ơi! ghê gớm vậy''.
Trời đã gần sáng, Lân lên giường đi ngủ, ngày mai lại luyện tiếp.
Sáng hôm sau Lân mang theo 3 bộ tâm pháp đưa cho Long và kể về chuyện ở vách núi. Long đọc qua thì thấy tâm pháp vô cùng ảo diệu, nếu như luyện lực tay trở nên mạnh mẽ thì sẽ phát huy tối đa được đao pháp mà Long đã học.
Lúc này Nhạc cũng đẩy mạnh việc chiêu mộ, các bản làng đồng bào các dân tộc ở đây rất căm ghét triều đình, nếu như lôi kéo được thì sẽ tạo nên một lực lượng to lớn.
Một hôm, Nguyễn Nhạc sai người đan cho mình mấy cái gùi liền. Xong, Nhạc bí mật lấy nhựa cây trát kín bên trong, cứ chiều chiều khi mặt trời gần khuất thì mang ra suối gánh nước.
Mọi người trông thấy, cho là kì dị, liền hỏi rằng:
''Không ai có thể dùng gùi để đựng nước, tại sao ông lại làm được như vậy?''
Nguyễn Nhạc đáp:
''Ta là người nhà trời. Người nhà trời làm việc tất nhiên là có chỗ không giống với người của hạ giới làm việc rồi''.
Từ đó trở đi, khắp cả một vùng rộng lớn, người ta liên tục rỉ tai nhau rằng, Nguyễn Nhạc là người nhà trời, không phải là người thường của hạ giới. Họ nhìn ba anh em Tây Sơn với cái nhìn đầy cảm phục, nhưng cũng có nhiều người hoài nghi không tin lắm vào lời đồn.
Trong số những người mang lòng hoài nghi, có người mạnh dạn đề nghị phải thử để xác định rõ hư thực.
Trên núi Hiển Hách (cách Tây Sơn không xa) có bầy ngựa hoang rất nhát, hễ thấy bóng người từ xa là đã nhanh chân chạy mất, đồng bào các dân tộc ở đây gọi là ngựa trời, họ bèn đến gặp Nguyễn Nhạc và nói:
''Nếu quả thật ông là người nhà trời thì ắt hẳn là ông phải gọi được bầy ngựa trời ấy đến với ông. Liệu ông có làm được không?''
Nguyễn Nhạc bình tĩnh trả lời:
''Điều ấy có gì là khó đâu''.
Nói vậy nhưng thực ra thì lúc ấy, Nguyễn Nhạc vẫn chưa nghĩ ra được cách gì có thể gọi bầy ngựa hoang đến với mình. Nếu như không trả lời tự tin thì ắt sẽ bị nghi ngờ, danh tiếng tạo dựng trước đó tan thành mây khói.
Về nhà, Nguyễn Nhạc trầm tư suy nghĩ, cơm nước cũng không màng tới, cứ lẩm nhẩm ngựa trời, ngựa hoang, ngựa nuôi, ngựa đực ngựa cái, rồi trâu, bò...Tới khi gần chiều thì Nhạc nhớ ra câu nói của các tiền bối truyền lại là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Linh cơ lóe lên Nhạc chạy vội ra chợ mua một con ngựa cái tơ.
Ngày ngày, Nguyễn Nhạc cất công tập cho con ngựa cái tơ của mình một thói quen, ấy là hễ Nhạc phát tín hiệu thì dẫu đang ở đâu, con ngựa cái tơ ấy vẫn chạy đến với chủ và sung sướng được chủ thưởng cho một mớ cỏ non. Sau khi đã tập thành thục. Nguyễn Nhạc dắt con ngựa cái tơ của mình vào núi Hiển Hách.
Bầy ngựa hoang tỏ ra rất háo hức khi thấy con ngựa cái tơ của Nguyễn Nhạc xuất hiện. Đúng lúc quan hệ giữa bầy ngựa hoang với con ngựa cái tơ của Nguyễn Nhạc đạt tới mức mật thiết nhất thì Nguyễn Nhạc phát tín hiệu. Con ngựa cái tơ vội chạy tới, bầy ngựa hoang cũng chạy theo. Dần dần thành quen, Nguyễn Nhạc đã có thể gọi bầy ngựa hoang đến với mình một cách rất nhanh chóng và tự nhiên.
Khi đã thuần thục, Nguyễn Nhạc mới mời các vị Tù Trưởng tới và nói:
''Tôi là người nhà trời, cho nên, tôi có thể gọi bầy ngựa trời ấy tới với mình. Không tin, các ông hãy đến mà xem nhưng tất cả các ông phải núp thật kín, làm sao để các ông có thể nhìn thấy ngựa mà ngựa thì không thể nào nhìn thấy các ông''.
Các vị Tù Trưởng đồng ý và họ đã được chứng kiến cảnh Nguyễn Nhạc gọi bầy ngựa trời tới. Từ đó, ai cũng tin rằng ba anh em Tây Sơn quả đúng là người nhà trời. Nhưng, lúc này các vị tù trưởng lại nghi ngờ anh em Nhạc là người trời được sai xuống hay là phạm luật trời nên mới bị đày xuống
Ở Phú Lạc thuộc Kiên Thành có khá nhiều núi non, nhưng nổi danh hơn cả vẫn là Trung Sơn. Núi này còn có nhiều tên gọi khác như Hòn Sung, Hòn Sưng, Độc Nhũ Sơn, Độc Xỉ Sơn. Tuy chỉ cao khoảng trăm trượng nhưng Trung Sơn được coi là một trong những ngọn núi thiêng.
Ngọn núi này có sự tích về Chàng Lía, khi mẹ Lía mất, Lía đội quan tài mẹ, một tay thì giữ, còn một tay cầm cái mâm vụt mạnh, mâm bay đi Lía dùng thân pháp “cú nhảy cá lóc” đứng trên mâm, bay tới núi Trung Sơn thì dừng lại, Lía mai táng mẹ mình ở đó.
(Nhắc tới chàng Lía thì có 2 câu vè để nói về cuộc khởi nghĩa Truông Mây: Chiều chiều én liệng Truông Mây. Cảm thương chú Lía bị vây trong thành)
Lúc bấy giờ, Trung Sơn có rất nhiều cọp, vì thế, hầu như chẳng mấy ai dám bước chân lên. Một hôm, Nguyễn Nhạc tổ chức một bữa tiệc linh đình trong nhà mình. Trong số khách mời có khá nhiều vị Tù Trưởng, những người vốn dĩ rất cả tin nhưng cũng rất đa nghi. Nhạc chọn ra gia nhân có tướng người cao lớn, cho ăn mặc kỳ dị rồi bàn kế hoạch mình vạch ra cho họ. Sau đó Nhạc cho mời các vị Tù trưởng đến dùng tiệc.
Đêm khuya, khi tiệc vừa tàn thì bỗng thấy trên đỉnh Trung Sơn lửa sáng rực trời và tiếp đó là tiếng chiêng trống rộn rã nổi lên. Nguyễn Nhạc cùng với nhiều vị Tù Trưởng rủ nhau cầm đuốc đi lên xem chuyện gì đã xảy ra. Khi gần đến nơi, họ bỗng thấy ở chỗ mả của mẹ Chàng Lía, có nhiều người ăn mặc thật dị kì, nắm tay nhau múa hát theo nhịp trống nhịp chiêng chung quanh một đống lửa lớn. Đang lúc kinh ngạc và lo sợ thì bỗng có một người cao lớn nhất, ăn mặc dị kì nhất, bước ra và dõng dạc nói:
''Truyền cho Nguyễn Nhạc tới đây''.
Nguyễn Nhạc run lẩy bẩy, ngoan ngoãn bò tới. Người cao lớn liền mở một cái hòm thật đẹp, lấy ra một tờ giấy và trịnh trọng đọc:
Ta vâng mệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, truyền cho ngươi được quyền làm vua để trị vì thiên hạ kể từ đây.
Được chứng kiến cảnh này, các Tù Trưởng đều rất tin rằng Nguyễn Nhạc chính là người được trời sai xuống để làm vua thiên hạ chứ không phải là bị trời đày xuống.
Khi đã thành công phá tan sự nghi ngờ của các Tù trưởng, được mọi người tôn sùng thì Nguyễn Nhạc tới nhà thầy Hiến để hỏi về kế sách tiếp theo.
Thầy Hiến nói:
''Những việc gần đây con làm ta có nghe qua. Quả thật, con đã vận dụng rất tốt binh pháp : Người tài giỏi dùng binh lừa dối cũng làm, có khi phạm việc trời, có khi phạm tục cấm, có khi giả làm quỷ thần, có khi thác làm mộng mị, khi đưa vật kỳ quái, có khi đặt lời sấm truyền”.
Nửa phần đầu con đã dụng, vậy giờ tiếp theo là đưa vật kỳ quái. Còn phần sấm truyền sẽ do ta lo liệu.
Nhạc hỏi:
''Vật kỳ quái thì theo ý thầy con nên dùng vật gì?''
Thầy Hiến đáp:
''Xưa Lê Thái Tổ tụ nghĩa đã dùng thanh Thuận Thiên Kiếm để thu phục lòng người. Nay ta cũng theo gương ngài mà dùng thanh Độc thần kiếm mà thu lấy nhân tâm. Thanh kiếm để ở nơi ta cũng đã tiêu trừ đi phần nhiều sát khí, con có thể dùng được''.
Nói rồi, Thầy Hiến lấy kiếm trao cho Nhạc. Thầy còn dặn thêm:
''Đã có kiếm thì cần thêm ấn, con về liệu thời mà sắp xếp.''
Trước khi về nhà, Nhạc ghé sang nhà của Lân để cảm tạ việc chỉ điểm.
Tới nhà Lân thì không có Lân ở nhà, gia nhân báo là Lân đang ở bên nơi làm việc.
Nhạc tới nơi thì thấy Lân đang luyện quyền. Thấy Nhạc, Lân dừng tay lại và nói:
''Đệ quả thật đã tạo được danh tiếng vang xa, nhưng có tiếng thì ắt có tai liền kề. Đệ nên thận trọng thu xếp cho chu toàn''.
Nhạc đáp:
''Đệ vừa từ nhà thầy về, sẵn tiện ghé sang nhà huynh để cảm tạ sự chỉ điểm lần trước của huynh. Chuyện đệ làm huynh cũng đã nghe qua, huynh có nguyện ý cùng đệ chống lại triều đình''.
Lân thầm nghĩ [tất nhiên là ta sẽ theo, nhưng đúng tiến trình thì người ta theo phò tá là Nguyễn Huệ. Nhưng hiện tại tiến trình lịch sử đã thay đổi, triều đình sắp tiến hành vây bắt Nguyễn Nhạc]. Nghĩ như vậy, Lân nói:
''Ta rất sẵn lòng, lớp ta toàn những người tài, nếu cả lớp cùng quy tụ thì việc lớn ắt thành. Thời gian sau, ta sẽ tiến cử với đệ một người tài hoa. Hiện tại thì thời cơ chưa đến''.
Ý đã tỏ, Nhạc cáo từ Lân ra về để thu xếp kế sách tiếp theo.
Sau đêm kính nhận mệnh trời trên đỉnh Trung Sơn được một thời gian thì một hôm trời bỗng nổi sấm chớp đùng đùng rồi tuôn mưa xối xả. Nguyễn Nhạc đang vui vẻ đàm đạo với khách tại nhà thì thấy một người hớt hải đội mưa chạy đến và thưa:
''Vừa rồi, sét đánh vỡ tung một tảng đá trên Hòn Giải, tôi tình cờ đi qua và thấy trong đám đá vụn, có cái này''.
Nguyễn Nhạc chỉ mới liếc qua đã mỉm cười và nói:
''Đó là ấn thiêng trời ban cho ta, ta biết rồi, đưa đây''.
Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì lại thấy một người khác, cũng hớt hải đội mưa chạy đến nhà Nguyễn Nhạc và thưa rằng:
''Lúc nãy, tôi tình cờ đi qua Gò Sặt, thấy sét đánh vỡ tung một tảng đá và trên đống đá vụn ấy, có thanh kiếm lạ này''.
Nguyễn Nhạc cũng chỉ liếc qua một cái đã quả quyết:
''Đó là kiếm báu trời ban cho ta, ta biết rồi, đưa đây''.
Từ đây, Nguyễn Nhạc có thêm ấn thiêng và kiếm báu, tin ấy nhanh chóng loan đi khắp nơi, thiên hạ cho rằng chuyện đất bằng nổi sóng chắc chẳng còn bao lâu nữa.
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại