Chương 134: Phản kích
Trong lúc Trương Phúc Tá cho người tất bật chuẩn vũ khí cho cuộc tập kích thì ở phía doanh trại quân Tây Sơn, Đặng Xuân Phong và Từ Văn Tú đang nhàn nhã thưởng trà.
''Tướng quân gia nhập nghĩa quân cũng đã được một đoạn thời gian, không biết có từng gặp qua đô đốc Phan Văn Lân'' đặt chén trà xuống, Từ Văn Tú nhẹ giọng hỏi
Phong mỉm cười đáp: ''Cũng có nghe nói đến nhưng chưa có cơ hội diện kiến, dường như cả trại chủ và Huệ tướng quân đều rất coi trọng vị đô đốc này. Tiên sinh nhắc đến là có dụng ý gì chăng?''
Từ Văn Tú sờ sờ bộ râu của mình, đưa mắt nhìn ra xa chậm rãi đáp: ''Người này có tài dụng binh thiên biến vạn hóa, Từ mỗ thuở mới gia nhập nghĩa quân may mắn được Nhạc trại chủ coi trọng, chính vì lẽ đó mà sinh ra lòng tự phụ, nghĩ mình thông hiểu cổ kim, tinh thông binh pháp nên rất xem thường ý kiến của các võ tướng. Cho đến khi ta gặp được Lân đô đốc, mới hay núi này cao còn có núi khác cao hơn, sở học của ta so với ngài ấy chẳng khác nào đom đóm so với nhật nguyệt''
Trong lòng Đặng Xuân Phong cảm thấy khó hiểu [sao tự dưng Từ tiên sinh lại nhắc đến người này, cho dù vị đô đốc đó có tài giỏi thì cũng có liên quan gì đến việc quân nơi đây]
Nhìn thấy vẻ mặt khó hiểu của Phong, Từ Văn Tú giơ tay vỗ vỗ trán mình, mỉm cười nói:
''Nhớ lại chuyện cũ làm Từ mỗ có chút cảm khái, hà hà…Quay lại chuyện chính, cái Từ mỗ muốn nhắc tới là lời Lân đô đốc từng nói. Phàm việc chưa nghĩ đến được thì lòng hẳn sợ, lòng sợ thì thảng thốt không tính toán được, đó là điềm thua. Cho nên phải tính địch đánh úp thì lấy gì mà ứng, địch xông lại thì lấy gì mà chống, địch cắt đôi thì phân làm sao, bốn mặt địch lại thì đánh làm sao.
Phàm những việc khó khăn gian hiểm thì dự trù mà phân bố, cần có phép nhất định và tính cả phép không nhất định, rồi sau lòng mới yên khí mới định, xảy gặp thì không sợ, trong bước lụy mà không nguy. Người xưa làm việc quân, qua sự hiểm vượt sự khó, làm yên không lo, nếu không có mưu trí kỳ dị, lo nghĩ trong chỗ không ngờ, đặt phép trong chỗ không phòng, địch lớn không sợ, địch nhỏ không khinh, kế hoạch chu đáo không dám cậy mà phải làm chu đáo hơn.
Người dùng binh không lúc nào là không nguy, cho nên không lúc nào là không cẩn thận. Vào trong quân thì như người có trinh sát, ra ngoài cõi thì nghiêm sợ như lúc giao trận, khi được lấy thì nghiệm cái gì không hại, gặp sự hiểm thì phải tìm kẻ gian, địch đến thì lo có mưu, ta ra quân thì có kế trước, cẩn thận mà làm việc quân, đó là đạo hay nhất
Một là thông, hai là điệp, ba là trinh, bốn là hướng. Thông là thông biết mưu kế của địch. Điệp là biết sự thực hư của địch. Trinh là biết sự động tĩnh ẩn hiện của địch. Hướng là biết được núi sông rậm rạp, đường sá quanh co, thế đất hiểm dễ. Biết được mưu kế thì biết được cách phá, biết được hư thực thì biết được cách đánh, biết được động tĩnh ẩn hiện thì biết thừa cơ, biết được sông núi đường sá thì biết được lối đi lại.
Gió giật ào ào, cần phòng ngọn gió, các sao đều động, hẳn có mưa sa, mây mù bốn phía, sợ có quân nấp đánh úp, gió dữ mưa to, sấm sét dồn dập, thì gấp chuẩn bị nỏ khoẻ. Người khéo nhân thì không dịp nào là không thừa cơ, người giỏi phòng thì không dịp nào là không ứng dụng. Trời chưa từng không do người, duy người là có thể nhân mà lấy dùng vậy. Cần gì phải cầu nghiệm ở đâu
Phàm giặc đánh ta là có bảy điều nhân: ngày đêm mỏi mệt thì nhân ta nhọc, cầm cự lâu ngày thì nhân ta lười, gió mây mù tối thì nhân ta lơ, tên hết súng thưa thì nhân ta thiếu, ụ đơn bờ yên thì nhân ta sơ hở, lửa cháy rối ren thì nhân ta nguy cấp, thanh đông kích tây để nhân ta không ngờ. Đó là bảy điều nhân. Thành còn hay mất, không thể không phòng bị''.
Phong tự mình lẩm nhẩm: ''Đặt phép trong chỗ không phòng, địch lớn không sợ, địch nhỏ không khinh, địch đánh úp thì lấy gì mà ứng, địch xông lại thì lấy gì mà chống. Ngày đêm mỏi mệt thì nhân ta nhọc, cầm cự lâu ngày thì nhân ta lười, gió mây mù tối thì nhân ta lơ''
Lẩm nhẩm tới lui, mắt Phong sáng bừng lên: ''Hay, thật là hay, ta biết nên làm gì rồi, ha ha ha''
Tối hôm ấy khi canh 2 vừa điểm, Tá lại tiếp tục cho quân lên thành dùng người rơm mặc y phục binh lính thả xuống thành dê ngựa. Đợi một lúc lâu vẫn không thấy quân Tây Sơn có động tĩnh thì cho quân tắt hết đèn đuốc, lui xuống thành. Đến canh ba lại tiếp tục cho người thả người rơm xuống, nhưng lần này có cho người thật chen lẫn người rơm mà xuống dưới thành, cố ý làm ra huyên náo một lúc. Bên phía quân Tây Sơn có cử ra một đội nhân mã tới thám thính rồi lặng lẽ rút lui.
Đến canh tư, Tá và Tần tiếp tục cho người leo xuống thành. Cai độ Tần nhìn trời nói:
''Đêm nay không trăng, trời tối đen như mực, tập kích lúc này là thích hợp nhất. Trương quân sư đúng là dự liệu thật chu toàn''
Trần Lập có chút căng thẳng hỏi: ''Lỡ như chúng có phòng bị thì chúng ta nên làm thế nào''
Tần cười hề hề nói: ''Ngươi yên tâm đi, chúng ta đến quấy nhiễu một phen rồi chạy về, chúng không kịp trở tay đâu. Chỉ cần bọn giặc rút quân đi thì rượu thịt, gái đẹp tha hồ cho ngươi hưởng, hắc hắc''
Nghe đến rượu thịt, gái đẹp thì Trần Lập mắt sáng lên, dũng khí theo đó mà tăng lên mấy phần.
Đội quân tập kích chia ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm 40 người. Mang theo cung nỏ, thuốc nổ âm thầm tiến quân về phía doanh trại quân Tây Sơn. Khi còn cách doanh trại trăm trượng thì tiến hành lắp cung nỏ, chuẩn bị sẵn lửa. Một tiếng kèn vang lên, cả đội nhất tề xông lên, dùng cung nỏ bắn tên lửa vào doanh trại địch.
Trăm điểm tinh quang bay lên trời không, những mũi tên lửa cháy phừng phừng lao tới lều trại, "Vút…vút...vút…phặp…phặp" tiếng tên lao đi rít gào, những lều trại quân địch lập tức bùng cháy dữ dội. Quân Tây Sơn đánh trống khua chiên ầm ầm báo động
''Có địch tập kích, mau dập lửa, aaaa…cứu ta''
''Có địch tập kích, có địch tập kích…''
Cai đội Tần hưng phấn đến đỏ bừng cả mặt, quát lớn:
''Tiếp tục bắn tên, tiến lên đốt phá doanh trại bọn chúng''
Lại thêm mấy đợt tên lửa bắn ra, doanh trại bốc cháy, lửa khói mù mịt cả một góc trời. Trần Lập xuất lãnh 40 người mang theo gươm giáo, thuốc nổ xung phong tiến lên trước. Khi vừa chạy gần tới doanh trại địch thì bỗng dưới chân vướn phải thứ gì đó, chưa kịp định thần nhìn xem là thứ gì thì nghe tiếng ''véo…véo…vút…'' hàng trăm mũi tên xé gió bay đến.
Tần Lập là người có võ công nên ứng biến cũng mau lẹ, hắn múa đao che kín người, mũi tên lao đến bị đại đao trong tay hắn đánh văng ra, nhưng mấy huynh đệ phía sau thì không làm được như hắn, hàng loạt kẻ ngã xuống, tiếng la hét đau đớn vô cùng thảm thiết. Tần Lập mặt cắt không còn giọt máu, sống lưng lạnh toát, hét toáng lên:
''Trúng kế rồi, chạy về mauuuu…''
Nhóm 40 người của Lập chỉ còn lại 5,6 người là còn sống, vội vội vàng vàng xoay người chạy ngược về. Cai đội Tần đang định tiến lên thì thấy đội của Tần Lập đã bị diệt sạch, liền không chút do dự mà xoay người chạy nhanh về thành.
Từ hai phía tả hữu, quân Tây Sơn nhất tề đứng dậy, tên đạn bắn như mưa vào đám quân phục kích. Binh lính bị trúng tên đạn ngã xuống la liệt.
Nguyên lai, quân Tây Sơn đã có sự chuẩn bị sẵn, cho quân lính ngụy trang hai bên tả hữu, chờ cho quân địch trúng bẫy chạy lui về thì đồng loạt đứng dậy tấn công.
Cái bẫy kia do Đặng Xuân Phong sắp đặt từ lúc ban chiều, khi mặt trời vừa mới khuất dạng thì liền cho người làm ngay.
Về cách làm: Dùng một cái nỏ lân, xoi rãnh đặt ba tên, dưới nỏ ở chính giữa lại làm một lỗ tròn, to hơn 1 tấc. Lại dựng một cột gỗ ở cửa trại, gần chỗ hổ môn, đầu cột dùng một cột sắt tròn đóng vào 5 phân, cao hơn đầu cột 2 tấc.
Rồi đem lỗ tròn dưới nỏ lồng vào cột sắt ấy, để tiện xoay chuyển. Đầu nỏ làm một cái vòng thau. Lại lấy hai sợi dây tơ nhỏ, một sợi giằng buộc vòng thau vào cái bạo cửa bên tả, một sợi giằng buộc vào bạo cửa bên hữu, tạm thắt lại như cách thắt giải áo.
Lại dùi đằng sau nỏ một lỗ chếch, lấy gỗ nhỏ cắm vào, nửa ở dưới nỏ nửa ở trên nỏ, để làm máy nỏ. Lại lấy một miếng gỗ đỡ ở đầu dưới máy nỏ ấy tạm cài vào bên cột máy. Rồi sau giương dây nỏ đặt vào trên máy, bên trên đặt ba tên để đợi dùng. Nếu kẻ gian vô ý xông vào, động phải dây tơ, nỏ tự xoay chuyển, rơi cái gỗ đỡ, dây nỏ bật lên, tên nỏ bắn ra.
Nguyễn Văn Thanh xuất lãnh đội kỵ binh lao ra, nét mặt dữ tợn gầm lên:
''Bọn chuột khốn kiếp…hôm nay ta phải diệt sạch các ngươi…giết…''
Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.
Trong lúc Trương Phúc Tá cho người tất bật chuẩn vũ khí cho cuộc tập kích thì ở phía doanh trại quân Tây Sơn, Đặng Xuân Phong và Từ Văn Tú đang nhàn nhã thưởng trà.
''Tướng quân gia nhập nghĩa quân cũng đã được một đoạn thời gian, không biết có từng gặp qua đô đốc Phan Văn Lân'' đặt chén trà xuống, Từ Văn Tú nhẹ giọng hỏi
Phong mỉm cười đáp: ''Cũng có nghe nói đến nhưng chưa có cơ hội diện kiến, dường như cả trại chủ và Huệ tướng quân đều rất coi trọng vị đô đốc này. Tiên sinh nhắc đến là có dụng ý gì chăng?''
Từ Văn Tú sờ sờ bộ râu của mình, đưa mắt nhìn ra xa chậm rãi đáp: ''Người này có tài dụng binh thiên biến vạn hóa, Từ mỗ thuở mới gia nhập nghĩa quân may mắn được Nhạc trại chủ coi trọng, chính vì lẽ đó mà sinh ra lòng tự phụ, nghĩ mình thông hiểu cổ kim, tinh thông binh pháp nên rất xem thường ý kiến của các võ tướng. Cho đến khi ta gặp được Lân đô đốc, mới hay núi này cao còn có núi khác cao hơn, sở học của ta so với ngài ấy chẳng khác nào đom đóm so với nhật nguyệt''
Trong lòng Đặng Xuân Phong cảm thấy khó hiểu [sao tự dưng Từ tiên sinh lại nhắc đến người này, cho dù vị đô đốc đó có tài giỏi thì cũng có liên quan gì đến việc quân nơi đây]
Nhìn thấy vẻ mặt khó hiểu của Phong, Từ Văn Tú giơ tay vỗ vỗ trán mình, mỉm cười nói:
''Nhớ lại chuyện cũ làm Từ mỗ có chút cảm khái, hà hà…Quay lại chuyện chính, cái Từ mỗ muốn nhắc tới là lời Lân đô đốc từng nói. Phàm việc chưa nghĩ đến được thì lòng hẳn sợ, lòng sợ thì thảng thốt không tính toán được, đó là điềm thua. Cho nên phải tính địch đánh úp thì lấy gì mà ứng, địch xông lại thì lấy gì mà chống, địch cắt đôi thì phân làm sao, bốn mặt địch lại thì đánh làm sao.
Phàm những việc khó khăn gian hiểm thì dự trù mà phân bố, cần có phép nhất định và tính cả phép không nhất định, rồi sau lòng mới yên khí mới định, xảy gặp thì không sợ, trong bước lụy mà không nguy. Người xưa làm việc quân, qua sự hiểm vượt sự khó, làm yên không lo, nếu không có mưu trí kỳ dị, lo nghĩ trong chỗ không ngờ, đặt phép trong chỗ không phòng, địch lớn không sợ, địch nhỏ không khinh, kế hoạch chu đáo không dám cậy mà phải làm chu đáo hơn.
Người dùng binh không lúc nào là không nguy, cho nên không lúc nào là không cẩn thận. Vào trong quân thì như người có trinh sát, ra ngoài cõi thì nghiêm sợ như lúc giao trận, khi được lấy thì nghiệm cái gì không hại, gặp sự hiểm thì phải tìm kẻ gian, địch đến thì lo có mưu, ta ra quân thì có kế trước, cẩn thận mà làm việc quân, đó là đạo hay nhất
Một là thông, hai là điệp, ba là trinh, bốn là hướng. Thông là thông biết mưu kế của địch. Điệp là biết sự thực hư của địch. Trinh là biết sự động tĩnh ẩn hiện của địch. Hướng là biết được núi sông rậm rạp, đường sá quanh co, thế đất hiểm dễ. Biết được mưu kế thì biết được cách phá, biết được hư thực thì biết được cách đánh, biết được động tĩnh ẩn hiện thì biết thừa cơ, biết được sông núi đường sá thì biết được lối đi lại.
Gió giật ào ào, cần phòng ngọn gió, các sao đều động, hẳn có mưa sa, mây mù bốn phía, sợ có quân nấp đánh úp, gió dữ mưa to, sấm sét dồn dập, thì gấp chuẩn bị nỏ khoẻ. Người khéo nhân thì không dịp nào là không thừa cơ, người giỏi phòng thì không dịp nào là không ứng dụng. Trời chưa từng không do người, duy người là có thể nhân mà lấy dùng vậy. Cần gì phải cầu nghiệm ở đâu
Phàm giặc đánh ta là có bảy điều nhân: ngày đêm mỏi mệt thì nhân ta nhọc, cầm cự lâu ngày thì nhân ta lười, gió mây mù tối thì nhân ta lơ, tên hết súng thưa thì nhân ta thiếu, ụ đơn bờ yên thì nhân ta sơ hở, lửa cháy rối ren thì nhân ta nguy cấp, thanh đông kích tây để nhân ta không ngờ. Đó là bảy điều nhân. Thành còn hay mất, không thể không phòng bị''.
Phong tự mình lẩm nhẩm: ''Đặt phép trong chỗ không phòng, địch lớn không sợ, địch nhỏ không khinh, địch đánh úp thì lấy gì mà ứng, địch xông lại thì lấy gì mà chống. Ngày đêm mỏi mệt thì nhân ta nhọc, cầm cự lâu ngày thì nhân ta lười, gió mây mù tối thì nhân ta lơ''
Lẩm nhẩm tới lui, mắt Phong sáng bừng lên: ''Hay, thật là hay, ta biết nên làm gì rồi, ha ha ha''
Tối hôm ấy khi canh 2 vừa điểm, Tá lại tiếp tục cho quân lên thành dùng người rơm mặc y phục binh lính thả xuống thành dê ngựa. Đợi một lúc lâu vẫn không thấy quân Tây Sơn có động tĩnh thì cho quân tắt hết đèn đuốc, lui xuống thành. Đến canh ba lại tiếp tục cho người thả người rơm xuống, nhưng lần này có cho người thật chen lẫn người rơm mà xuống dưới thành, cố ý làm ra huyên náo một lúc. Bên phía quân Tây Sơn có cử ra một đội nhân mã tới thám thính rồi lặng lẽ rút lui.
Đến canh tư, Tá và Tần tiếp tục cho người leo xuống thành. Cai độ Tần nhìn trời nói:
''Đêm nay không trăng, trời tối đen như mực, tập kích lúc này là thích hợp nhất. Trương quân sư đúng là dự liệu thật chu toàn''
Trần Lập có chút căng thẳng hỏi: ''Lỡ như chúng có phòng bị thì chúng ta nên làm thế nào''
Tần cười hề hề nói: ''Ngươi yên tâm đi, chúng ta đến quấy nhiễu một phen rồi chạy về, chúng không kịp trở tay đâu. Chỉ cần bọn giặc rút quân đi thì rượu thịt, gái đẹp tha hồ cho ngươi hưởng, hắc hắc''
Nghe đến rượu thịt, gái đẹp thì Trần Lập mắt sáng lên, dũng khí theo đó mà tăng lên mấy phần.
Đội quân tập kích chia ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm 40 người. Mang theo cung nỏ, thuốc nổ âm thầm tiến quân về phía doanh trại quân Tây Sơn. Khi còn cách doanh trại trăm trượng thì tiến hành lắp cung nỏ, chuẩn bị sẵn lửa. Một tiếng kèn vang lên, cả đội nhất tề xông lên, dùng cung nỏ bắn tên lửa vào doanh trại địch.
Trăm điểm tinh quang bay lên trời không, những mũi tên lửa cháy phừng phừng lao tới lều trại, "Vút…vút...vút…phặp…phặp" tiếng tên lao đi rít gào, những lều trại quân địch lập tức bùng cháy dữ dội. Quân Tây Sơn đánh trống khua chiên ầm ầm báo động
''Có địch tập kích, mau dập lửa, aaaa…cứu ta''
''Có địch tập kích, có địch tập kích…''
Cai đội Tần hưng phấn đến đỏ bừng cả mặt, quát lớn:
''Tiếp tục bắn tên, tiến lên đốt phá doanh trại bọn chúng''
Lại thêm mấy đợt tên lửa bắn ra, doanh trại bốc cháy, lửa khói mù mịt cả một góc trời. Trần Lập xuất lãnh 40 người mang theo gươm giáo, thuốc nổ xung phong tiến lên trước. Khi vừa chạy gần tới doanh trại địch thì bỗng dưới chân vướn phải thứ gì đó, chưa kịp định thần nhìn xem là thứ gì thì nghe tiếng ''véo…véo…vút…'' hàng trăm mũi tên xé gió bay đến.
Tần Lập là người có võ công nên ứng biến cũng mau lẹ, hắn múa đao che kín người, mũi tên lao đến bị đại đao trong tay hắn đánh văng ra, nhưng mấy huynh đệ phía sau thì không làm được như hắn, hàng loạt kẻ ngã xuống, tiếng la hét đau đớn vô cùng thảm thiết. Tần Lập mặt cắt không còn giọt máu, sống lưng lạnh toát, hét toáng lên:
''Trúng kế rồi, chạy về mauuuu…''
Nhóm 40 người của Lập chỉ còn lại 5,6 người là còn sống, vội vội vàng vàng xoay người chạy ngược về. Cai đội Tần đang định tiến lên thì thấy đội của Tần Lập đã bị diệt sạch, liền không chút do dự mà xoay người chạy nhanh về thành.
Từ hai phía tả hữu, quân Tây Sơn nhất tề đứng dậy, tên đạn bắn như mưa vào đám quân phục kích. Binh lính bị trúng tên đạn ngã xuống la liệt.
Nguyên lai, quân Tây Sơn đã có sự chuẩn bị sẵn, cho quân lính ngụy trang hai bên tả hữu, chờ cho quân địch trúng bẫy chạy lui về thì đồng loạt đứng dậy tấn công.
Cái bẫy kia do Đặng Xuân Phong sắp đặt từ lúc ban chiều, khi mặt trời vừa mới khuất dạng thì liền cho người làm ngay.
Về cách làm: Dùng một cái nỏ lân, xoi rãnh đặt ba tên, dưới nỏ ở chính giữa lại làm một lỗ tròn, to hơn 1 tấc. Lại dựng một cột gỗ ở cửa trại, gần chỗ hổ môn, đầu cột dùng một cột sắt tròn đóng vào 5 phân, cao hơn đầu cột 2 tấc.
Rồi đem lỗ tròn dưới nỏ lồng vào cột sắt ấy, để tiện xoay chuyển. Đầu nỏ làm một cái vòng thau. Lại lấy hai sợi dây tơ nhỏ, một sợi giằng buộc vòng thau vào cái bạo cửa bên tả, một sợi giằng buộc vào bạo cửa bên hữu, tạm thắt lại như cách thắt giải áo.
Lại dùi đằng sau nỏ một lỗ chếch, lấy gỗ nhỏ cắm vào, nửa ở dưới nỏ nửa ở trên nỏ, để làm máy nỏ. Lại lấy một miếng gỗ đỡ ở đầu dưới máy nỏ ấy tạm cài vào bên cột máy. Rồi sau giương dây nỏ đặt vào trên máy, bên trên đặt ba tên để đợi dùng. Nếu kẻ gian vô ý xông vào, động phải dây tơ, nỏ tự xoay chuyển, rơi cái gỗ đỡ, dây nỏ bật lên, tên nỏ bắn ra.
Nguyễn Văn Thanh xuất lãnh đội kỵ binh lao ra, nét mặt dữ tợn gầm lên:
''Bọn chuột khốn kiếp…hôm nay ta phải diệt sạch các ngươi…giết…''
Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.