Hôm nay, vẫn như thường lệ sau khi sắp xếp một số việc ở xưởng xong thì đi đến lớp. Công việc của Dũng và Long cũng giao lại cho đội trưởng nhóm thợ để đến lớp.
Sau khi thầy Hiến truyền dạy xong phần binh pháp thì đến phần huyền học, huyền học ở đây bao gồm chiêm tinh, tướng số, ngũ hành, bát quái, phong thủy…
Thầy Hiến bước vào lớp và nói:
''Trong phần binh pháp ta đã dạy trước đó, ta rất vừa ý về trò Thơm, rất thông tuệ, hiểu được hầu hết những cái ta đã truyền dạy cho''.
Thơm đứng dậy đáp:
''Đệ tử tạ ơn sư phụ đã khen ngợi'' (thời gian đầu chủ yếu thầy dạy võ nên cả lớp vẫn quen gọi thầy là sư phụ)
Thầy Hiến nói tiếp:
''Sau buổi học, trò Nhạc ở lại cùng ta, ta có vài điều cần dặn dò lại cho trò. Hôm nay ta sẽ dạy các trò về thái ất, còn những phần sau này như lục nhâm, lục đinh, lục mậu, tứ bạch, dịch tượng số, sấm vĩ, hà đồ, lạc thư, đồ sấm…các trò có thể tự mình tìm hiểu để trao dồi thêm. Các loại hình tứ tượng bát quái phần nhiều đều quy về một mối, những ai có tuệ căn, thiên phú, nhãn lực thì mới có thể hiểu được sâu. Phần này nếu trò nào thấy mình khó lĩnh hội được thì có thể không cần phải theo học''.
''Người được xem là hiểu sâu sắc và phát huy đỉnh cao của thái ất là cụ Trình Tuyền Hầu tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà cả ba nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều phải kính phục. Từ bé ông đã được mẹ dạy cho dịch lý, tướng số. Sau này Trạng Trình theo học thầy Lương Đắc Bằng, trước khi qua đời ông đã trao cho Trạng trình bộ sách quý về dịch học, đó là bộ Thái Ất Thần Kinh.
Nói đến thân mẫu của cụ Trình Tuyền hầu thì đó là một người phụ nữ lòng mang chí lớn, nếu đem so sánh thì ví như Lữ hậu thời nhà Hán. Nhưng bà lại không hoàn thành được ý nguyện của mình.
Ta sẽ kể cho các trò nghe sơ lược về cuộc đời bà:
Cụ Trình Tuyền Hầu (Nguyễn Bỉnh Khiêm) sinh vào năm Hồng Đức thứ 22 (năm 1491), thân mẫu là Nhữ Thị Thục con gái quan Hộ bộ Thượng thư Nhữ Văn Lan, bà giỏi văn chương và tài học về Lý – số học, có chí lớn. Bà tâm niệm rằng: "nếu không lấy được chồng làm Thiên tử, thì con bà sinh ra sau này cũng phải làm Thiên tử một nước"và rất tin tưởng phép nhân định thắng thiên.
Bà muốn đào tạo con (Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trạng Trình) mình sau này có thể làm vua, nhưng chồng bà lại xem đó là phản nghịch nên dạy con sau này làm bề tôi. Bà chán nản bỏ đi, ít lâu sau thì lấy chồng họ Phùng sinh ra Phùng Khắc Khoan (theo học anh mình là Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng đỗ trạng gọi là Trạng Bùng) con tuy tướng quý nhưng không thể làm vua được. Mãi đến sau này khi đến một làng chài nhỏ, bà thấy một thanh niên nghèo làm nghề chài lưới có tướng làm vua nhưng bà chỉ thở dài vì lúc này tuổi đã già. Người thanh niên ấy là Mạc Đăng Dung, người lập ra nhà Mạc''.
Kể xong thầy Hiến dừng lại một lúc rồi nói:
''Chúng ta sẽ bắt đầu nhập môn về thái ất''
''Mao tử nói: lời của nhà thuật số là nghiêm chỉnh. Bộ Lục Kinh không còn ai dẫn lối, mà tổ được truyền lại chỉ nói là do các Tiên Thái. Nay Tiên Thái đã qua, Lục Kinh không còn ai truyền nối. Đạo tản mát trong mọi nhà. Mỗi nhà dùng thuật mà vận. Nếu vận thấy hợp với đạo thì có nghiệm. Vì thấy có nghiệm nên truyền lại. Có ba nhà truyền lại rõ rệt nhất là: Thái Ất, Lục Nhâm và Kỳ Môn. Ba nhà này đều cho rằng do tiên sinh Tề mà có, rồi lưu lại cho Thủy Hậu.
Vì thế khi nói đến 3 nhà, phải lấy Thái Ất thống nhất cả, vì lời Thái Ất có 9 tức là 9 số của Thơ Lạc, phép vận thức của Thái Ất qua Cửu Cung bát quái, Phi pháp phi phi pháp – tức là phép Dẫn Một Cực Ba, rất huyền vi.
Trong Thái Ất học thì có Cửu Cung Quí Thần làm gốc tại sao Đẩu Cực, bắt đầu khởi từ cung Khảm mà Hành – đó là lấy Khí mà xét, thì số Sinh được trọng dụng,
Còn Thái Ất bàn tướng tác dụng đến 16 cung gồm cả Chủ và Khách, xét biết tai ương, cai trị mặt đất, thuật hành 8 cung lưu lại 3 số để lý thiên, lý định, lý nhân ( theo Tam Tài ) là 3 cực, mà đầu mỗi cực là số 1. Vậy số 1 là chỗ Thái Cực sơ phán đồng thể với cung Kiền làm đầu mối cho trời che, đất che, che chở con người. Vì thế Thái Ất khởi mệnh Càn mà hành, lại dùng số thành làm Mệnh của Thiên môn tại Càn, hay là Thiên Đạo của Thái Ất hành dẫn số.
Các phép độn đều dùng Cửu Cung Bát Quái làm thuật. Lại có thuật phối Linh Qui vào Hà Đồ mà đặt ra cửu cung thường đạo, đem số 5 vào trung cung, để đặt các số khác theo lối Linh Qui là 2,4 ở vai, 6,8 ở chân, tả 3, hữu 7, đạp 1, đội 9. Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Kiền, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly''.
Vừa giảng thầy Hiến vừa vẽ ra cho các học trò xem.
Lân nhìn vào thì thấy quen quen, hình như lúc nhỏ học tiểu học có thằng bạn trong lớp đố lấy 9 số đặt vào 9 ô, làm sao cho mỗi hàng dọc, ngang, chéo đều là 15, thì ra cái này gọi là cửu cung.
Thầy Hiến giảng tiếp:
''Phép tượng số trong Hà Đồ - Lạc Thư qua câu: Sao trời lấy thông Càn làm chỗ đầu sinh ra đầu số, để cho sách Lạc ứng vào số 6 làm chốn sinh- thành- tuyệt ở một gốc tức là để Thái Ất chủ khách khởi Càn gọi là Dẫn 1 cực Ba.
Theo về đường Âm sinh thì cung Ngọ là chỗ âm bắt đầu sinh gọi là một âm sinh, đến Tuất là đơn âm, đến Hợi là thuần âm. Phương sức của Khí Lực Âm đến Tuất Hợi là cùng Tuyệt. Vậy âm tuyệt tại cung 1 Kiền thuần dương, tức là Càn 1 là chỗ âm tuyệt mà tuyệt tại Dương. Cung Kiền là Thiên Môn, chủ Thiên Đạo, Địa Đạo, Nhân Đạo tài thành, công của Âm Đức cũng là đức dẫn đầu thế gọi là Thông Càn.
Nếu không có Thông Càn tức là khi Văn Xương tù và bách hiệp thì tượng làm đạo vua, cha, tượng làm trời, tượng làm gốc sinh ra đầu, không thể dẫn lối cho Lý Thiên – Địa – Nhân trong ba đạo Tam Tài. Chỉ khi đã Thông Càn thì mới hiểu đạo vua, tôi, đạo cha, con, vợ chồng
Đạo Khôn tiếp nối đạo Càn, Càn làm cha, Khôn làm mẹ. Cả hai là hai diệu hợp như sức âm đức, sức tàng trong nguyên ủy là Đạo, khi đem ra dùng thì số 6 ứng làm Khôn làm Địa hộ, có địa hộ hợp Càn Thiên Môn thì mới có Sinh Thành''.
Rồi thầy bắt đầu giảng về tính quẻ Ất. Khởi đầu là Khuôn huyền, vòng kỷ giáp tý. Nào là tìm Tuế Kể, Thần Kể, Thiên Mục, Địa Mục, 2 Đại tướng chủ khách, 2 tham tướng, Tam cơ, 5 Phúc, Đại Du, Tứ Thần, Ngũ hành, Tràng sinh…. Tính toán các quẻ theo cách nói của người thời này có phần hơi trừu tượng. Mà tất cả các quẻ đều dựa vào tính toán.
Thầy nói mà Lân ngồi nghe như vịt nghe sấm, không hiểu được gì. Chỉ là những thuật toán cộng trừ nhưng càng nghe càng rối, ví như tính từ năm Thượng Cổ Giáp Tý được 10.155.358 toán, rồi vòng Kỷ Dư… Càng nghe càng mơ hồ, bởi thế mới thấy những nhà tinh thông dịch số, bát quái đúng là những thiên tài. Những phần về sau như lập quẻ, đối chiếu, khối toán…thì hầu như Lân không nghe nữa, có nghe cũng không hiểu được gì. Chỉ khi tới phần liên quan phong thủy, thầy kể cho nghe về một tích xưa thì Lân mới bắt đầu chăm chú nghe.
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại
Sau khi thầy Hiến truyền dạy xong phần binh pháp thì đến phần huyền học, huyền học ở đây bao gồm chiêm tinh, tướng số, ngũ hành, bát quái, phong thủy…
Thầy Hiến bước vào lớp và nói:
''Trong phần binh pháp ta đã dạy trước đó, ta rất vừa ý về trò Thơm, rất thông tuệ, hiểu được hầu hết những cái ta đã truyền dạy cho''.
Thơm đứng dậy đáp:
''Đệ tử tạ ơn sư phụ đã khen ngợi'' (thời gian đầu chủ yếu thầy dạy võ nên cả lớp vẫn quen gọi thầy là sư phụ)
Thầy Hiến nói tiếp:
''Sau buổi học, trò Nhạc ở lại cùng ta, ta có vài điều cần dặn dò lại cho trò. Hôm nay ta sẽ dạy các trò về thái ất, còn những phần sau này như lục nhâm, lục đinh, lục mậu, tứ bạch, dịch tượng số, sấm vĩ, hà đồ, lạc thư, đồ sấm…các trò có thể tự mình tìm hiểu để trao dồi thêm. Các loại hình tứ tượng bát quái phần nhiều đều quy về một mối, những ai có tuệ căn, thiên phú, nhãn lực thì mới có thể hiểu được sâu. Phần này nếu trò nào thấy mình khó lĩnh hội được thì có thể không cần phải theo học''.
''Người được xem là hiểu sâu sắc và phát huy đỉnh cao của thái ất là cụ Trình Tuyền Hầu tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà cả ba nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều phải kính phục. Từ bé ông đã được mẹ dạy cho dịch lý, tướng số. Sau này Trạng Trình theo học thầy Lương Đắc Bằng, trước khi qua đời ông đã trao cho Trạng trình bộ sách quý về dịch học, đó là bộ Thái Ất Thần Kinh.
Nói đến thân mẫu của cụ Trình Tuyền hầu thì đó là một người phụ nữ lòng mang chí lớn, nếu đem so sánh thì ví như Lữ hậu thời nhà Hán. Nhưng bà lại không hoàn thành được ý nguyện của mình.
Ta sẽ kể cho các trò nghe sơ lược về cuộc đời bà:
Cụ Trình Tuyền Hầu (Nguyễn Bỉnh Khiêm) sinh vào năm Hồng Đức thứ 22 (năm 1491), thân mẫu là Nhữ Thị Thục con gái quan Hộ bộ Thượng thư Nhữ Văn Lan, bà giỏi văn chương và tài học về Lý – số học, có chí lớn. Bà tâm niệm rằng: "nếu không lấy được chồng làm Thiên tử, thì con bà sinh ra sau này cũng phải làm Thiên tử một nước"và rất tin tưởng phép nhân định thắng thiên.
Bà muốn đào tạo con (Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trạng Trình) mình sau này có thể làm vua, nhưng chồng bà lại xem đó là phản nghịch nên dạy con sau này làm bề tôi. Bà chán nản bỏ đi, ít lâu sau thì lấy chồng họ Phùng sinh ra Phùng Khắc Khoan (theo học anh mình là Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng đỗ trạng gọi là Trạng Bùng) con tuy tướng quý nhưng không thể làm vua được. Mãi đến sau này khi đến một làng chài nhỏ, bà thấy một thanh niên nghèo làm nghề chài lưới có tướng làm vua nhưng bà chỉ thở dài vì lúc này tuổi đã già. Người thanh niên ấy là Mạc Đăng Dung, người lập ra nhà Mạc''.
Kể xong thầy Hiến dừng lại một lúc rồi nói:
''Chúng ta sẽ bắt đầu nhập môn về thái ất''
''Mao tử nói: lời của nhà thuật số là nghiêm chỉnh. Bộ Lục Kinh không còn ai dẫn lối, mà tổ được truyền lại chỉ nói là do các Tiên Thái. Nay Tiên Thái đã qua, Lục Kinh không còn ai truyền nối. Đạo tản mát trong mọi nhà. Mỗi nhà dùng thuật mà vận. Nếu vận thấy hợp với đạo thì có nghiệm. Vì thấy có nghiệm nên truyền lại. Có ba nhà truyền lại rõ rệt nhất là: Thái Ất, Lục Nhâm và Kỳ Môn. Ba nhà này đều cho rằng do tiên sinh Tề mà có, rồi lưu lại cho Thủy Hậu.
Vì thế khi nói đến 3 nhà, phải lấy Thái Ất thống nhất cả, vì lời Thái Ất có 9 tức là 9 số của Thơ Lạc, phép vận thức của Thái Ất qua Cửu Cung bát quái, Phi pháp phi phi pháp – tức là phép Dẫn Một Cực Ba, rất huyền vi.
Trong Thái Ất học thì có Cửu Cung Quí Thần làm gốc tại sao Đẩu Cực, bắt đầu khởi từ cung Khảm mà Hành – đó là lấy Khí mà xét, thì số Sinh được trọng dụng,
Còn Thái Ất bàn tướng tác dụng đến 16 cung gồm cả Chủ và Khách, xét biết tai ương, cai trị mặt đất, thuật hành 8 cung lưu lại 3 số để lý thiên, lý định, lý nhân ( theo Tam Tài ) là 3 cực, mà đầu mỗi cực là số 1. Vậy số 1 là chỗ Thái Cực sơ phán đồng thể với cung Kiền làm đầu mối cho trời che, đất che, che chở con người. Vì thế Thái Ất khởi mệnh Càn mà hành, lại dùng số thành làm Mệnh của Thiên môn tại Càn, hay là Thiên Đạo của Thái Ất hành dẫn số.
Các phép độn đều dùng Cửu Cung Bát Quái làm thuật. Lại có thuật phối Linh Qui vào Hà Đồ mà đặt ra cửu cung thường đạo, đem số 5 vào trung cung, để đặt các số khác theo lối Linh Qui là 2,4 ở vai, 6,8 ở chân, tả 3, hữu 7, đạp 1, đội 9. Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Kiền, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly''.
Vừa giảng thầy Hiến vừa vẽ ra cho các học trò xem.
Lân nhìn vào thì thấy quen quen, hình như lúc nhỏ học tiểu học có thằng bạn trong lớp đố lấy 9 số đặt vào 9 ô, làm sao cho mỗi hàng dọc, ngang, chéo đều là 15, thì ra cái này gọi là cửu cung.
Thầy Hiến giảng tiếp:
''Phép tượng số trong Hà Đồ - Lạc Thư qua câu: Sao trời lấy thông Càn làm chỗ đầu sinh ra đầu số, để cho sách Lạc ứng vào số 6 làm chốn sinh- thành- tuyệt ở một gốc tức là để Thái Ất chủ khách khởi Càn gọi là Dẫn 1 cực Ba.
Theo về đường Âm sinh thì cung Ngọ là chỗ âm bắt đầu sinh gọi là một âm sinh, đến Tuất là đơn âm, đến Hợi là thuần âm. Phương sức của Khí Lực Âm đến Tuất Hợi là cùng Tuyệt. Vậy âm tuyệt tại cung 1 Kiền thuần dương, tức là Càn 1 là chỗ âm tuyệt mà tuyệt tại Dương. Cung Kiền là Thiên Môn, chủ Thiên Đạo, Địa Đạo, Nhân Đạo tài thành, công của Âm Đức cũng là đức dẫn đầu thế gọi là Thông Càn.
Nếu không có Thông Càn tức là khi Văn Xương tù và bách hiệp thì tượng làm đạo vua, cha, tượng làm trời, tượng làm gốc sinh ra đầu, không thể dẫn lối cho Lý Thiên – Địa – Nhân trong ba đạo Tam Tài. Chỉ khi đã Thông Càn thì mới hiểu đạo vua, tôi, đạo cha, con, vợ chồng
Đạo Khôn tiếp nối đạo Càn, Càn làm cha, Khôn làm mẹ. Cả hai là hai diệu hợp như sức âm đức, sức tàng trong nguyên ủy là Đạo, khi đem ra dùng thì số 6 ứng làm Khôn làm Địa hộ, có địa hộ hợp Càn Thiên Môn thì mới có Sinh Thành''.
Rồi thầy bắt đầu giảng về tính quẻ Ất. Khởi đầu là Khuôn huyền, vòng kỷ giáp tý. Nào là tìm Tuế Kể, Thần Kể, Thiên Mục, Địa Mục, 2 Đại tướng chủ khách, 2 tham tướng, Tam cơ, 5 Phúc, Đại Du, Tứ Thần, Ngũ hành, Tràng sinh…. Tính toán các quẻ theo cách nói của người thời này có phần hơi trừu tượng. Mà tất cả các quẻ đều dựa vào tính toán.
Thầy nói mà Lân ngồi nghe như vịt nghe sấm, không hiểu được gì. Chỉ là những thuật toán cộng trừ nhưng càng nghe càng rối, ví như tính từ năm Thượng Cổ Giáp Tý được 10.155.358 toán, rồi vòng Kỷ Dư… Càng nghe càng mơ hồ, bởi thế mới thấy những nhà tinh thông dịch số, bát quái đúng là những thiên tài. Những phần về sau như lập quẻ, đối chiếu, khối toán…thì hầu như Lân không nghe nữa, có nghe cũng không hiểu được gì. Chỉ khi tới phần liên quan phong thủy, thầy kể cho nghe về một tích xưa thì Lân mới bắt đầu chăm chú nghe.
Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.
Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.
Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.
Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.
Tất cả chỉ có tại