Tam Quốc : Từ Giao Châu Bắt Đầu

Chương 48: An Ninh Lương Thực (2)



Chương 48 : An Ninh Lương Thực (2)

Người cổ đại không chỉ có trồng trọt mà còn có hái lượm .

Tại Giao Chỉ, lúa nương – lúa nước – cùng ý dĩ có thể đại biểu cho trồng trọt, về phần hái lượm thì sao ? .

Nhắc đến hái lượm, Minh nghĩ ngay đến chuối, hắn thậm chí ăn qua chuối nhưng mà hắn không hài lòng lắm .

Chuối cổ đại không giống chuối hiện đại, Minh cũng ăn nhưng cảm giác không ra sao .

Quả nhỏ, ăn cũng không ngọt lắm mà còn có vị chát, nhắm mắt nuốt xuống no bụng thì được nhưng bảo ăn thay lúa thì không khác cực hình, rất khó ăn thứ này sống qua ngày .

Cũng may trên núi còn có rất nhiều quả ngon để ăn, điển hình có thể kể tới cam, quýt, táo dại (táo ta) đặc biệt là vải cùng nhãn .

Đây có thể coi là những loại quả quý của người Giao Châu, so với chuối ăn ngon hơn nhiều, tươi ngon mọng nước .

Tất nhiên nhắc đến các loại quả của Giao Chỉ lại không thể không nhắc đến dưa hấu nhưng mà Minh từ khi đến Giao Chỉ thậm chí còn chưa từng được thấy dưa hấu.

Không phải Giao Chỉ không có hoặc sự tích Mai An Tiêm là bịa đặt mà là bởi dưa hấu trồng cần ruộng vườn mà nhắc đến ruộng vườn thì ai cũng hiểu, quan trọng nhất là dưa hấu muốn trồng còn phải có nghề cho nên Minh ít thấy dưa hấu cũng là dễ hiểu .

Dưa hấu thuộc về trồng trọt chứ không phải hái lượm, mà cho dù trồng trọt hay hái lượm cũng khó mà thay thế lương thực thường này, khó mà giải quyết vấn đề an ninh lương thực .

Để mà ăn no, người Giao Chỉ tìm được một loại củ quý, cụ thể đây củ từ .

Củ từ hay còn gọi là khoai từ, có thể dễ dàng đào được tại các vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam hay cụ thể ở đây cũng chính là vùng núi Giao Chỉ .

Củ từ vẫn không sánh được với lúa nhưng đã coi như lương thực cứu đói của người trên núi .

“Đáng tiếc sản lượng của khoai từ không cao lắm hơn nữa cũng không có ai chủ động trồng thứ này, càng nhiều là đào móc trên núi “ .

Minh cũng biết hắn không thể trách người bản địa vì sao không đi trồng củ từ dù sao vấn đề này . . . rất ngu.

Trồng khoai từ có được không ? đáp án tất nhiên là được nhưng đất đâu ra ? có đất trống sao không trồng lúa ? .

Lúa nước cần phải trồng ở đồng bằng, cần nguồn nước phong phú nhưng lúa nương đây ? .

Phàm là đất đai có thể trồng củ từ vậy cũng có thể trồng lúa nương, như vậy vì sao lại phải bắt dân đi trồng củ từ ? .

Rất nhiều người Việt cổ bị ép vào núi tạo thành các buôn làng, buôn làng nhỏ thì không nói nhưng buôn làng lớn một chút cũng đều biết đốt nương làm rẫy, biết trồng lúa nương .

Lúa nương không so được lúa nước nhưng củ từ càng thêm không so được lúa nương .

Ngoại trừ ‘lương thực bản địa’ ra, Giao Chỉ còn có một loại lương thực nữa gọi là hạt bắp .

Hạt bắp này không phải bắp ngô, hạt bắp này còn được gọi là hạt kê .

Hạt kê không phải thực phẩm bản địa ở Giao Chỉ nhưng lại theo các thương lái phương Bắc tiến vào Giao Chỉ, trở thành một lương thực trọng yếu ở Giao Chỉ .

Hạt kê . .. chính là cho người cùng khổ ăn, 90% dân chúng thiên hạ thời nay chính là người cùng khổ .

Với các gia đình quyền quý cùng giàu có, hạt kê thậm chí dùng cho gia súc ăn nhưng với nhiều người .. . hạt kê chính là lương thực cứu đói .

Thậm chí Minh từng nghe Lý Tiến nói, rất nhiều người Việt trên núi nguyện ý mang gạo đến đổi hạt kê mang về nhà ăn .



Gạo thì ăn ngon đấy nhưng hạt kê có thể lấy số lượng bù chất lượng, mang gạo đổi lấy hạt kê . . . với rất nhiều người đã là lựa chọn không tệ .

Trong bữa ăn của người Việt tại Giao Chỉ hầu hết đều là lấy gạo trộn hạt kê, hạt trấu . . trừ gia đình giàu có như họ Lý thì may ra có thể ăn ‘gạo thuần’ .

Trên đây đã có thể tổng kết hầu hết lương thực của người Giao Chỉ thời đại này, ít nhất Minh đến Giao Chỉ mấy tuần nay thu thập được những thông tin này .

Hắn cũng từng nhìn thấy măng nhưng mà măng cũng không dễ ăn. Ngay nhà hắn đang ở cũng có măng tuy nhiên người nơi này không gọi là măng mà bọi ‘búp tre’ .

Việt Nam làm sao lại không có tre cho được mà có tre chính là có măng .

Tuy nhiên tre được trọng dụng ở Giao Chỉ nhưng măng thì không, cơ bản không ai đụng tới măng .

Măng được chia làm măng đắng cùng măng ngọt.

Măng đắng ở trên núi càng nhiều, măng ngọt thì thiên hướng đồng bằng hơn, tất nhiên không ai chủ động đi trồng mà đều là mọc tự nhiên theo tre .

Vấn đề ở chỗ bình thường . .. không ai ăn được măng .

Búp tre có ai ăn qua chưa ? đáp án là có nhưng trừ khi đói c·hết thậm chí ăn xong nhiều khả năng trực tiếp c·hết .

Măng rất độc, phi thường độc, nước măng ngâm qua lần đầu mang ra cho lợn ăn nhiều khi lợn còn c·hết huống gì con người ? .

Không có biện pháp xử lý, ăn được măng mới lạ .

Người Việt cổ biết xử lý măng không ? Minh chưa thấy ai ăn nhưng cho dù có người biết xử lý măng thì sao ? .

Xử lý măng cũng đơn giản thôi, cách đơn giản nhất là luộc nhiều nước giống làm thịt lợn nhưng mà tác dụng ở đâu ? thực tế thì măng ăn không ngon.

Như đã nói măng có măng đắng cùng măng ngọt, cứ coi như ngươi may mắn cầm lấy măng ngọt đi nhưng thực tế thì măng ngọt cũng . .. không ngọt .

Ngươi đã bao giờ thử ăn . .. măng luộc chưa ? loại măng luộc không cho gia vị cũng không cho muối, đơn thuần luộc lên ăn ? .

Măng tuy là đặc sản của Việt Nam nhưng ở thời đại này Minh loại măng ra đầu tiên .

Muốn ăn măng ngôn cần có thịt, có xương hầm, có đủ loại gia vị, măng bình thường lại ăn ra gì ? đáng nói là măng có độc người hiện đại cũng không thể liên tục ăn măng nữa là người cổ đại ?.

_ _ _ _ _

Minh ở trên giấy tổng kết xong lương thực bản địa, tất nhiên hắn dùng tiếng Việt để viết, rất an toàn .

“Bằng bản địa quả thật rất khó thay đổi cái gì, lương thực quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vậy “ .

“Cũng may . . . tầm mắt của ta không chỉ ở đất Giao Chỉ này “ .

Minh dừng bút, trong đầu có suy nghĩ .

“Ra biển, nhất định cần ra biển, nếu mặt đất không cứu đói được thì vẫn phải nhìn biển cả “

“Ngoài biển có tảo biển, tảo biển là có thể ăn hơn nữa sản lượng cực khủng bố “



“Tảo biển không cách nào thay thế lúa dù sao lúa gạo chính là tinh bột nhưng tảo biển lại có thể làm rau ăn, có thể ăn sống đồng thời ăn no “ .

Minh đi biển nhiều, hắn tuy không dám nói cực hiểu tảo biển nhưng vẫn biết tảo biển nào có thể ăn hơn nữa còn có thể bổ sung muối đây này .

Tại ven biển Việt Nam có thể rất dễ dàng tìm được tảo biển lục, loại tảo biển này ăn được .

Ngoại trừ tảo biển lục còn có tảo biển nâu, thứ này nhắm mắt vẫn có thể nuốt xuống được nhưng công dụng chủ yếu chính là phân bón .

Bảo Minh đi chế phân bón . .. hắn không biết chế ra sao, cùng lắm chỉ có thể mang mô hình Vườn – Ao – Chuồng ra nhưng bảo ủ phân thì Minh lại biết, thứ này không khó .

Ủ phân thường thấy nhất là phân người cùng gia súc nhưng quả thật sánh không được với tảo biển nâu mang ra ủ phân .

Tảo biển là thật sự có thể kháng một phần lương thực cho người Việt cổ .

Quan trọng là theo thời tiết càng ngày càng lạnh, cây trồng cùng hoa quả có thể ảnh hưởng nhưng tảo biển thì không .

Chênh lệch nhiệt độ giữa biển và lục địa ai không biết ? tảo biển sẽ không sợ ‘Đại Đông Lạnh’.

Ngoại trừ tảo biển đây ? .

Đáp án là khoai môn .

“Khoai môn . . . ta không rõ Giao Chỉ có không nhưng ta biết một nơi chắc chắn có “ .

Minh lại dùng bút viết lên mấy chữ - Philippines .

Khoai môn không giống khoai từ, khoai từ có thể chịu hạn nhưng đồng nghĩa với việc trong tự nhiên nó xuất hiện không nhiều, chủ yếu là trên núi, đào không dễ .

Khoai môn thì khác, nó xuất hiện ở các vùng đất ẩm ướt, tạm không nói cái khác ít nhất đào khoai môn dễ hơn nhiều so với khoai từ .

Giao Chỉ có khoai môn không ? cái này khó nói dù sao Minh chưa thấy, hắn mới ở đây hơn nửa tháng thì làm sao thấy hết được ? .

Nhưng ở các đảo quốc cụ thể là Phi, nơi này khoai môn mọc lên nhiều lắm, nói mọc thành rừng cũng không quá .

Phi chịu nhiều bão vốn không thích hợp trồng trọt mà khoai môn chính là thứ cứu đói cho dân bản địa Phi .

Dĩ nhiên nguyên nhân lớn nhất bởi người Phi bản địa cũng không nhiều lắm cho nên khoai môn có thể ra sức, vừa vặn người Việt cổ tại Giao Chỉ cũng không nhiều .

Minh biết được cái này thứ nhất là bởi khoai môn ở Phi xác thực nhiều, thứ hai là bởi thuyền viên của hắn có vài người đến từ Phi, hắn là nghe mấy người anh em này kể lại, tuy không rõ thực hư nhưng hắn cảm thấy khả năng tin tưởng được tương đối cao .

Về phần ‘khoai lang – khoai tây – sắn’ . .. thì tốt nhất quên đi, không cần nghĩ .

Mấy thứ này đều là sản vật châu Mỹ .

Thân là hải tặc, Minh có thể vỗ ngực cam đoan, tất cả các truyện mạng viết về thời Tam Quốc nếu có tình tiết mang thuyền ra biển tìm kiếm châu Mỹ sau đó mang đám ‘thần khí’ kia về thì đều là não tàn, không có một xu một hào giá trị tham khảo .

“Khoai môn cùng tảo biển có thể rất dễ cầm đến, bảo ta đi tìm châu Mỹ ta quả thật đi không nổi nhưng mang thuyền đến Phi lại không quá khó “.

Biển Đông chịu nhiều bão nhưng Minh biết thời cổ đại mẹ thiên nhiên không có ác như hiện đại, ít nhất số lượng cơn bảo ở hậu thế nhiều hơn cổ đại nhiều .

Tiếp theo đó là vấn đề địa lý, từ miền Bắc Việt Nam ra biển, ban đầu sẽ có nguy hiểm nhưng càng theo hướng Đông – Nam di chuyển về Phi sẽ càng an toàn dù sao nếu có bão thì quốc đảo này cũng sẽ chắn cho ngươi cho nênkhông cần quá sợ hãi .

“Cuối cùng, nếu đã ra biển cũng nên đi tìm Bobo “ .



Nghĩ đến Bobo, hai mắt Minh không khỏi sáng lên .

Minh kiếp trước lênh đênh trên biển nhiều vậy hắn ăn cái gì ? .

Bọn hắn không ăn cơm, ở trên biển ngươi lại còn muốn cắm cơm ? chẳng nhẽ còn tính mở tiệc ? hải tặc bọn hắn lựa chọn lương thực chủ yếu là bánh mì, dễ bảo quản cũng dễ ăn thậm chí vừa ăn vừa chiến đấu cũng được .

Tất nhiên gạo vẫn ăn, vẫn sẽ nấu cơm nhưng chỉ dùng trong ‘trạng thái hoà bình’ .

Thuyền hải tặc ai chẳng có hai thân phận ? gặp đối mềm thì ngươi là hải tặc, gặp đối cứng thì ngươi là tàu dân sự đánh bắt cá hoặc thương lái .

Nếu ngươi đóng vai tàu đánh bắt cá, cắm cơm vo gạo cũng là bình thường nhưng nếu chuẩn bị chiến đấu vậy tất nhiên lựa chọn bánh mì cứu đói .

Bánh mì rất dễ mua, cái này không có gì để nói nhưng bánh mì lại không hẳn cứ phải làm từ lúa mì .

Bánh mì có thể làm từ hạt bobo, thứ hạt này ăn ngon, bao no cũng bao sản lượng thậm chí còn không cần thêm đường bởi vì hạt bobo rất ngọt, chứa rất nhiều Protein .

Bobo chỉ cần xay thành bột là có thể làm bánh mì, anh em trên thuyền hải tặc của hắn đến từ khắp nơi tại Đông Nam Á, có vài người chuyên môn làm thứ này .

Sản lượng Bobo thế nào ? sản lượng Bobo vào thời hiện đại có thể dễ dàng đạt đến 80-100 tấn / Ha, thời gian thu hoạch 3 tháng .

Ở thời cổ đại ? cái này Minh không biết nhưng hắn từng nghe cha mẹ nuôi kể, vào thời bao cấp tức là vào những năm 197x tại Việt Nam, miền Bắc Việt Nam cùng miền Nam Việt Nam đều trồng qua Bobo .

Sản lượng trồng thí điểm tại miền Bắc khi đó khoảng 14 tấn / Ha, sản lượng trồng thí điểm tại miền Nam khi đó là khoảng 30 tấn / Ha .

Dự án trồng Bobo thất bại, một phần vì trùng bệnh nhưng nguyên do lớn nhất là bởi cái này quá khó ăn, đại khái vì người dân khi đó cũng không biết ăn, chỉ biết mang hạt bobo ra nấu như nấu cơm mà cách nấu này khiến hạt bobo rất khó nuốt, chỉ có thể biến tướng thành ‘cơm trộn bobo’.

Mà kể cả biết cách ăn bobo chính xác, biết mang bobo đi xay, sau đó nhào bột làm bánh mì thì cũng không khả quan dù sao người Việt Nam không quen ăn cái này cũng không quen làm, bobo sao so được với lúa ? không bàn sản lượng nhưng chế biến mỏi mệt hơn nhiều .

Minh kiếp trước ăn bobo nhiều lắm, muốn chế biến bobo trươc tiến cần ngâm nước, bọn hắn đều ngâm qua đêm từ 6-8 tiếng sau đó lại mang đi nấu hạt, ít nhất cũng cần nấu vài tiếng .

Nấu xong lại mang hạt đi xay một lần nữa mới có thể dùng như gạo, thường là mang ra nấu cháo hoặc nếu không xay thành bột rồi chuẩn bị làm bánh mì .

Tuy làm khó một chút nhưng Bobo quả thật là lựa chọn không tệ, không phải ngẫu nhiên bobo có thể tề danh cùng lúa gạo, lúa mì, khoai tây, khoai lang cùng ngô .

Quan trọng nhất, Bobo là cây chịu hạn .

Ở đồng ruộng, bobo sánh không được lúa nước nhưng mà nếu không có đồng ruộng, lúa nước xa xa không sánh được với Bobo thậm chí lúa nương cũng không sánh được.

Lúa nương có thể chịu hạn bằng bobo sao ? .

Đúng là theo thời tiết càng ngày càng lạnh, bobo nếu trồng ở miền Bắc có thể chịu ảnh hưởng nhưng đấy cũng là việc cả trăm năm sau, khi đó Minh cũng sớm vẽ lại bản đồ Việt Nam, ít nhất cũng vẽ lại được thành hình chữ S như ban đầu đi ? tiếp đó mang bobo vào Nam trồng không được sao ? .

“Khoai lang, khoai tây, lúa mì cùng ngô trực tiếp quên đi nhưng Bobo lại không quên được, ra biển nhất định phải tìm chút hạt Bobo về thử trồng trọt ở Giao Chỉ “ .

“Chỉ là . . . ta không chắc ra biển có thể tìm được Bobo hay không “ .

Minh biết ở đâu chắc chắn có Bobo, ở Nga có, ở Ấn Độ cũng có, ở khu vực Tây Tạng – Trung Quốc cũng có nhưng ra biển muốn tìm Bobo thì hắn không chắc .

Thời hiện đại, Indonesia có, Phi có, Malaysia có nhưng đấy là hiện đại, có trời mới biết mấy khu vực này có hay không nhưng Minh cảm thấy có thể thử .

Cùng lắm . . . cắn răng đi tới Ấn Độ .

Từ Việt Nam đi sang Ấn Độ cầu Bobo chắc chắn khả thi hơn từ Việt Nam tới Bắc Mỹ đi mang mấy thứ kia về .
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.