Tam Quốc : Từ Giao Châu Bắt Đầu

Chương 3: Lam Sơn Ngũ Tử .



Chương 3 : Lam Sơn Ngũ Tử .

Chương 3 : Lam Sơn Ngũ Tử .

Tây Sơn Ngũ Hổ Tướng, chọn ai ? .

Bàn về cầm quân đánh trận hoặc là binh võ song toàn, Minh tuyệt đối chọn Trần Quang Diệu – Diệu tướng .

Vấn đề là hệ thống nhấn mạnh giá trị vũ lực, như vậy vũ lực phải lấy Tú Tướng – Võ Đình Tú cầm đầu .

Lý trí Minh rất muốn chọn Tú tướng dù sao đây là lựa chọn ổn thoả nhất, gần với ‘vũ lực’ nhất tuy nhiên tình cảm của Minh lại thiên về Hưng tướng .

Cũng từ tiểu binh làm lên, Minh sao không hiểu việc này khó thế nào, hắn sao không càng có thiện cảm với Hưng tướng đây .

“Xem xét, ta nếu trở về thời cổ đại . . . bản thân ta vốn không nên quá kém “ .

“Có kiến thức hậu thế, bản sự ta vốn không tệ chẳng nhẽ còn không sống được ? “

“Giá trị vũ lực rất đáng xem xét nhưng đặt thân tại cổ đại nhất là loạn thế thì càng cần khả năng sinh tồn mà điểm này mới là điểm giỏi nhất của Hưng tướng “

“Cho nên, thoạt đầu lấy Tú tướng cầm đầu giá trị vũ lực nhưng lựa chọn hợp với ta nhất phải là Hưng tướng – Lê Văn Hưng “

Minh rốt cuộc quyết tâm, hắn lựa chọn Hưng tướng – Lê Văn Hưng .

Sau khi hắn lựa chọn xong, ‘bảng’ của Lê Văn Hưng sáng lên, bốn bảng khác liền phai mờ cùng biến mất nhưng mà trừ cái đó ra Minh lại không cảm nhận được biến hoá gì, mãi cho đến khi cái tên Lê Văn Hưng cũng biến mất .

“Xin Lựa Chọn Nhân Vật Trí Lực “

“Phạm Văn Xảo – Đinh Lễ - Lý Triện – Nguyễn Xí – Nguyễn Chích” .

Nhìn thấy hệ thống thay đổi, Minh hơi ngẩn ra sau đó lập tức vui lên .

“Ha ha, Tây Sơn Ngũ Hổ đi ra xong còn có Lam Sơn Ngũ Tử ? “.

Cái này làm Minh không khỏi nhớ đến Tam Quốc, Thục Quốc không phải có Ngũ Hổ Thượng Tướng sao ? Nguỵ Quốc liền đi ra Ngũ Tử Lương Tướng .

Bên này Tây Sơn vừa đi ra, Lam Sơn cũng tới ? .

“Có ý tứ, thật sự có ý tứ, lần này là trí lực sao ? “.

So với lần trước, lần này Minh càng thêm trầm ngâm bởi vì . . . hắn thật sự không hiểu quá nhiều về nhà Lam Sơn .

Thời Tây Sơn hiển nhiên có nhiều thông tin hơn về thời Lam Sơn, so với thời đại Tây Sơn hắn đối với lịch sử Lam Sơn càng thêm không chắc .

Tuy vậy hắn đọc sách quả thật không có phí công, những thứ cần biết hắn vẫn sẽ biết .



“Phạm Văn Xảo, Phạm đại lão “ .

“Vị này nổi tiếng mưu trí nhưng cụ thể mưu trí như thế nào ta lại không rõ ràng, chỉ biết trong lúc luận công ban thương, Lê hoàng xếp Phạm đại lão thứ ba chỉ thua Phạm Vấn cùng Lê Sát “.

“Phạm Vấn đại lão đi theo vua từ ngày đầu trong khi Phạm Văn Xảo rõ ràng khởi nghiệp sau, phải đến năm 1426 bản thân Phạm Văn Xảo mới xuất hiện chính thức trong đội ngũ Lê hoàng trong khi Phạm Vấn đi theo Lê hoàng khởi nghiệp từ năm 1418 thậm chí càng sớm, có người đoán Phạm Vấn theo Lê Hoàng từ năm 1415 “

“Lê Sát càng không cần nói, cũng là đại lão đi theo Lê hoàng từ thuở bắt đầu hơn nữa còn là đồng tộc đồng họ “

“Phạm Văn Xảo xếp thứ ba chỉ sau hai người trên, công tích có thể thấy rõ nhưng mà công tích lại không thể hiện rõ ràng trí tuệ một người “ .

“Trí tuệ của Phạm Văn Xảo thể hiện rõ nhất có lẽ là trận Lạng Sơn, Phạm Văn Xảo trấn ải Lê Hoa ngăn Liễu Thăng nửa bước không tiến “

Minh bất giác nhớ đến một nhân vật vào thời Tam Quốc gọi là Tào Nhân .

Bản thân Tào Nhân tuyệt đối có thể coi là đệ nhất võ tướng nhà Nguỵ, tuyệt không ai sánh bằng .

Tào Nhân tiến công có thể không được nhưng thủ thì vô song, Tào Tháo một khi cắm Tào Nhân thủ thành thì ai đến cũng bị đẩy ngược về, nói Tào Nhân giữ sống lưng cho Tào Tháo cũng không quá .

Minh hiểu quá ít về Phạm Văn Xảo nhưng nếu liên hệ với Tào Nhân vậy Phạm Văn Xảo tuyệt đối là lựa chọn tốt, đây là danh tướng có thể thủ vững một phương .

Phải biết Lê Lợi phải tin tưởng Phạm Văn Xảo thế nào mới có thể để ông đi chặn Liễu Thăng, chặn lại cửa khẩu Lạng Sơn .

Nếu Văn Xảo thua trận như vậy Lam Sơn tuyệt đối đại bại, trong lúc sinh tử như vậy tài năng Phạm Văn Xảo có thể thấy rõ nhất .

“Người thứ hai – Đinh Lễ “ .

“Đinh đại lão cũng là nhân vật đi theo Lê hoàng từ đời đầu, chịu đủ khổ đồng thời am hiểu du kích chiến “ .

“Nếu Phạm Văn Xảo giỏi thủ, giỏi bảo vệ nơi yếu hại, chuyên chặn viện binh địch, mượn địa thế mà thắng thì Đinh Lễ lại ưa thích tiến công nhưng cũng là mượn địa thế “

“Một người mượn địa thế mà thủ, một người lại thích mượn địa thế mà công, am hiểu phục kích cùng tập kích nơi yếu hại “.

“Nếu Phạm Văn Xảo có thể coi như sống lưng của Lê hoàng thì Đinh Lễ lại là kỳ binh, có thể lấy yếu địch mạnh, lấy ít địch nhiều, thường thường tạo ra chiến quả không ngờ “ .

“Đinh Lễ là một mặt trái ngược với Phạm Văn Xảo, kẻ giỏi công người chuyên thủ nhưng mà nếu để so sánh có lẽ Phạm Văn Xảo vẫn hơn dù sao .. . Đinh Lễ quá liều “ .

“Đinh Lễ thích chơi chiêu, ví như tập kích đoàn vận lương nhà Minh sau đó giả trang làm quân Minh sau đó đợi quân Minh mở cửa thành lại thừa cơ loạn g·iết chiếm cổng thành, điển hình lấy nhỏ thắng lớn, làm ít công to “

“Tuy nhiên trên đời nào có một mực lấy nhỏ thắng lớn ? may mà Đinh đại lão mạng lớn nếu không cũng khó mà sống được đến lúc phong thưởng, kỳ mưu tuy tốt nhưng ổn vẫn là hơn, mạng không còn lấy cái gì kỳ mưu ? “.

Làm ra so sánh, Minh lại nhìn sang người thứ ba .

“Nguyễn Chích “ .



Minh đối với vị đại lão này quả thật như sấm bên tai dù sao so với những người khác bản thân Nguyễn Chích đủ đặc biệt .

Những người khác chỉ coi như ‘nhân viên’ gia nhập Lam Sơn, theo Lê hoàng khởi nghiệp nhưng Nguyễn Chích là khác, Nguyễn Chích chính là mang cả công ty sát nhập vào Lam Sơn .

So với Lê hoàng, Nguyễn Chích càng sớm khởi binh chống quân Minh, ít nhất sớm hơn Lê hoàng 5 năm, hắn năm đó có thể coi là quân phiệt .

Phải biết Lê hoàng khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Chích cũng không tới, Lê Hoàng gửi thư cũng không phải thu Nguyễn Chích nhập đội mà là hai bên cùng làm đồng minh kháng giặc .

Sau này thì không nói nhưng ban đầu, địa vị của Nguyễn Chích với Lê hoàng càng như người hợp tác vì mục đích cuối cùng, hai người là đồng minh mà không phải thuộc hạ .

Sau này Nguyễn Chích vì sao triệt để đầu nhập Lam Sơn thú thật Minh không rõ nhưng Lam Sơn cũng không n·ội c·hiến chứng tỏ hai bên là hoà bình gia nhập .

Có thể gạt bỏ tất cả vì mục đích chung, mang quân khởi nghĩa sát nhập Lam Sơn, chỉ phần lòng dạ này Nguyễn Chích đã hơn khối người .

Lại lấy thời Tam Quốc ra luận, đám chư hầu phản Đổng Trác nếu có lòng dạ của Nguyễn Chích vậy Đổng Trác c·hết chắc, làm gì có cơ hội đốt Lạc Dương chạy về Trường An ? .

“Nguyễn Chích còn là người hiến kế Lê hoàng từ Thanh Hoá vào Nghệ An, từ khi vào Nghệ An toàn bộ Lam Sơn như đổi vận, tại đất Thanh Hoá bị quân Minh đánh bại liên tục nhưng mượn địa thế Nghệ An, quân Lam Sơn lại thật sự có thể chống lại nhà Minh “ .

“Nguyễn Chích hiến kế cho Lê hoàng vào Nghệ An cũng không khác Ngoạ Long chỉ đường cho Lưu Bị vào thục, ít nhất ở mặt địa thế chiến lược không sai biệt nhiều “ .

“Cách nhìn đại cục, tầm nhìn chiến lực của Nguyễn Chích đều hơn người nhưng quan trọng nhất là lòng dạ “

“Năm đó Nguyễn Trãi hiến kế cho Lê hoàng lấy hoà để chiến, mượn hoà bình mà kết thúc c·hiến t·ranh nhưng một mình Nguyễn Trãi là không đủ, không chỉ Nguyễn Trãi mà bản thân Nguyễn Chích cũng là người ủng hộ lớn nhất, hai người là điển hình của phái chủ hoà, cũng đổi lại cho Đại Việt bớt nhiều năm binh đao “ .

Nếu Phạm Văn Xảo cùng Đinh Lễ có cái nhìn chiến cuộc về trận chiến thậm chí là cả chiến dịch thì cái nhìn của Nguyễn Chích càng rộng, đây là cái nhìn đại cuộc .

Chỉ lấy trí tuệ mà luận, Minh thiên hướng Nguyễn Chích dù sao lòng dạ rộng rãi cũng thể hiện cho trí tuệ hơn người .

“Người thứ tư – Nguyễn Xí “.

“So với những người khác trong Ngũ Tử, Nguyễn Xí mới càng giống ‘tử’ của Lê hoàng, từ nhỏ Nguyễn Xí đã đến sống với nhà Lê hoàng, cha hắn mất sớm vậy hiển nhiên coi Lê hoàng như trưởng bối, tuy khác họ nhưng còn thân hơn đồng tộc “ .

“Nói về Nguyễn Xí vậy không vội nói về trí tuệ mà nói về võ lực, đây tuyệt đối là Lam Sơn đệ nhất võ tướng, võ lực đứng đầu toàn bộ Lam Sơn “ .

“Không chỉ võ lực đầy đủ, Nguyễn Xí còn có tài trị quân, tục truyền Lê Lợi thấy Nguyễn Xí tuổi còn nhỏ không muốn cho theo quân bèn cấp cho hắn 100 con chó săn, nói huấn chó xem như huấn binh lính “

“Nguyễn Xí sau đó vậy mà thật sự dùng kèn lệnh huấn luyện cả trăm con chó săn ngay ngăn rõ ràng, Lê Lợi thấy được tài lập tức để Nguyễn Xí theo quân hơn nữa để Nguyễn Xĩ nắm Thiết Đột Quân “

“Thiết Đột Quân là gì ? đây là lực lượng q·uân đ·ội tinh nhuệ nhất của Lam Sơn, người người là mãnh sĩ không s·ợ c·hết, là bộ binh tuyến đầu của Lam Sơn, vì Lam Sơn chém ra giang sơn Đại Việt “

“Thiết Đột Quân có thể coi như thanh kiếm sắc nhất của Lê Lợi, trong bất cứ trận đánh nào kể cả khó khăn nhất Thiết Đột Quân đều dám đánh, dám đi đầu “

“Nếu để so sánh, Thiết Đột Quân cùng Hãm Trận Doanh thời Tam Quốc tương đối giống, tuyệt đối là bộ binh tinh nhuệ trong tinh nhuệ hơn nữa . . . không s·ợ c·hết “ .



“Võ lực không bàn chỉ bàn trí lực dù sao đang hạng mục trí lực, có thể đào tạo cùng dẫn đầu Thiết Đột Quân, tài năng của Nguyễn Xí sáng rõ, huấn binh sao không phải trí tuệ ? “.

“Nguyễn Xí ngoại trừ võ dũng cùng sự can đảm hơn người ra, nổi bật nhất chính là bốn chữ kỷ luật nghiêm minh, không phải ngẫu nhiên Nguyễn Xí có thể làm đến Tứ Triều Công Thần nhà Lam Sơn” .

“Công thần một đời đã khó đằng này còn bốn đời ? quan trọng chính là ở kỷ luật, công tích lớn hay không không bàn đến nhưng lại không phạm sai lầm “ .

Trong đầu Minh lúc này lập tức so sánh Nguyễn Chích với Nguyễn Xí .

Cả hai người sau này đều được phong họ vua, gọi là Lê Chích cùng Lê Xí .

Một người có cái nhìn đại cục, một người lại kỷ luật cùng cẩn thận, hai người ai cao ai thấp thật ra rất khó phân nhưng mà Minh vậy mà bắt đầu thiên hướng Lê Xí – Nguyễn Xí .

Dù sao cái gọi là ‘cái nhìn đại cục’ cái này rất khó nói, chủ yếu bởi Minh biết nếu hắn về thời cổ đại như vậy tầm nhìn của hắn cũng xa hơn người cổ đại .

Đây không phải Minh quá tự kiêu nhưng hắn dù sao cũng từ tương lai đến .

Nếu đi đến thời đại lịch sử nào đó trong quá khứ, dựa vào ưu thế biết trước bản thân Minh tất nhiên dám vỗ ngực nói ‘cái nhìn đại cục ‘.

Mà nếu đi đến một thời đại ‘dị sử’ thì bằng vào tầm mắt người tương lai, Minh vẫn có thể đưa ra một số cái nhìn của bản thân, mượn việc tương lai bàn chuyện quá khứ, dạng này không khó .

“Cuối cùng chính là Lý Triện “

“Vị đại lão này khó nói, Lý tướng quân không sống được đến lúc phong thưởng, thực sự c·hết trận sa trường, lấy thân báo quốc “

“Lý Triện một đời oanh oanh liệt liệt, giống với Nguyễn Xí cũng là thiên hướng hình võ tướng, nổi danh vũ dũng chỉ là so với quân kỷ nghiêm minh như Nguyễn Xí, Lý Triện chuyên lấy ít địch nhiều, nhiều lần vì quân Lam Sơn mở đường máu “

“Đây không phải Lý Triện sai mà là bởi tình hình nhà Lam Sơn năm đó quá khó, không lấy ít địch nhiều thì có thể làm gì ? “

“Lấy ít địch nhiều quả thật là đại bản sự, có thể nhiều lần vì nhà Lam Sơn mở đường máu không chỉ có võ dũng mà còn có trí tuệ “.

“Triệu Vân bảy vào bảy ra chỉ là dã sử, chính sử ai dám viết như thế ? hoặc ít nhất không phải một mình Triệu Vân phá trận, vũ dũng một người là có hạn “ .

“Bởi thế cho nên trí tuệ của Lý Triện có thể thấy rõ, hơn nữa Lý Triện còn có thể đánh trận, trận phục kích quân Minh ở Tốt Động là do Lý Triện một tay bày mưu tính kế, lựa chọn lúc địch kiêu căng nhất, giả thua mà thành đại thắng, mượn đại thế Tốt Động đánh úp đối phương “ .

“Hàn Tín năm xưa lừa Hạng Vũ trận Cai Hạ thì Lý Triệu cũng bắt quân Minh ở Tốt Động “ .

“Cả hai tất nhiên khó so sánh với nhau nhưng kết quả cuối cùng đều có thể chuyển ngoặt chiến cuộc đồng thời cũng có sự đồng điệu “

“Chỉ là .. .Lý Triện vẫn c·hết trận sa trường “ .

Minh nghĩ đến đây hơi trầm ngâm, nửa vì tiếc thương nửa vì chính hắn cũng không muốn c·hết .

Hắn rất bội phục Lý Triện nhưng lại khó mà làm như người ta dù sao không phải ai cũng có thể lấy ít địch nhiều, mở ra huyết lộ cho chủ tướng bỏ chạy ở lại đoạn hậu .

Minh không phải dạng người trung thành hoặc ít nhất ‘trung thành có giới hạn’ hắn sẽ không như Lã Bố làm gia nô ba họ nhưng cũng không được như Triệu Vân dám ‘bảy vào bảy ra ‘ .

Cùng lắm thì . . . làm như Quan Vũ, thuận thế mà hàng sau này chỉ cần ‘tuyên truyền tốt’ không phải cũng có thể lưu danh thiên cổ ? .
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.