Tam Khí Công Tử

Chương 13



Cuốn 1: Nhất thế mộc sinh hoa

Chương 13:

Editor: Miklinh

Sáng sớm hôm sau, Lý Ngôn Tông cùng sai vặt là Lý Thư đi bái phỏng Quý Tiên Sinh. Giờ đã vào trưa, nghĩ hai người đó cũng sắp trở lại, Yên Chi bèn bảo chưởng quẩy chuẩn bị một bàn đồ ăn lớn. Lần bái phỏng này sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho sĩ đồ của Lý Ngôn Tông, mà Lý Ngôn Tông theo Quý tiên sinh, nàng cũng sẽ bớt vất vả, đương nhiên là phải ăn mừng một phen.

Đồ ăn vừa mới bày xong, hai người đó cũng vừa trở về. Lý Ngôn Tông mặt xám xịt, ngồi xuống. Yên Chi cảm thấy chuyện không tốt, vội hỏi: "Thế nào? Lão tiên sinh nói gì?"

Từ trước đến nay, học thức của Lý Ngôn Tông chưa bao giờ không được tán dương như mới nãy, hắn tức giận, châm chọc nói: "Lão nhân gia chướng mắt ta, bảo ta bái sư môn khác"

Lý Ngôn Tông vừa dứt lời, Lý Thư ở phía sau cũng tức giận bất bình: "Vị tiên sinh kia không biết vì lí do gì mà còn trêu đùa chúng ta, rõ ràng lúc đọc văn chương của thiếu gia đã gật đầu nói vô cùng tốt, vậy mà bây giờ khi thiếu gia đề chuyện bái sư, hắn lại đổi mặt, nói mình tuổi tác đã cao, không nhận đồ đệ, rồi kêu người mời chúng ta ra ngoài, thật tức chết!"

Yên Chi sửng sốt, chuyện này theo lý là không thể nào!

Vị lão tiên sinh này là nguyên lão hai đời, lần này về quê để dưỡng lão, hiện tại nhìn có vẻ là người nhàn tản nhưng sau này khi tân đế đăng cơ đã mời riêng vị này hồi triều, sau đó Đông Sơn tái khởi, trở thành tể tướng.

Nhiều người không biết gì, chỉ cho rằng vị lão thần này thật sự muốn ẩn cư, nhưng thật ra lão lui về chỉ vì không kiên nhẫn hầu hạ lão hoàng để, một kẻ tuổi càng cao càng tàn bạo. Từ xưa gần vua như gần cọp, chỉ hơi vô ý sai sót một chút cũng có thể hại đến tính mạng, chẳng bằng nâng đỡ tân đế thượng vị, lão ít nhiều cũng thu lợi.

Cũng may, lão mặc dù không để thiên tử vào mắt, nhưng lại thấu hiểu nổi khổ của dân chúng, làm việc đều vì lợi ích của dân chúng, nếu không, giả như lão một lòng hướng ác, với năng lực của lão, dân chúng chỉ sợ sẽ lâm vào lầm than, thiên hạ đại loạn.

Theo bản mệnh, lần này Lý Ngôn Tông bái phỏng lão; tài hoa, học thức, nhân phẩm đều đều được lão tiên sinh tán thưởng cực kì, trực tiếp nhận làm đệ tử.

Có thể nói, sĩ đồ của Lý Ngôn Tông có thể một bước lên mây, vai trò của vị Quý tiên sinh này là không nhỏ.

Yên Chi cân nhắc, nói: "Chỉ sợ vị tiên sinh này đang khảo nghiệm ngươi, vậy mỗi ngày ngươi đi bái phỏng vị tiên sinh này, chứng minh thành ý và học thức của ngươi"

"Sư phụ, vị Quý lão tiên sinh đều đã lui quan, đồ nhi thật cần bái ông ta làm thầy sao? Trong kinh thành, Lý gia muốn tìm danh sư cũng không phải là khó" Lý Ngôn Tông vốn tự nhận học thức, gia thế lẫn bề ngoài đều hơn người, có thể nói là nhân trung long phượng, đương nhiên có chút không phục.

Yên Chi vô pháp giải thích nguyên nhân với hắn, không khéo còn bị người ta cho là đồ điên. Nàng nâng chén trà, nhấp miệng, ra vẻ cao thâm nói: " Danh sư trong kinh còn chẳng bằng một ngón tay của lão, ngươi cứ nghe ta, nhất định phải bái ông ta làm thầy"

Yên Chi mấy ngày nay còn phải tốn công tốn sức nghĩ cách cắt nghiệt duyên của Lý Ngôn Tông. Nàng đặt chén trà lên bàn, gắp thức ăn cho Lý Ngôn Tông, dặn dò: "Mấy ngày này ta có chút việc phải xử lý, ngươi đi cùng Lý Thư, chờ xong việc, ta sẽ đến tìm các ngươi!"

Lý Ngôn Tông trong lòng bất mãn, những cũng sẽ không nghe lời Yên Chi. Tám năm qua, việc nàng quyết định chưa từng sai lầm, chuyện gì cũng tính toán vẹn toàn; trong tộc có nhiều người đồn đãi rằng nàng là bán tiên, không già đi, không chết được. Mặc dù hắn nghĩ lời ấy tám phần là đồn đại nhưng xem xét kĩ thì vài năm nay, dung nhan của nàng chưa từng thay đổi, quả thật không già đi, nên hắn dần dần tin là thật. Đây cũng là lí do lớn nhất hắn cam tâm tình nguyện để một nử tử trở thành vi sư.

Yên Chi nếu biết được suy nghĩ trong lòng hắn, chỉ sở cười đến rút gân mặt. Không phải là nàng tự coi nhẹ mình, chẳng qua từ trước đến giờ nàng chỉ đọc bản mệnh của Lý Ngôn Tông, lại chỉ điểm vài câu như một lão mụ tử (mẹ) mà thôi; việc này vốn thật nhàm chán, một tí khiêu chiến cũng không có, có khi nàng còn muốn ném bản mệnh cho hắn, để hắn tự ngẫm tự giải quyết.

Nhưng nàng không dám, thật vất vả mới được làm người, không thể tùy hứng như vậy.

Dặn dò Lý Ngôn Tông xong, Yên Chi liền đi đến nhà trọ ở ngoài thành, chờ vị giang hồ nữ tử kia.

Ngày hôm nay chính là ngày vị giang hồ nữ tử ấy té xỉu ven đường. Yên Chi căn thời gian, lại cho người đưa thư đến tay Diệp Dung Chi, nhờ hắn cứu nữ tử này, lời lẽ biểu lộ nàng là người hắn đã cứu ngày hôm trước, nay lại xin phiền hắn một lần.

Yên Chi đến địa điểm trong bản mệnh viết, quả nhiên nhìn thấy một bạch y nữ tử té xỉu ở ven đường.

Nàng vội vã tìm chỗ nấp, đợi Diệp Dung Chi đến nơi này. Thấy được người té xỉu ở ven đường, dựa theo tính tình, hắn nhất định sẽ cứu giúp.

Nàng không cần xuất hiện, vừa bớt làm chuyện dư thừa, vừa có thể đổi duyên, chuyện còn lại đều là tự hắn phải cố gắng

Yên Chi trốn hồi lâu, vẫn không thấy Diệp Dung Chi xuất hiện; thời gian trôi qua đã lâu mà nữ tử ấy còn bị thương, nếu tiếp tục như vậy, e rằng Diệp Dung Chi còn chưa đến, nàng ấy đã phơi thây nơi hoang dã.

Nàng lại chờ thêm một lát rồi thật sự không chờ thêm được nữa; dù sao nàng cũng không thể vì muốn cắt nhân duyên của Lý Ngôn Tông mà làm hại tính mạng người khác, nên cứu trước vậy, chuyện sau này cứ để sau này tính.

Yên Chi chạy nhanh (nguyên văn: ba bước thành hai bước) đến chỗ vị nữ tử, đưa tay dò xét hơi thở của nàng ấy, thấy hơi thở còn ổn, nhẹ nhàng thở ra.

Nữ tử này có dung nhan khiến người ta không thể hời hợt, quả nhiên là tình kiếp của Lý Ngôn Tông. Đáng tiếc nàng chỉ biết minh hôn, nếu không cũng sẽ dùng chút thủ đoạn để giúp bọn họ. (đoạn này editor không hiểu lắm nên hơi chém)

Yên Chi không khỏi lắc đầu thở dài: "Làm bậy a..." Đoạn, vươn tay nâng nàng ấy dậy. Nàng còn đang suy nghĩ phải làm sao đưa nàng ấy về khách sạn, bỗng nghe thấy tiếng áo quần cọ xát của người di chuyển.

Yên Chi quay đầu, quả nhiên là Diệp Dung Chi.

Hắn khoác thanh sam tao nhã lịch sự, chậm rãi đi tới; ánh nắng chiếu vào hắn, tựa như vầng hào quang.

Hắn đến gần, mỉm cười trong sáng, nói với Yên Chi: "Không nghĩ rằng, chúng ta lại gặp mặt nhanh như vậy."

Sắc mặt Yên Chi cứng đờ; nàng vội vàng bày ra nụ cười giả, trong lòng lại âm thầm mắng hắn.

Nếu nàng còn ở bãi tha ma, thuận theo tính tình, nàng đã náo long trời lở đất, giờ đúng là đã thu liễm quá nhiều, nhưng ủy khất vẫn có. Nàng trốn ở trong ruộng nuôi muỗi nửa ngày, giá nàng ra chậm một chút đã không phí công sức chuẩn bị.

Diệp Dung Chi nhìn vị cô nương Yên Chi đang đỡ, hỏi: "Vị này là?"

Yên Chi vội vàng dịch thân người, để khuôn mặt xinh đẹp của nữ tử giang hồ lộ ra, lại giả vờ không biết nói: "Ta cũng không biết nàng; thấy nàng hôn mê ở đây, nay ta một người cũng không biết làm sao, chỉ có thể nhờ công tử hỗ trợ, thật đã làm phiền rồi!"

Diệp Dung Chi nghe vậy cười, ôn hòa nói: "Cô nương quá lời rồi. Để ta cõng vị cô nương này đến nhà trọ phía trước, tìm một vị đại phu tới chẩn trị rồi đợi cô nương này tỉnh lại, cô nương thấy thế nào?"

Yên Chi nghe vậy liên tục gật đầu, nàng đương nhiên là cực kì thích ý, có điều lại e ngại vết thương trên tay hắn: "Nhưng vết thương trên tay công tử?"

Diệp Dung Chi nhìn Yên Chi một cái, rồi cúi người nâng vị cô nương trong tay nàng dậy: "Không trở ngại!"

Yên Chi nghe vậy cũng không nói nữa, giúp Diệp Yên Chi nâng nữ tử lên lưng. Tuy việc này không phát triển theo lẽ nàng an bài nhưng cũng không khác quá nhiều. Đợi dàn xếp nữ tử này xong, nàng sẽ nghĩ biện pháp trốn việc, đẩy hết trách nhiệm cho Diệp Dung Chi là mọi sự đều thành.

Màn anh hùng cứu mĩ nhân này sẽ trở thành một cọc mỹ sự, lại giải kiếp nạn cả đời của Lý Ngôn Tông. Đặc biệt là nàng không cần đụng tay, nhàn tản, lại có thể sống thoải mái ở nhân gian vài chục năm. Yên Chi càng nghĩ càng vui vẻ, nhìn Diệp Dung Chi càng thuận mắt, cười như một người mẹ yêu con.

Hai người đến nhà trọ, an bài mọi việc cho nữ tử kia rồi bước ra cửa phòng. Bây giờ là một cơ hội tốt, nàng chỉ cần lấy cớ vào thành tìm đại phu, rồi để đại phu tự đến là xong. Nàng sẽ việc cớ có chuyện quan trọng cần giải quyết, việc còn lại tùy vào số mệnh của hai người họ.

Đến của nhà trọ, Yên Chi đang muốn mở miệng, Diệp Dung Chi đã lên tiếng trước: "Cô nương cứ ở đây nghỉ tạm, ta vào thành tìm đại phu."

Việc này sao có thể để hắn đi? Yên Chi vội vã xua tay: "Sao vậy được, tay công tử còn bị thương, cứ để ta đi thôi. Vị cô nương này còn hôn mê bất tỉnh, làm phiền công tử chăm sóc"

Diệp Dung Chi nhìn Yên Chi, lặng im.

Yên Chi không nghĩ nhiều, chỉ cho rắng hắn đã đồng ý. Nàng hơi cười với hắn rồi vào thành.

Vị trí của nhà trọ này tốt vô cùng; rừng cây hai bên tươi tốt; gió trong rừng nhẹ nhàng thổi đến, mang theo khí mát, ánh mặt trời độc nhưng nóng vừa vặn, thanh sơn phía xa trùng điệp, khiến tâm hồn người sảng khoái.

Yên Chi vừa mới bước vài bước, liền nghe thấy thanh âm trong mát của người nọ: "Ngày ấy, đèn hoa trong rừng được treo rực rỡ, rất đẹp" Yên Chi nghe xong, nhất thời không hiểu.

Trong rừng? Đèn hoa?

Trong đầu Yên Chi ầm một tiếng, giống như vừa tỉnh mộng; nàng quay đầu, kinh ngạc nhìn Diệp Dung Chi:

"Ngươi..." Yên Chi không biết nói cái gì cho đúng. Lúc này, nàng không nghĩ phải làm sao để giả vờ không biết hắn mà là hắn có biết nàng đang giả vờ không biết hắn hay không.

Hắn nở một nụ cười nhợt nhạt, nhìn nàng, nhẹ nhàng gọi: "Phu tử, đã lâu không gặp"

"Tích sơn như thạch, liệt tùng như thúy. Lang diễm độc tuyệt, thế vô kỳ nhị." ( Dịch của internet: Dịu dàng như ngọc, sững sừng như núi. Phi phàm trác tuyệt, thế gian độc nhất; dịch 2: Đá kết như ngọc quý, thân tùng như ngọc xanh. Vẻ tươi riêng một cõi, thiên hạ chẳng người tranh.)

[ Câu này trích từ tập thơ Nhạc Phủ, quyển 407. Tựa đề là Bạch Thạch Lang Khúc. Bài này là 1 bài thơ dùng để ca ngợi vẻ đẹp, thần sắc của 1 chàng trai.

Nguyên bài là:

"Bạch Thạch lang, Lâm Giang cư. Tiền đạo giang bá hậu tòng ngư

Tích thạch như ngọc, liệt tùng như thúy. Lang diễm độc tuyệt, thế vô kỳ nhị."

Tạm hiểu là:

Đá cũng có thể tích lũy thành ngọc, hàng tùng xanh biếc đứng thẳng phô ra vẻ xanh tươi, chàng sao tuyệt thế, độc nhất vô nhị. Dùng nội hàm của ngọc, cùng với khí chất của cây tùng để diễn tả sự tốt đẹp của chàng trai đó. Ở đây tác giả dùng 2 chàng trai khác nhau để dễ dàng so sánh, để chúng ta có thể thấm được vẻ đẹp này là độc nhất vô nhị, tao nhã thanh cao, không ai có thể so sánh, nhấn mạnh ở chỗ độc nhất vô nhị ]

Lời editor: câu thơ được đặt trong ngoặc vì là lời trích dẫn bài thơ, không phải là lời thoại nhân vật. Nguồn chú giải câu thơ được mượn từ truyện Hoàng Qua, chương 2, chuyển ngữ bởi: stormy

Chú thích thêm là Bạch Thạch lang là một thủy thần, bài thơ này khen nam thần này

Cuối cùng nam chính đã nói ra rồi, cảm ơn mọi người đã ủng hộ đến chương này =)))

Và lần này thật sự editor sẽ chìm khoảng hơn 1 tuần. Đừng rời bỏ ta a~~~
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.