Tam Hạ Nam Đường

Chương 41: Hớn Quỳnh dùng trí gạt tướng Phiên Dương Nghiệp ra công đánh Liêu tướng






Bấy giờ Hàng Khuông Tự kéo gần tới thành, quân thám thính vào báo:

- Nơi phía cửa Tây thành đều mở hết, còn quân sĩ vắng tanh. Khuông Tự liền kéo đến, thấy trên cửa thành có một tướng là Lần Hồng Võ đứng ra nói:

- Xin Nguyên soái chớ khá khinh dể mà dẫn binh vào thành, tôi chắc trong ấy có phục binh.

Khuông Tự khen phải, vừa muốn rút binh, đã nghe một tiếng pháo nổ vang, quân Tống bốn phía ùn ùn kéo tới. Hàng Khuông Tự thất kinh bỏ chạy, Lý Hớn Quỳnh giục ngựa cản lại, hai bên đánh nhau không mấy hiệp, Hồng Võ sa cơ bị Hớn Qụỳnh đâm chết. Tống binh thừa thế đánh binh Liêu, làm cho binh Liêu cả loạn, lớp bị giết, lớp bị thương. Gia Luật Sa ráng sức xông vào giữa trận, cứu Hàng Khuông Tự đem về dinh.

Lúc này binh Tống đã kéo đến vây phủ, Gia Luật Sa thấy binh Tống quá mạnh, liều chết phá trùng vây dẫn Khuông Tự chạy tuất về Diệt Châu. Còn Lý Hớn Quỳnh đánh với Gia Luật Hưu Ca mấy chục hiệp mới chịu lui binh. Ba tướng Tống lúc này kéo binh vào thành ra mắt Hàng Khuông Tự. Bấy giờ Tiêu hậu hỏi Gia Luật Hưu Ca:

- Tại sao lại để đến nỗi lầm mưu quân giặc như vậy?


Gia Luật Hưu Ca kể hết sự tình. Tiêu hậu nổi giận ra lệnh cho Khuông Tự phải chết. Võ sĩ dẫn Khuông Tự đến pháp trường, thì Gia Luật Sa quỳ tâu:

- Xin Bệ hạ niệm tình Tiên đế mà tha cho Khuông Tự một phen.

Tiêu hậu cũng vị tình, tha tội chém, nhưng lột hết chức quan đuổi về dân. Kế đó Tiêu hậu lại không cho Gia Luật Hưu Ca làm Nguyên soái, Gia Luật Tả Chuẩn làm Giám quân, thống lãnh mười muôn binh đem qua phạt Tống.

Các tướng vâng lệnh kéo binh đi. Chẳng bao lâu đã tới Tống Thành. Tướng Tống hay tin liền nhóm các tướng bàn bạc. Lưu Đình Hàng nói:

- Nay binh Liêu kéo tới nữa, chắc là quyết liệt. Vậy phen này đừng có ra binh, cứ đóng cửa thủ thành, rồi sai người về Trường An báo tin.

Đình Hàng nói xong liền viết sớ sai sứ đem về Đại Thành, và dặn các tướng giữ thành nghiêm ngặt. Vua Thái Tông nhận được tờ sớ của Đình Hàng, liền nói:

- U Châu là nơi hiểm trở, nay binh Liêu kéo đến đó nếu để mất thành thì yếu thế. Vậy bây giờ ai dám vì ta đem binh chống đỡ? Dương Quang Mỹ tâu:

- Cha con Dương Nghiệp bấy lâu muốn lập công đền nợ nước, nay sẵn dịp này xin Bệ hạ sai họ đi là xong.

Thái Tông nhận lời, liền phong cho Dương Nghiệp làm U Châu binh mã sứ và lãnh năm muôn binh đi giải cứu. Dương Nghiệp lãnh mạng lui ra, dặn con lớn là Dương Diên Bình coi sóc việc binh, còn Diên Đức, Diên Chiêu theo mình đến U Châu giải cứu.

Khi binh tới Xích Cùng thì hạ trại. Quân thám thính hay tin về báo với Lưu Đình Hàng hay. Lưu Đình Hàng mừng rỡ, vội vã sửa soạn đem quân tiếp ứng. Còn Dương Nghiệp lúc này an định hạ trại xong cha con đi xem xét chốn Bình Nguyên thôn dã để bố liệt trận đồ, bỗng thấy một đạo binh gươm giáo sáng ngời, Dương Nghiệp lật đật ra xem, thấy viên tương mặt đen tai lớn, hình thù rất kỳ quái liền xốc ngựa tới hỏi:

- Tướng kia, họ tên là chi?

Vừa hỏi xong xem lại là Lưu Hắc Đạt. Đương Diên Đức giục ngựa xông tới đánh, nhưng được vài hiệp, Diên Đức đã thua chạy dài, còn Hắc Đạt giục ngựa đuổi theo. Diên Đức quay lại chém Hắc Đạt một búa đứt làm hai khúc. Dương Nghiệp thấy con mình đắc thắng liền hối quân sĩ áp vào hỗn chiến. Lưu Đình Hàng ở trên thành xem thấy, liền dẫn binh ra hiệp với binh Dương Nghiệp giết binh phiên thây nằm chật đất máu chảy đầy đường Gia Luật Tà Chuẩn thấy binh mình đại bại thì bỏ trại lên ngựa chạy tuất về Ngõa Kiều Quan. Đình Hàng và Dương Nghiệp kéo binh theo đoạt lương thảo và khí giới rất nhiều, rồi dùng quân tại phía Nam thành. Các tướng nói:

- Nay binh Liêu về chiếm cứ tại Ngõa Kiều Quan, ta thừa dịp đuổi theo đánh một trận ắt toàn thắng. Lưu Đình Hàng nói:

- Gia Luật Hưu Ca là người có trí dũng, nay lánh mặt không ra, e có mưu chi đây, xin Nguyên soái lui binh về thành mà nghỉ rồi sẽ tấn binh cũng chẳng muộn. Dương Nghiệp nói:


- Chúng nó bại tẩu, còn đủ ngày giờ đâu mà sắp đặt mưu kế, các tướng chớ lo, cứ việc tấn công ắt thủ thắng.

Các tướng vâng lệnh kéo binh đến Ngõa Kiều Quan, nơi phía Đông Nam sông Hắc Thủy. Lúc này Gia Luật Hưu Ca nghe binh Tống kéo đến, nên cùng Gia Luật Tà Chuẩn bàn rằng:

- Cha con Dương Nghiệp thật là đấng nhân tài, nay kéo binh đến đây vây Ngõa Kiều Quan nữa, vậy thì ta nên thủ thành, chớ khinh dể giao công, đợi chừng nào nó hết lương thực, ta sẽ kéo quân ra đánh một trận rửa hờn.

Tà Chuẩn nghe theo, liền truyền lệnh chư tướng đóng các cửa ải và canh gác nghiêm ngặt Binh Tống kéo đến vây phủ bốn phía, đánh phá ngày đêm nhưng không thắng nổi.

Qua mười ngày, Dương Nghiệp có vẻ lo lắng, liền lên ngựa dẫn vài mươi tên quân đi vòng ngoài xa xem địa thế. Khi đi đến một gò cao, Dương Nghiệp biết chắc nơi đó là chỗ lương thực của Lưu bang, nên trở về đòi Lưu Đình Hàng đến bảo:

- Nay Liêu binh cố thủ thành trì, là ý chờ cho ta hết lương, đặng dụng kế tập công, nay sẵn dịp có gió bấc làm cho khí trời lạnh lẽo, quân Phiên biếng nhác tuần phong, ta dùng kế hỏa công đánh một trận ắt trọn thắng. Lưu Đình Hàng nói:

- Lời của Dương nguyên soái rất có lý, song nếu như Gia Luật Hưu Ca biết được kế ấy, đề phòng thì nguyên soái tính thế nào? Dương Nghiệp nói:

- Ngai chớ lo xa. Nếu chúng đề phòng thì ta sẽ tương kế tựu kế.

Dương Nghiệp nói rồi khiến quân đi tìm một người già cả ở trong làng gần đó, để hỏi thăm công việc. Chẳng bao lâu quân sĩ dẫn về một ông già trông rất sất sáng. Dương Nghiệp hỏi ông già:

- Chẳng hay phía tả Ngõa Kiều Quan này có con đường nhỏ nào đi được không? Ông già nói:

- Đường đó hẹp lắm, chỉ để cho tiều phu đi đốn củi mà thôi. Còn phía trong binh Liêu đã bít lại rồi, không có ngả nào thông thương được.

Dương Nghiệp nghe ông già nói mấy lời liền khiến quân đem rượu thịt cho ông già ấy ăn uống rồi đưa trở về.

Nội ngày hôm ấy, Dương Nghiệp sai Diên Đức dẫn hai trăm quân giả làm tiều phu đi đốn củi, giấu vũ khí trong người, đem theo đồ dẫn hỏa, thực hiện kế hỏa công. Diên Đức vâng lệnh lãnh quân ra đi. Dương Nghiệp lại sai Diên Chiêu, dẫn quân đến mé sông Hắc Thủy đốn cây thả xuống sông giả làm cầu độ binh qua, lập kế tiếp ứng. Mặt khác, sai Lưu Đình Hàng và Ngạn Tấn đem binh núp gần mé sông Hắc Thủy, chờ cho quân giặc mắc kế kéo đến thì hai đầu đánh ép lại. Mọi người đều vâng lệnh ra đi. Còn Dương Nghiệp đích thân đến chỗ gò cao coi chừng quân giặc.

Lúc này Gia Luật Tà Chuẩn thấy binh Tống không làm gì nổi thì cứ lo ăn uống vui chơi. Bỗng có quân thám thính vào báo:


- Binh Tống muốn kéo qua sông Hắc Thủy, đặng đến Yên Thành. Tà Chuẩn nghe báo cười lớn nói:

- Bấy lâu ai cũng đồn rằng Dương Nghiệp dụng binh như thần, nay rõ ra không bằng một tên bộ hạ của ta. Tà Chuẩn nói rồi liền bảo Gia Luật Cao:

- Ngươi mau dẫn một ngàn quân chận binh Tống tại bờ sông Hắc Thủy, chờ binh Tống độ qua gần nữa thì xua binh ra giết.

Gia Luật Cao vâng lệnh kéo binh đi. Tà Chuẩn lại khiến Gia Luật Sa và Hàng Xiêm lãnh một muôn binh đến vây binh Tống. Hai tướng vâng lệnh ra đi. Tà Chuẩn sai khiến xong, đi với Gia Luật Hưu Ca chuẩn bị tiếp ứng.

Bấy giờ trời vừa chạng vạng, Dương Nghiệp, Diên Chiêu giả bộ đốn cây thả bè xuống sông, Gia Luật Cao núp ở trên xem thấy đùa binh xuống đánh nhau, binh Tống giả đò kinh sợ thối lui lên bờ. Binh Liêu rượt đuổi theo binh Tống. Diên Chiêu vừa đánh vừa chạy dụ binh Tống đến chỗ phục binh. Bỗng nghe một tiếng pháo lớn, tên bắn ra như mưa. Gia Luật Sa và Hàng Xiêm kéo binh ra vừa đến trại Tống đã nghe quân ó vang trời, thì biết là trúng kế, liền dẫn binh đi tiếp cứu.

Trong rừng, Diên Đức nghe tiếng pháo liền khiển quân châm ngòi lửa, cháy rực trời, quân giữ kho lương đều bỏ chạy. Diên Đức thừa thế đến đốt cháy hết kho lương, rồi dẫn binh qua sông đánh giết quân Liêu vô số.

Bấy giờ, Gia Luật Cao thấy phía trại lương có lửa, nên lùi lại bị Lưu Đình Hàng phục binh trên mé sông Hắc Thủy đón đánh dữ dội. Còn Gia Luật Sa vừa đem binh tới bị Diên Chiêu và Lưu Đình Hàng đánh úp, quân sĩ nước Liêu bỏ gươm chạy trốn tơi bời. Tướng Tống chận giết, thây nằm chật đất. Diên Đức thừa kế đánh bọc hậu phía sau thành, Gia Luật Hưu Ca thất kinh phò Tà Chuẩn lén mở cửa thành phía Bắc mà chạy. Chẳng ngờ vừa ra khỏi cửa gặp Ngạn Tấn phục binh, quân sĩ điếng hồn không biết đường nào mà trốn. Cũng may nhờ có Gia Luật Hưu Ca tả đột hữu xung, phò vẹn toàn ra khỏi trận.

Còn lúc này, Dương Nghiệp kéo bình vào thành trọn vẹn. Trời vừa sáng, thấy trong thành đã dựng cờ đại Tống, tướng sĩ kêu nhau vào ra mắt. Dương Nghiệp nói:

- Nay ta thừa cơ tiến binh thì lấy Yên Thành không khó. Lưu Đình Hàng cản lại, nói:

- Binh ta đã mệt mỏi lắm, và lương thảo cũng gần hết rồi, không nên khinh địch vào sâu trong đất giặc. Dương Nghiệp nghe nói lương thảo gần hết nên dồn binh tại Ngõa Kiều Quan cho binh sĩ nghỉ ngơi.

Lời bàn: Trong lúc khổ cực ai cũng tiếc công lao mình, tránh né nhiệm vụ, còn đến lúc ban thưởng thì lại tranh nhau hưởng thụ. Cha con Dương Nghiệp có công lớn được triều đình trọng thưởng, làm cho các quan đại thần xầm xì, ganh tị, cha con Dương Nghiệp phải từ chức lánh thân. Ấy vậy trong cuộc sống con người, nhiều kẻ ganh tị về quyền lợi hơn là đem thân xây dựng sự nghiệp để rồi hưởng thụ. Kẻ có lòng ganh ấy bao giờ cũng là kẻ bất tài mà muốn thụ hưởng cao sang. Những bậc anh hùng hào kiệt thường đem thân mình giúp đã trả lại công lao ấy, bớt lẽ họ không ham hưởng thụ họ khinh thường danh lợi mà chỉ trọng đạo nghĩa làm người.-oOo-

- Hết hồi 41:2 (38):


— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.