Cẩu Hoàng thượng đang ngồi trước án thư đọc sổ con.
Thấy ta bước vào, hắn liếc ta, hừ lạnh một tiếng: “Ngươi lại thế nào đây?”
“Bệnh vừa khỏi mà dám ăn mặc phong phanh như thế, xem ra ngươi không muốn sống nữa rồi.”
“Trẫm cứu ngươi một miếng là để ngươi tiếp tục đi tìm cái chết nữa à?”
Ta cụp mắt nhìn mặt đất, cung kính quỳ xuống dập đầu:
“Ân cứu mạng của Bệ hạ, nô tỳ không thể —”
“Hắt xì!”
Cẩu Hoàng thượng không nói gì, chỉ nháy mắt ra hiệu với Lý công công.
Lý công công hiểu ý, lập tức sai người bê lò sưởi lại gần.
Ta biết điều quỳ im ở đó.
Bông tuyết dính trên người ta tan ra, nước rơi xuống cổ áo, thấm ướt áo.
Cẩu Hoàng thượng vẫn nhắm mắt làm ngơ.
Hắn không nói gì với ta, cũng không đuổi ta đi.
Xử lý xong chính vụ, hắn trải một quyển trục xuống án thư — Là cổ họa “Buổi sớm ngày xuân”*
*Buổi sớm ngày xuân là một kiệt tác của Quách Hy, miêu tả cảnh mùa xuân khởi đầu với núi non, sông nước và cây cối hồi sinh. Tác phẩm nổi bật với bố cục sơn thủy, sử dụng khái niệm “ba khoảng cách” (cao viễn, thâm viễn, bình viễn) để tạo chiều sâu và không gian hùng vĩ. Đay là biểu tượng của hội họa và phong cách Bắc Tống, hòa quyện triết lý Nho - Đạo về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Cẩu Hoàng thượng thưởng thức bức vẽ một hồi, hắn cầm một con dấu bằng ngọc lên, nhưng con dấu cứ dừng lại giữa không trung.
Hắn đột nhiên quay đầu nói: “Ngươi, qua đây.”
Ta bò dậy đi tới trước bàn.
Cẩu Hoàng thượng nói: “Trẫm nhớ, hình như ngươi ghét nhất việc trẫm để lại ấn ký trên tranh nhỉ.”
Ta thành thật trả lời: “Ấn ký sẽ phá hỏng giá trị nghệ thuật của bức tranh. Nhỡ bức tranh bị hỏng, ấn ký cũng sẽ khiến việc phục chế bức tranh trở nên khó khăn hơn.”
“Hửm?” Cẩu Hoàng thượng nhíu mày: “Nhưng không khắc dấu lên, người ngoài làm sao biết đây là tư tàng của trẫm?”
Ta còn chưa kịp phản ứng, hắn đột nhiên nắm chặt cổ tay ta, kéo ta về phía hắn.
Ta không giằng ra được nên ngồi thẳng vào lòng đó, sau đó ta cứng người.