Ta Mạnh Lên Nhờ Group Chat

Chương 103



Ngoại Truyện • Chương 100.5: Học Lịch Sử Long Giới Cùng Gramas. Phần 1: Các Long Chủng

Vẫn như mọi ngày, việc Gramas bắt đầu vào mỗi buổi sáng là đi dạo quanh cánh rừng. Cái cảm giác hít thở không khí trong lành cùng cảm giác se se lạnh quả thật rất dễ gây nghiện.

Bất chợt, Gramas dừng lại, anh ta vừa đạp trúng một vật gì đó.

"Cái gì đây?"

Gramas nhặt thứ đang nằm ở dưới đất lên, đó là một quyển sách màu xanh lá có phần hơi cũ nát, trên bìa là dòng chữ in nhũ vàng "Khái Quát Lịch Sử Thế Giới".

Gramas thích thú cầm quyền sách ngắm nghía trên tay. Đây là lần đầu tiên anh chạm vào một cuốn sách thật sự.

Tò mò xen lẫn hưng phấn, Gramas mang nó về để nghiên cứu.

Lật trang đầu tiên ra, đập vào mắt anh là một cái bản đồ to tướng chiếm hết hai trang sách. Phía trên ghi dòng chữ "Bản Đồ Thế Giới".

Lật qua những trang tiếp theo trong sách đã giải thích. Theo đó thế giới chia thành hai khu vực - đại lục - chính là Đông và Tây. Khu rừng nơi Gramas đang sống thuộc về lục địa phía Tây nằm tiếp giáp với phía Đông.

Đông và Tây từ lâu vốn đã chẳng ưa gì nhau, bằng chứng là trong suốt thời kỳ phát triển hai bên luôn liên tục đối đầu nhau. Khi thì phe Đông khiêu chiến trước, lúc thì bên Tây gây sự trước. Nói chung là chẳng bên nào chịu nhường bên nào.

Dãy núi trải dài chia cắt hai vùng Đông - Tây được gọi là Wallrack tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai miền lục địa.

Hận thù hai bên sâu đậm tới nỗi trong sách dành ra hẳn năm trang chỉ để làm tranh châm biếm phương Đông.

Gramas thì không giống như vậy, bởi ngay từ nhỏ anh có được học hành gì đâu. Dĩ nhiên, anh cũng không bị nhồi nhét cái tư tưởng thù hằn dân tộc giống như những long nhân khác. Âu đó cũng là điều may mắn!

Chương tiếp theo nói về các chủng long nhân, gọi tắt là long chủng.

Long chủng được phân biệt dựa theo các đặc điểm của từng giống loài. Về điểm này thì cả Đông lẫn Tây đều có cách sắp xếp tương tự nhau.

Trong sách không có nhắc nhiều về hệ thống phân dạng long chủng của phương Đông, có lẽ là vì có rất ít thông tin. Dù gì hai bên cũng cạch mặt nhau từ lâu rồi.

Về phân loài, thì long chủng theo hệ thống phương Tây được phân thành 3 nhóm chính: Wyvern, Drake và Wyrm.

Vì long chủng ở hình thái long nhân không có quá nhiều điểm khác nhau nên trong sách chỉ nhắc đến sự khác biệt của hình thái [ Long Hoá ]

Wyvern là chủng các long nhân thuộc loài rồng có cánh, trong đó bao gồm các phân loài nhỏ như:

• Dragon: Long chủng phổ biến và đông đảo nhất lục địa phía Tây, hình dạng khi [ Long Hoá ] là một con rồng châu Âu thường thấy với bốn chi, lớp vảy rồng cứng cáp cùng đôi cánh dài và rộng.

• Fae: Một chi nhỏ hơn của chủng Dragon, ngoại hình thì không mấy khác biệt ngoại trừ chủng này có kích thước nhỏ hơn nhiều. Nếu so với người bình thường ở Trái Đất thì chỉ cao khoảng 1 mét 60 đổ xuống, trong khi các long nhân khác - cụ thể là Gramas - đều cao 2 mét trở lên. Điểm đặc biệt của chủng Fae là chất độc của họ cực kỳ mạnh, dính phải thì không dễ chịu chút nào.

• Wyvern: Chủng long nhân phổ biến thứ hai của lục địa phía Tây, ngoại hình của họ cũng tương tự như hai chủng tộc trên. Khác biệt duy nhất là kích thước của họ nhỏ hơn Dragon nhưng lớn hơn Fae, nói chung là ở mức tầm trung. Ở Ma Pháp thế giới thì Wyvern không phải là rồng, nhưng ở đây thì say Đéo!

• Cockatrice: Một nhánh nhỏ của Wyvern, họ cũng nhỏ con như Fae và cũng có độc tính rất lợi hại, màu sắc lớp vảy rồng của họ sặc sỡ hơn những long chủng khác.

• Amphithere: Một long chủng đặc biệt, dân số khá ít và thường sống tập trung tại các khu vực nhỏ. Ngoại hình giống như trên, không khác biệt mấy nhưng khi [ Long Hoá ] Amphitere có cơ thể của rắn từ đầu đến đuôi và có cánh. Họ có thể sẽ có chân trước, nhưng không bao giờ có chân sau.

Tiếp theo là ba dạng long chủng đặc trưng thuộc họ Drake:

• Drake: Họ không có cánh nên không thể bay nhưng lớp vảy rồng cứng cáp hơn long chủng khác, còn lại thì vẫn giống như trên.

• Hydra: Khác với cái xác Hydra héo khô ở Ma Pháp thế giới trước đó, Hydra ở Long giới thật sự là một chủng tộc có trí tuệ. Khi ở nhân dạng thì Hydra chỉ có một đầu nhưng khi [ Long Hoá ] thì những còn đầu còn lại sẽ xuất hiện. Giống như Drake, Hydra không thể bay.

• Kirin: Không biết có phải là trùng hợp hay không mà Kirin trong tiếng Nhật có nghĩa là Kỳ Lân (hoặc hưu cao cổ). Long chủng loại này có một cặp sừng dài đặc trưng trên đầu.

Cuối cùng là họ Wyrm, đây là phân loài đặc trưng của long chủng phương Đông. Điểm đặc biệt của họ là cơ thể khi [ Long Hoá ] rất dài và bay không cần cánh:

• Wyrm: Chủng phổ biến nhất của cả chi họ (ở phương Tây) và cũng là đại diện của long chủng phương Đông. Họ có ngoại hình tương tự với các long chủng khác trừ cặp râu dài. Khi [ Long Hoá ] không có hai chi trước lẫn hai chi sau.

• Lung Dragon: Giống như Wyrm, Lung Dragon cũng là chủng phố biến của long chủng phương Đông. Điểm khác biệt duy nhất giữa họ với người anh em Wyrm đó là khi [ Long Hoá ] có đủ hết tứ chi.

• Quetzalcoatl: Tương tự như Wyrm, loài này khi [ Long Hoá ] lên cũng không có tứ chi nhưng lại to hơn cả Wyrm lẫn Lung Dragon. Điểm khác biệt duy nhất đó là Quetzalcoatl có lông chim dài ở cả đầu và đuôi.

• Sea Serpent: Long chủng chuyên sống ở các môi trường như biển cả, sông hồ hay thậm chí là cả ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy. Sea Serpent không chỉ bơi giỏi mà còn bay rất nhanh. Vây cá là điểm đặc biệt của họ

• Lindwurm: Tương tự như Wyrm và Quetzalcoatl nhưng khi [ Long Hoá ] lại có hai chi trước.

• Salamander: Cũng giống như Lindwurm ở trên nhưng Salamander lại có tới tám chi. Đặc biệt, ngọn lửa của long chủng này được xếp vào hàng nguy hiểm bậc nhất không chỉ vì sức nóng mà còn là vì khí độc toả ra từ vật bị đốt cháy.

• Đặc biệt: Dị Chủng - Song Sắc Đồng Tử: Một long chủng chuyên mang tới thảm hoạ, cần phải loại bỏ.

"Chỉ viết về mình có bấy nhiêu đây thôi à? Buồn thật!"

Gramas đọc được một phần ba quyển sách thì bụng đã réo lên báo hiệu đã tới giờ ăn trưa. Anh gấp sách lại và đặt nó ngay ngắn trên chiếc giường được ghép từ mấy miếng ván gỗ chất lượng kém.

Sau này có dịp, Gramas sẽ vào thành thu thập thêm vài quyển sách nữa.

Anh đã tìm ra được một thú vui mới nữa cho riêng mình!

...

Bonus: Nguồn gốc và ý nghĩa cái tên của Gramas

Câu chuyện xảy ra vào năm Gramas 43 tuổi.

Đó là một buổi tối rất đặc biệt. Hôm nay, thay vì chìm vào giấc ngủ say như mọi hôm thì người dân trong toà thành này lại rất ồn ào náo nhiệt như ban ngày. Điều này làm Gramas rất ngạc nhiên, tự hỏi bộ có lễ hội gì à?

Không kìm nén nỗi sự tò mò, Gramas liền cải ngụy trang đột nhập vào trong thành. Dù biết việc này sẽ rất nguy hiểm nhưng Gramas muốn xem thử là có sự kiện gì.

Dùng một chiếc áo khoác màu đen có mũ trùm đã sờn cũ mặc lên người, Gramas từ từ tiếp cận cổng thành.

Gramas đã quan sát rất kỹ, cứ mỗi khi lính gác đổi ca thì cổng vào sẽ trống vài ba phút. Chừng đó thời gian là đủ để anh lẻn vào bên trong.

Dù đã vào đây khá nhiều lần rồi (tất nhiên là lén đột nhập) nhưng khung cảnh hùng vĩ của những kiến trúc nhân tạo cùng không khí rộn ràng của dòng người đông đúc luôn khiến cho Gramas cảm thấy choáng ngợp, khác xa so với cảnh rừng xanh tĩnh lặng.

Đêm hôm nay là lễ hội tưởng niệm người đã khuất hằng năm của toà thành, người dân sẽ đốt những chiếc đèn lồng làm từ một loại lá cây đặc biệt rồi thả trôi nó trên sông.

Gramas thấy, những long nhân đứng chắp tay lại trên bờ, miệng lẩm nhẩm như đang cầu nguyện:

"Gra ma, gra ma, gra ma,... "

(Gra ma: Ngôn ngữ long nhân, mang ý nghĩa như lời tiễn biệt tới người đã khuất.)

"Gra ma... Grama... Gramas...!" Gramas đứng đó, miệng cũng lẩm bẩm theo.

Đúng lúc này, một cô bé long nhân thuộc chủng Drake bất ngờ nhìn thấy Gramas. Cô lon ton tiến lại gần:

"Nè, ba mẹ bạn đâu mà lại ở đây một mình thế?"

Gramas giật mình, anh vội vàng kéo chiếc mũ áo trùm kín mặt nhằm che đi Song Sắc Đồng Tử của mình. Nếu giờ mà có ai phát hiện ra thì anh sẽ bị xử tử mất!

Thấy Gramas có vẻ kỳ lạ, cô bé Drake lên tiếng gọi cha mẹ mình đang cầu nguyện ở phía sau:

"Cha ơi, mẹ ơi! Ở đây có một bạn bị lạc mất người nhà nè!"

Cô bé quay lại nhưng Gramas đã không còn ở đó nữa.

Hết chương 100.5

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.