Cảnh Thự không có gọi bất kỳ kẻ nào, chỉ là nắm tay Khương Hằng, đứng ở đầu đường an tĩnh nhìn.
"Con phố này đã nhỏ hơn." Cuối cùng, Cảnh Thự nói với Khương Hằng.
Khương Hằng cười nói: "Bởi vì khi đó ngươi còn nhỏ."
Cảnh Thự gật gật đầu, có lẽ là vậy.
Sau một trận đại chiến, cửa hàng đầu tiên trong thành mở cửa chính là cửa hàng bán đồ cúng tế người chết. Thật sự có quá nhiều đám tang, rất nhiều bá tánh trong nhà đều có binh lính chết đi, có người đang ở bên đường tế rượu, hướng lên bầu trời âm u quỳ lạy khóc rống.
Khương Hằng mua chút đồ ăn, Cảnh Thự mặc võ phục nước Ung màu đen viền vàng, không ít chủ quán nhìn thấy y, liền thu dọn quán vào, không tiếp tục buôn bán.
Cảnh Thự dừng lại ở trước một sạp hàng, nói: "Tiểu muội muội nhà bọn họ đã gả chồng, không thích, năm ấy khi ta năm tuổi đã quen biết."
Khương Hằng thấy một nữ hài vẻ mặt đờ đẫn, đang ở canh quán, trong tay cầm một tấm biển gỗ nhiễm máu của binh lính.
Hai người đều không có chào hỏi với nàng, Cảnh Thự quay đầu đi, xuyên qua chợ, ở trước một nhà bán đường của một người mù mua một chút đường đào hoa, đút một miếng cho Khương Hằng ăn, còn lại, đều cẩn thận gói lại.
"Khi còn nhỏ, khi cha tới thăm ta," Cảnh Thự nói, "Liền sẽ mua cho ta đường nhà này ăn, có lẽ bởi vì ông ấy cũng là người mù, người mù biết người mù không dễ dàng, cho nên đặc biệt quan tâm đến chuyện buôn bán của họ."
Khương Hằng nói: "Đây là một nơi rất tốt."
"Đúng vậy." Cảnh Thự gật gật đầu, "Bắt đầu từ năm 6 tuổi, cứ mỗi ba ngày, ta sẽ cầm một cái khay gỗ, buộc dây thừng treo ở trên cổ, đi khắp chợ bán."
Năm đó Nhiếp Thất mang theo Cảnh Thự đến sống ở An Dương, Cảnh Uyên vào cung, trở thành cầm sư của vương tử Tất Hiệt. Nhiếp Thất tự sống bằng sức mình, ở nhà chế bấc đèn, cứ cách ba ngày, Cảnh Thự liền phải đi lên chợ, dọc theo các phố bán bấc đèn, bị người ta cò kè mặc cả, nhưng Cảnh Thự đều không trả lời, thích mua thì mua, không mua thì cút, bởi vì đó là tiền mồ hôi nước mắt của mẫu thân y.
*Bấc đèn: Chính là cái tim đèn thấm với dầu hỏa để đốt cháy.
Cuối cùng đổi về được rất ít tiền, lại giao cho Nhiếp Thất, Nhiếp Thất liền may quần áo cho Cảnh Thự, mua gạo mì và đồ dùng.
Khương Hằng nghĩ đến cảnh đó liền cảm thấy rất thú vị, bộ dáng Cảnh Thự 6 tuổi đeo cái khay gỗ hình vuông đi lên chợ, tựa như một con ngựa con đeo cái yên trên dây, dáng vẻ kia là hắn chưa bao giờ thấy qua.
"Ngươi có rao hàng không?" Khương Hằng hỏi.
"Da mặt mỏng," Cảnh Thự đáp, "Xấu hổ, cũng không rao hàng. Nhưng nương dùng bông tốt nhất, chế ra bấc đèn đốt đến lâu nhất, ngay cả người vương cung đều mua bấc đèn của nàng. Chỉ là bọn họ không biết, nàng ở trong bấc đèn trộn lẫn độc, sau khi vương cung mua đi, ngày đó thiêu cháy một mảnh đen nhánh, tất cả mọi người đều mù."
Bấc đèn của nàng nổi tiếng gần xa, người trên chợ đều gọi nàng là "Bấc Đèn Nương". Nhưng nàng rất ít ra mặt, chỉ vì đối với bên ngoài thân phận nàng là quả phụ mang theo con trai, cô nhi quả phụ, nương tựa lẫn nhau sống qua ngày.
Láng giềng đều biết, có một người cầm sư mù, cứ cách mười ngày là tới thăm hai mẹ con này, liền có người nhàn rỗi suy đoán, hài tử kia là đứa con hoang, bấc đèn nương đem lòng yêu cầm sư trong cung.
Cho đến khi người mù kia giết chết đại nhân vật bốn nước trong cung, tin tức này mới làm toàn An Dương, thậm chí khắp thiên hạ chấn động. Mọi người cũng bởi vậy mới biết người mù này tên —— Cảnh Uyên.
Khương Hằng nói: "Khi còn nhỏ, lúc ấy nghe ngươi nói, ta vẫn thường không rõ."
"Không rõ cái gì?" Cảnh Thự cùng Khương Hằng mười ngón tay đan vào nhau, đi đến cuối con phố, men theo thềm đá xanh, để đi lên tầng thứ hai trên núi.
"Không rõ sau khi cha chết," Khương Hằng nói, "Vì sao nàng không mang theo ngươi, cùng nhau sống sót."
Cảnh Thự gật gật đầu, nói: "Ta cũng đã từng hận nàng, nàng cứ như vậy mà bỏ mặc ta lẻ loi một mình sống sót, quá tàn nhẫn."
Khương Hằng nói: "Nhưng sau này ta đã hiểu."
Hắn không chỉ có hiểu được mẫu thân, cũng hiểu được lựa chọn của Nhiếp Thất, hiểu được toàn bộ sinh tùy chết tuẫn* trên thế giới này, hiểu được nàng vì sao lại bỏ mặc Cảnh Thự.
*Sinh tùy chết tuẫn: Sống thì đi theo, chết thì tuẫn táng theo.
Hiểu được vì sao ngày đó khi mẫu thân rời đi, nói "Nương vốn định một kiếm mang theo ngươi đi".
"Ta cũng đã hiểu." Cảnh Thự nhìn Khương Hằng nói, cũng thoáng cúi đầu, ở trên mặt Khương Hằng hôn một cái.
Trên mặt Khương Hằng đỏ lên, Cảnh Thự lại rất bình tĩnh, nói: "May mắn ta tìm được ngươi rồi, Hằng Nhi, bằng không đối với cuộc đời này của ta mà nói, thật sự quá tàn nhẫn."
Khương Hằng nói: "Đều đã qua."
Sau khi Cảnh Uyên xảy ra chuyện, Nhiếp Thất đã biết mọi chuyện cuối cùng cũng kết thúc.
"Trước đừng tiến vào," ngày hôm đó, Nhiếp Thất nói vọng ra ngoài cửa, "Thự Nhi, đừng đẩy cửa."
Lúc ấy toàn thành đại loạn, sau khi Cảnh Thự nghe được tin tức, không màng bấc đèn trong tay còn chưa có bán xong, chạy nhanh về nhà. Chiều ngày hôm đó y còn không biết kẻ nào đã giết phụ thân y, trên chợ mọi người đều nói nước Lương sắp xong rồi.
Y phải nói cho mẫu thân chuyện này, y đã sắp là một người lớn, cần phải bảo hộ mẫu thân cùng cha mắt mù, đưa bọn họ đến nơi an toàn.
Nhiếp Thất treo lụa trắng trên xà nhà, trong tay thắt lại, nhìn con trai ngoài cửa sổ cười nói: "Đừng nghe bọn họ làm lớn chuyện, không có việc gì đâu."
Cảnh Thự tràn ngập nghi hoặc, thấy bóng dáng mẫu thân ở trong phòng, nói: "Nương, người đang làm gì vậy?"
"Không có làm gì," Nhiếp Thất nói, "Nương đang thay quần áo. Buổi sáng bán được mấy đồng tiền?"
"Hai đồng tiền." Cảnh Thự đáp, "Không ai mua, đều đang thu dọn gia sản, nói muốn chuyển nhà, chúng ta có dọn nhà không? Cha đâu? Con phải đi tìm cha, ông ấy đang ở trong cung, ông ấy sẽ không có việc gì chứ!"
"Chờ lát nữa nương liền đi gặp ông ấy." Nhiếp Thất nói, "Con đi mua chút rượu tới, chờ lát nữa nương đi thăm ông ấy, mua lấy hai đồng tiền rượu, đi đi."
"Vâng." Năm ấy Cảnh Thự chín tuổi khom người, cởi bỏ khay mang trên cổ, chạy như bay đi mua rượu.
Cảnh Thự cầm theo rượu, khi đẩy ra cửa nhà, mẫu thân đã chết. Để lại cho y một phong thơ, một thanh kiếm, cùng với Ngọc Quyết y mang ở trên cổ, còn có một phần tâm pháp, y không biết chữ, xem không hiểu.
Hiện giờ, sau khi Cảnh Thự lớn lên mang Khương Hằng trở lại, bọn họ đi qua một ngôi nhà đã đổ nát, trên ngôi nhà cỏ mọc um tùm, trên vách tường vẫn còn dấu vết lửa đốt.
"Là nơi này sao?" Khương Hằng hỏi.
"Không," Cảnh Thự nói, "Đó là nhà người bán thịt."
"Bán thịt?" Khương Hằng hỏi, "Hàng xóm sao?"
"Ừm." Cảnh Thự đứng ở ngoài cửa trong chốc lát, lại dẫn theo Khương Hằng đi đến cuối hẻm, đẩy ra cánh cửa kia. Trong phòng đầy tro bụi, đã có hơn mười năm chưa từng có người tới.
Tất cả đồ vật trong nhà cơ hồ đều đã bị dọn sạch, chỉ còn lại có một cái giường gãy, Cảnh Thự ngồi xuống ở bên cạnh giường, ngẩng đầu nhìn xà ngang mẫu thân thắt cổ.
Khi Khương Hằng vốn tưởng rằng sẽ nhìn thấy những đồ vật Cảnh Thự đã dùng khi còn nhỏ, nhưng qua nhiều năm như vậy, trong nhà sớm đã chỉ còn có bốn bức tường, hắn biết lúc này, Cảnh Thự cần được an tĩnh, liền không quấy rầy y, ở một bên ngồi xuống.
Cảnh Thự bị ký ức kéo về thật lâu thật lâu trước kia, y chỉ là ngồi như vậy, mặt trời dần dần ngã về Tây, ánh mặt trời buổi chiểu chiếu vào trong cửa sổ, đổ xuống một cái bóng.
Tiếng động bỗng nhiên làm Cảnh Thự lấy lại tinh thần.
"Làm gì vậy?" Cảnh Thự nói.
Khương Hằng quỳ trên mặt đất, hắt xì một cái, đứng dậy nói: "Chỗ này có cái hầm."
"Ừm," Cảnh Thự nói, "Nơi nương để đồ lúc còn sống."
Khương Hằng nói: "Hẳn là không có ai phát hiện qua."
Trên sàn nhà có một tấm ván gỗ buông lỏng, phía dưới có thể mở ra, cái hầm không lớn, chỉ có năm sáu bậc vuông. Nhưng lúc này nhớ tới, khi còn nhỏ Cảnh Thự cũng không biết trong nhà vì sao sẽ có cái hầm này, có lẽ là mẫu thân bảo người đào, sợ cho có một ngày, khi phụ thân hành thích thất bại, vạn nhất có người tìm tới cửa, nàng liền có thể để con trai trốn ở bên trong.
Khương Hằng khoanh chân ngồi dưới đất, nghĩ đến cái hầm trong nhà La Tuyên thật lâu trước kia, hắn tùy tay nghịch hai cái vòng đồng, quyết định không đi mở nó.
"Ngươi muốn nhìn sao?" Cảnh Thự nói, "Phía dưới đều là rượu, để cho cha uống khi về nhà. Ông ấy thích uống một chén rượu, ăn một chút đò ăn do mẫu thân tự tay làm, lại ôm ta, đánh đàn cho ta nghe, dỗ ta ngủ."
Khương Hằng đối với phụ thân vô cùng xa lạ, nhưng liền từ trong từng giọt từng giọt hồi ức của Cảnh Thự, dần dần gom góp lại thành hình tượng của phụ thân.
"Thật tốt a." Khương Hằng nghe hồi ức của Cảnh Thự, tựa như chính mình cũng đã trải qua những chuyện này, vừa hâm mộ, lại vừa tràn ngập tiếc nuối.
"Ta...... Thực xin lỗi, Hằng Nhi." Bỗng nhiên Cảnh Thự tỉnh ngộ lại, hết thảy những hồi ức của y, Khương Hằng trước nay đều không từng trải qua, không có ai yêu Khương Hằng giống như Nhiếp Thất cùng Cảnh Uyên yêu y, từ nhỏ đến lớn, hắn vẫn luôn sinh hoạt ở trong cô độc, cho dù Chiêu phu nhân rất yêu hắn, nhưng khi hắn còn nhỏ cũng không thể hiểu được.
"Có gì đâu." Khương Hằng cười nói, "Đi xuống nhìn xem không? Có muốn uống rượu không? Ta mang lên cho ngươi uống."
"Ta đi," Cảnh Thự nói, "Phía dưới rất tối, ngươi không biết chỗ."
Cảnh Thự kéo ra vòng đồng, dựa vào ký ức đi xuống, y cơ hồ chưa từng vào hầm, Nhiếp Thất sợ hắn làm ngã bình rượu. Bình rượu đặt ở trên giá, đã bị uống đến gần hết, chỉ còn lại ba vò.
Cảnh Thự nhấc lên một vò, ở bên cạnh sờ thấy một cái hộp sắt.
Cảnh Thự dừng lại động tác, trong trí nhớ của y, lúc còn nhỏ tựa hồ chưa từng nhìn thấy thứ này.
"Cẩn thận đừng làm ngã." Khương Hằng nhìn xuống dưới nói.
"Không có việc gì." Cảnh Thự mở ra hộp sắt, sờ đến đồ vật bên trong.
Khương Hằng quét tước đơn giản gian nhà dưới, làm sạch sẽ một chỗ, tránh ra khỏi miệng đường hầm chiếu sáng xuống chỗ Cảnh Thự.
Cảnh Thự từ trong hộp sắt, lấy ra một bao giấy dầu nho nhỏ. Trong bao có một mảnh vải —— dưới ánh mặt trời lờ mờ nhìn xem, bên trên loang lổ đầy vết máu.
Đây là cái gì?
Trong mảnh vải còn một phong thư, thư viết ở trên một mảnh giấy đã mục, đã viết hơn mười năm trước.
Cảnh Thự cẩn thận mở ra nó, nhìn thấy xưng hô mở đầu trên bức thư, chính là "Chiêu nhi thân khải", y nương ánh sáng nhìn hai hàng chữ, hô hấp ngay lâp tức chững lại, hiện ra vẻ mặt khó có thể tin.
"Ca?" Khương Hằng ở bên trên hỏi.
"Ta lên đây, ngươi nhích ra một chút." Cảnh Thự nói, lập tức đem bao giấy dầu thu vào trong lòng ngực, trên tay phát run.
Khương Hằng nhịn không được đánh hắt xì, tro bụi thật sự quá nhiều, Cảnh Thự cầm theo rượu đi lên, nói: "Không ở nơi này uống, đi thăm nương ta đi, ta còn tìm được mấy cái ly."
"Được." Khương Hằng dùng sức xoa xoa cái mũi.
Sắc mặt Cảnh Thự rõ ràng đã thay đổi, y hô hấp dồn dập, khi đi lên cũng hít không ít tro bụi, ngay tức khắc đánh cái hắt xì, hai huynh đệ hết đợt này đến đợt khác mà đánh hắt xì, làm Khương Hằng cười to, Cảnh Thự bất tri bất giác đã hắc xì đến chảy cả nước mắt, cười đến thật sự không dừng lại được.
Buổi chiều, thành bắc An Dương, trước mộ.
Cảnh Thự rót ba ly rượu, một ly đưa tới trước mộ Nhiếp Thất, chính mình cầm một ly, cùng Khương Hằng kính lẫn nhau, hai người uống lên.
"Đây có lẽ là lần cuối cùng ta trở lại, nương." Cảnh Thự nói.
Khương Hằng nói: "Ca, sẽ không, chúng ta còn có cơ hội."
Cảnh Thự nghĩ nghĩ, không có tiếp lời Khương Hằng, nhìn mộ bia nói: "Ta tìm được Hằng Nhi, từ nay về sau, ta phải chăm sóc hắn thật tốt."
Khương Hằng chỉ cảm thấy vô cùng cảm động, hốc mắt đỏ lên, cuối cùng khóc lên.
Hắn nghĩ đến năm ấy Cảnh Thự là ôm xác chết mẫu thân lên tới trên núi như thế nào, đào một mảnh đất, dùng chiếu bọc lấy nàng, bỏ vào trong đất, rồi lấp đất vào.
Ngày đó An Dương một mảnh hỗn loạn, sẽ không có người chú ý tới một nữ nhân chế bấc đèn thắt cổ. Cảnh Thự thậm chí không có tiền mời người khắc bia mộ cho nàng, cũng không thể đi thu thập thi thể phụ thân, đành phải lập cho nàng một tấm bia đá, xem như ký hiệu.
Sau đó, thi thể Cảnh Uyên bị treo ở trên cửa thành An Dương, phơi thây ba tháng, ở đất Việt, tổ tiên nhà họ Cảnh sớm đã hoang phế cũng bị Trịnh vương phẫn nộ san bằng, hài cốt tổ tiên bị quật lên dùng roi đánh.
Hết thảy những điều này, đều đã qua đi mười lăm năm. Tin tức lần lượt truyền đến Tầm Đông, truyền vào trong tai Khương Chiêu, nàng trước sau vẫn thờ ơ, tựa như không có chút nào liên quan đến nàng, nuôi nấng Khương Hằng lớn lên.
Nàng dạy hắn đọc sách thánh hiền, không có để hắn hận bất kỳ kẻ nào, cho dù một lần duy nhất nhắc tới phụ thân, cũng chỉ có nhàn nhạt một câu: "Y xứng đáng bị như vậy."
Cảnh Thự vươn một tay, ôm Khương Hằng, khóe miệng tươi cười, kế tiếp, y muốn đi làm một chuyện thực khó khăn, y không biết bọn họ có thể đi bao xa, con đường phía trước tràn đầy chông gai, so với ngày đó bọn họ rời đi Tầm Đông càng nhấp nhô gập ghềnh hơn.
Nhưng trong một khắc này, y rốt cuộc đã thản nhiên tiếp nhận số mệnh của bọn họ.
Khương Hằng còn đang đắm chìm trong bi thương hơn mười năm trước, Cảnh Thự lại nhẹ nhàng nói: "Hằng Nhi, ta có một việc, muốn nói cho ngươi."
"Cái gì?" Khương Hằng bình tĩnh nỗi lòng, ngẩng đầu nhìn Cảnh Thự.
Cảnh Thự muốn sờ tay vào trong ngực, đột nhiên một ánh sáng chiếu qua hai mắt y, một tay Cảnh Thự theo bản năng mà thay đổi động tác, nắm lấy chuôi kiếm Hắc Kiếm sau lưng, ánh mắt lướt qua Khương Hằng, nhìn ra phía sau hắn.
Dưới bãi tha ma, có một ông lão trên người mặc phục sức người Hán, vai khòm lưng còng, thong thả đi tới.
Tay phải ông ta cầm một cây gậy, cây gậy hiện lên màu tro đen, Khương Hằng biết đó là dùng cái gì chế thành —— xương sống lưng người chết.
Tay trái lại cầm một thanh kiếm nhỏ tinh xảo, lóe lên ánh sáng bạc, không có vỏ kiếm, ánh sáng mới vừa rồi kia, đúng là ánh mặt trời phản chiếu lên thân kiếm phát ra.