Ba ngày sau, tại Dương gia đường. Trời mưa lạnh. Cơn mưa nặng hạt như cố gắng rửa trôi, xóa nhòa những vết tích còn sót lại của v·ụ t·hảm s·át kinh hoàng. Hơi nước bốc lên, mang theo mùi hôi tanh nồng nặc, phả thẳng vào mặt. Đã nhiều ngày trôi qua, thứ mùi của xác c·hết vẫn đậm đặc, khiến ngay cả những người vốn kinh qua chuyện đao gươm, quen thuộc với mùi máu tanh cũng phải cảm thấy lợm giọng. Khúc Vĩnh Lâm, Lương Thành Nghiệp lặng lẽ quan sát, theo cùng còn có Khúc Vĩnh Nhạc, Lương Nhất Công và đệ tử hai phái. Đám người đến trấn từ chiều, nhưng phải đợi tới tối mới đột nhập vào trong võ đường để tránh gây sự chú ý. Lúc này, trước mặt tất cả là khung cảnh đổ vỡ ngổn ngang, dấy lên trong lòng mỗi người cảm giác tan tóc bi thương. Những chậu cây, tượng đá b·ị đ·ánh đổ, những cánh cửa gỗ bị phá nát, những binh khí bị vứt lại. Trên tường, trên cột, trên mái là chằng chịt dấu đao kiếm cùng với đó là những v·ết m·áu đã két khô. Lương Nhất Công nhìn những v·ết m·áu, trong đầu mường tượng ra khung cảnh chém g·iết c·hết chóc, sự thương xót, sầu bi dâng lên, xen lẫn bồn chồn lo âu và hi vọng. Dương gia với Lương Nhất Công không phải chốn gần gũi thân tình, nhưng chàng đã phải lòng Tố Như, con gái lớn của Dương thủ lĩnh, dù chưa một lần thổ lộ. Thâm tâm chàng đang tự hỏi giờ này nàng thế nào, liệu có chung số phận với hơn bốn mươi người của Dương gia không?
Cùng lúc đó, Khúc Vĩnh Lâm cẩn thận soi xét những vết tích được lưu lại, như đã phát hiện ra điều gì, gọi lên:
- Lương trưởng môn, ngài nhìn xem.
Lương Thành Nghiệp nhìn lên cửa gỗ chằng chịt vết đao kiếm, sau một hồi vẫn chưa nhận ra điều gì đặc biệt:
- Khúc trưởng hộ, là sao vậy?.
Khúc Vĩnh Lâm chỉ tay đến gần hơn hai vết tích, một đâm một chém nằm xen giữa vô số những vết tích khác. Lương Thành Nghiệp cố gắng quan sát thật kỹ, rồi thốt lên:
- Quả là có khác?
Khúc Vĩnh Lâm gật đầu:
- Đúng vậy. Có khi nào chúng là do v·ũ k·hí của h·ung t·hủ để lại.
Hai kẻ đứng đầu Ngũ hổ bàn luận, những Khúc Vĩnh Nhạc, Lương Nhất Công đứng sau quan sát:
- Cha, thế là thế nào.
Khúc Vĩnh Lâm giải thích.
- Người của Dương gia sử dụng đao kiếm thông thường, dấu tích đâm chém rất dễ nhận biết, ta có thể nhận ra ngay. Nhưng còn hai thứ vết tích này thì khác.
Khúc Vĩnh Nhạc lại nhìn lại chúng một lần nữa, vẫn chưa hiểu. Khúc Vĩnh Lâm giải thích tiếp:
- Trước tiên là vết đâm. Nó sâu, tạo hình quả trám và loe ra cho thấy thứ binh khí này nhọn và dày bản, không phẳng giống mũi đao, mũi kiếm. Có thể là một cây chủy thủ hoặc cái gì đó tương tự.
Lương Thành Nghiệp đứng bên cũng gật đầu đồng thuận với những luận giải, còn Lương Nhất Công thì ngước mắt lên mái nhà, nói:
- Trên xà cũng có. Nếu không kể đến khinh công trong lúc giao chiến thì hẳn thứ binh khí đó phải có tầm đánh rất rộng, giống như là cây giáo hay thương vậy.
Khúc Vĩnh Nhạc nghe vậy thì thốt lên:
- Thương ư? Chẳng phải là thành Hoan Châu cũng sử dụng thương sao?
Khúc Vĩnh Lâm lập tức gạt đi:
- Chỉ là giả thiết vậy, không được quả đoán.
Rồi chỉ tay tới vết chém còn lại, nói:
- Một nhát cắt rất mượt, không giống vết trích của mũi kiếm. Nó cũng nhẹ và nông, nếu là đao chém, sẽ có lực và sâu hơn. Nhiều khả năng nó được tạo ra bởi một thứ hung khí sắc bén, có lưỡi cong, nhưng nhất định không phải là đao.
Lương Thành Nghiệp dựa vào đó suy luận:
- Là đoản đao, kiếm cong hay một thứ binh khí nào khác? Khúc trưởng hộ, không phải ngài muốn nhắc đến Lưu thủ lĩnh?
Lương Nhất Công chưa hiểu, liền hỏi:
- Cha, Lưu thủ lĩnh thì liên quan gì ở đây?
Lương Thành Nghiệp giải thích:
- Lưu thủ lĩnh nổi tiếng với bài kiếm Âm Dương nhị lộ, sử dụng lối kiếm thuận nghịch song hành. Nhưng có điều thiên hạ ít biết là thuận nghịch song hành không chỉ được sử bởi đơn kiếm, mà còn có thể dùng bởi song kiếm, đây là cảnh giới cao nhất của Âm Dương nhị lộ. Khi đó, một tay cầm kiếm thuận, một tay cầm kiếm nghịch. Đặc biệt, kiếm nghịch sẽ là kiếm cong, chuyên ra chiêu âm nhu hung hiểm. Cũng vì là cảnh giới cao nhất nên không mấy khi được dùng, thành ra thiên hạ ít người biết tới.
Vị môn chủ quay qua Khúc Vĩnh Lâm:
- Khúc trưởng hộ, kiếm cong thì ta nghĩ có thể là thứ binh khí cần tìm, nhưng Lưu thủ lĩnh thì không thể nào dính dáng đến chuyện này.
Khúc Vĩnh Lâm phân trần:
- Ta chỉ là luận giải về binh khí, không có ám chỉ Lưu thủ lĩnh. Tốt nhất chúng ta nên tìm kiếm thêm các manh mối khác.
Dù vị trưởng hộ đã nói vậy, những người còn lại đều không tránh khỏi nghi hoặc, bởi trùng hợp thay, cả Ngô thành chủ và Lưu thủ lĩnh đều không tham gia chuyến đi đến Phong Châu. Liệu có điều gì mờ ám ẩn sau hai vị thủ lĩnh của Ngũ hổ? Lương Nhất Công phóng mắt ra vườn hoa phía trước khoảng sân rộng, ngay lối cổng vào. Một vệt cắt tạo thành mặt phẳng chạy dọc trên hàng rào Nguyệt Quế như được cắt tỉa. Dù những mầm lá non đã mọc lên vẫn không thể xóa nhòa. Nếu là đao kiếm chém, vệt cắt phải có dạng vòng cung chứ không thể dài và thẳng giống vậy. Lương Nhất Công mường tượng trong đầu về một thứ v·ũ k·hí sắc bén được phóng ra, nhưng lại cảm thấy không chắc chắn, bởi vệt cắt chỉ đến lưng chừng, những ngọn Nguyệt Quế ở cuối hàng rào vẫn còn nguyên vẹn.
Người của hai phái tiếp tục tản ra, quan sát xung quanh. Từ võ đường cho đến khu tư gia phía sau, đâu đâu cũng thấy dấu tích của việc đâm chém. Lương Nhất Công để ý đống đổ vỡ bày ra trên nền nhà, xen giữa những bàn ghế, ấm nước, bình trà là những mảnh vỡ của một thứ gốm màu đỏ rất lạ. Những mảnh gốm này ghép lại thành một khối cầu to cỡ nửa bàn tay. Ngay chân chàng có, cách trước mặt hơn hai trượng, dưới chân cây cột gỗ cũng có.
- Cha, Khúc tiền bối, hãy đến đây xem.
Lương Nhất Công cất tiếng gọi, mấy người liền kéo đến. Khúc Vĩnh Lâm nhìn những mảnh gốm trên tay chàng, nhận ra ngay điểm đặc biệt, nói:
- Gốm đỏ. Thứ gốm rất ít có ở đất Việt ta.
Lương Nhất Công quệt thành trong của mảnh gốm, thấy có lớp bột mỏng màu vàng dính ra tay. Chàng vừa đưa lên mũi ngửi thử thì Lương Thành Nghiệp đã hất ngay ra, hô lớn:
- Cẩn thận, có thể có độc.
Lương Nhất Công nghe vậy thì bất giác giật mình. Đúng là chàng đã thiếu cảnh giác. Dù vậy, thứ bột màu vàng với mùi hắc nhẹ vẫn kịp xông lên mũi. Thoáng chốc, Lương Nhất Công cảm thấy đôi mắt hoa lên. Chàng sợ hãi:
- Đúng là có độc.
Rồi lập tức vận nội công, dùng khí ép bức c·hất đ·ộc ra ngoài. Cũng may lượng độc không nhiều, chàng chỉ hít phải chút ít nên không đáng ngại. Khúc Vĩnh Lâm nhìn chàng trúng độc, nói:
- Hung thủ dùng tới cả độc dược, nếu là trong đêm tối thừa cơ ra tay thì thật khó để phòng bị. Đến giờ ta có thể hiểu phần nào nguyên nhân tại sao Dương gia người đông mà phải chịu thảm cảnh như vậy.
Lời nói của vị trưởng hộ khiến tất cả lặng người, tự liên tưởng bản thân trong hoàn cảnh tương tự để rồi cảm thấy lo sợ. Sau khi đã xem xét hết một lượt, không còn thấy có gì khả nghỉ, mấy người liền rời khỏi Dương gia đường, trở về quán trọ. Lúc này trời đã về đêm, mưa bay.
Sáng hôm sau, Khúc Vĩnh Lâm và Lương Thành Nghiệp cho người dò hỏi, tìm đường đến khu chôn cất của Dương gia. Cả hai muốn đến thắp nén nhang cho người quá cố. Bãi mả nằm trên một gò đất cạnh chiền sông, từ xa trên cao nhìn xuống đã thấy mấy chục nấm mồ nằm san sát. Đường vào quanh co, còn mới vết chân người, hai bên lau sậy phủ trắng. Càng đến gần, tiền vàng, hương nhang gạo muối càng vãi đầy lối. Cả thảy bốn mươi hai nấm mồ hiển hiện trước mặt. Những tấm cọc gỗ khắc tên người mất với thứ chữ đỏ như máu rỉ ra. Cảnh tượng ai oán thê lương khiến lòng người như thắt lại. Mộ của Dương Vinh được cất đặt hàng đầu, hướng mặt nhìn ra dòng sông Lô. Cả đời vị thủ lĩnh của Phong Châu vận theo các chuyến hàng áp tải lênh đênh trên sóng nước, cái sự hào hùng giờ cũng nằm cả ở đây. Khi tiến tới gần, cả đám phát hiện có một xác người nằm gục bên nấm mồ. Gọi là xác người chứ thực tình cũng chưa rõ là sống hay đ·ã c·hết. Chỉ thấy người này mặc nữ phục, toàn thân ướt sũng, da dẻ tím tái, quan sát một lúc vẫn không thấy có động tĩnh. Khúc Vĩnh Nhạc rờn rợn trong lòng, khẽ kêu lên:
- Lại có n·gười c·hết nữa sao?
Khúc Vĩnh Lâm trấn an:
- Có lẽ không. Ta không thấy có mùi tử thi.
Lương Nhất Công tiến tới. Linh tính mách bảo chàng điều gì đó. Cái xác dù lạnh ngắt, nhưng dường như vẫn còn hơi thở. Chàng liền kiểm tra sinh mạch, quả nhiên thấy vẫn còn nhịp đập. Đưa tay khẽ vén mái tóc che khuất đi khuôn mặt, Lương Nhất Công thảng thốt kêu lên:
- Tố Như! Là Tố Như!
Chàng vội đỡ dậy, ôm vào lòng, lấy tay lau nhanh những bùn đất dính trên khuôn mặt, miệng vẫn không ngừng kêu lên:
- Cha. Là Tố Như! Cô ấy vẫn còn sống.
Cả Lương Thành Nghiệp và Khúc Vĩnh Lâm đều hiểu ra ngay cái tên mà Lương Nhất Công nhắc tới. Nàng ấy chính là cô con gái lớn, tiểu thư của nhà họ Dương. Tất cả cùng tiến lại. Tố Như dù còn sống, nhưng vô cùng yếu ớt. Lương Thành Nghiệp lập tức hối thúc:
- Mau, mau truyền chân khí cho cô ấy!
Lương Thành Công liền dựng nàng ngồi dậy, một tay giữ lấy vai, tay còn lại áp chưởng vào lưng, đẩy luồng chân khí sang. Sau một hồi, đã thấy sắc mặt của có thần hơn, da dẻ cũng hồng trở lại. Trông thấy họ Dương vẫn còn có người sống sót, những người có mắt đều cảm thấy có sự an ủi, niềm bi ai cũng nhờ đó mà vơi bớt. Riêng Lương Nhất Công thì mừng rỡ hơn cả, bởi người con gái mà chàng thầm thương nhớ vẫn còn sống. Lương Thành Nghiệp lại hối thúc:
- Con hãy đưa cô ấy về quán trọ, nhờ người thay thế quần áo bị ướt. Có lẽ cô ấy đã ở đây dầm mưa cả đêm qua.
Lương Nhất Công nghe theo lời cha, lập tức bồng nànglên ngựa mà gấp gáp phi về quán trọ. Trong lúc này, những người ở lại thắphương cho hơn bốn mươi nấm mồ của Dương gia.