Quyền Thần

Chương 627: Nghe thấy là sợ



Đường Thục Hổ dựa người vào thân hình nõn nà yêu kiều quyến rũ của Lục Nghê Thường, nghe Hàn Mạc dứt lời, lập tức ngồi dậy,chắp hai tay nói:

- Nếu như Hàn huynh đã có linh cảm, vậy sao không nể mặt chư vị ở đây mà hiến một bài thơ?

Hàn Mạc mỉm cười đáp:

- Ta xưa nay không có thói quen hiến nghệ,chỉ là hôm nay Quốc cữu thịnh tình khoản đãi, Hàn Mạc trong lòng vô cùng cảm kích. Vậy xin nguyện ý làm mấy câu, để tăng thêm tửu hứng cho Hầu gia và Quốc cữu.

Quốc cữu nghe xong cười nói:

- Tốt.Trước nay chỉ nghe danh Hàn tướng quân võ công cao cường, thật không ngờ lại là người văn võ song toàn. Ta hôm nay phải lãnh giáo mới được!

Hàn Mac mỉm cười đáp:

- Chỉ là xưa nay Hàn Mạc không thích ngâm nga thơ phú, nhưng nếu gặp người tâm đắc, thì ta xin được viết một bài, còn mời Hầu gia ban thưởng.

- Mau đem giấy và bút mực!

Quốc cữu ra lệnh.

Chỉ một lát, có một thị nữ mang đến một cái khay ngọc đựng giấy, và bút mực, sau lưng là một tên nô bộc khiêng một cái án nhỏ đặt trước bàn ăn của Hàn Mạc, đặt khay giấy bút lên trên.

Hàn Mạc nhìn thị nữ bên cạnh, cười nói:

- Cô nương giúp ta mài mực!

Thị nữ đó nhanh chân tiến về phía trước mài mực cho Hàn Mạc.

Hàn Mạc bước đến bên cạnh chiếc án nhỏ, xếp chân ngồi xuống, cầm lấy bút lông sói, khép nhẹ đôi mắt, trước sự chú ý của hết thảy mọi người, hắn bắt đầu nhớ lại các bài thơ đã từng đọc.

Thơ Đường, thơ Tống hắn biết quả là không ít, nhưng nếu muốn xuất chiêu hạ bệ bọn nước Khánh ngạo nghễ thì phải chọn một bài nổi danh thiên cổ, nghe thấy phải sợ.

Sân đình lúc này im lặng lạ kì, tất cả ánh nhìn đều quy về phía Hàn Mạc.

Thực tế, không kẻ nào tin rằng Hàn Mạc có thể viết ra cái gọi là thơ hay ý lạ. Nếu như chàng trai trẻ này có tài làm mọi người nghe thấy phải sợ, thì nhất định tài danh nhất định cũng phải lẫy lừng nước Yến.

Những người có mặt hôm nay toàn là thi sĩ có tiếng của nước Khánh, thậm chí có cả đệ nhất văn sĩ trong thiên hạ. Cho nên phàm là người có tiếng nhất định họ đều biết.

Trong này tuy không ít người biết đến tên tuổi Hàn Mạc nhưng đều biết hắn với danh nghĩa dũng tướng. Không ai nghe qua hắn có tài văn chương. Một kẻ vãn bối không chút tiếng tăm như hắn mà có thể làm ra một bài thơ tuyệt diệu thì thật rất khó tin.

Không ít người đang chuẩn bị chê bai bài thơ của hắn. Số khác xì xào bàn tán, chuẩn bị làm sao lợi dụng bài thơ này mà nhục mạ cái thứ vãn sinh không bết trời cao đất dày này.

Tào Ân cũng đang chăm chú nhìn Hàn Mạc bằng cặp mắt hiếu kì. Vì trước đến nay cũng chưa bao giờ nghe nói Hàn Mạc biết ngâm nga thơ phú. Trong lòng thưc sự hoài nghi về tài thi ca của Hàn Mạc.

Chợt thấy Hàn Mạc hé mở đôi mắt, nhìn cô thị nữ bên cạnh một cái, lúc này cô nương ấy đã mài mực xong, đang cung kính quỳ kế bên, đôi mắt long lanh đầy vẻ hiếu kì nhìn lên Hàn Mạc. Trong lòng ắt hẳn đang nghĩ: "Dám làm thơ trước mặt Đường công tử, vị đại quan này thực có bản lỉnh

đó sao?"

Hàn Mạc chấm bút vào nghiên mực, không chút do dự múa bút một hồi.

Tống Thế Thanh đứng cạnh Hàn Mạc, về tài học vấn của Hàn Mạc, y thực chưa được nghe qua. Hôm nay Hàn Mạc xuất chiêu viết lách làm trong lòng vị Lễ bộ Thị lang này cảm thấy có chút kinh ngạc. Chỉ e Hàn Mạc tuổi trẻ háo thắng, muốn tỏ khí phách, rồi sẽ làm trò cười cho thiên

hạ. Vậy là lúc nãy mới vãn hồi lại chút thể diện, giờ lại sắp sửa bị chê cười cho coi.

Dù sao, ở đây cũng toàn là cư sĩ uyên bác, chưa kể còn có đương kim đệ nhất tài tử Đường Thục Hổ ở

đây. Nếu như không có một tuyệt tác thuyết phục mọi người, chỉ e nhân sĩ nước Khánh sẽ nặng

lời mai mỉa.

Hắn đúng là không kiềm chế được nữa, đứng dậy, xích lại gần Hàn Mạc.

Lúc này, mọi người chỉ chờ Hàn Mạc viết xong, từng người, từng người đều hiện lên nét mặt không mấy thiện cảm. Bọn họ thi nhau nâng cốc, ăn uống linh đình. Hơn thế nữa, còn hau háu nhìn Đường Thục Hổ ôm ấp, vuốt ve Lục Nghê Thường, cũng động lòng phàm, đưa tay sờ mó các cô thị nữ bên cạnh.

Bỗng nghe Tống Thế Thanh hô lên một tiếng: "tuyệt!"

Mọi người như bị tiếng hô của Tống Thế Thanh làm giật mình, đưa mắt nhìn theo, thấy Tống Thế Thanh đang đứng cạnh Hàn Mạc, đăm đăm nhìn bài thơ trên chiếc án nhỏ rồi vỗ tay hô: "tuyệt".

Lập tức có người thể hiện thái độ xem thường, thầm nói: "Người mình tự khen người mình, người nước Yến thật là mặt dày quá mà!"

Cuối cùng Hàn Mạc cũng múa xong chữ cuối cùng, bấy giờ mới nhè nhẹ đặt cây bút lông sói xuống cạnh nghiên mực.

- Tống đại nhân, phiền ngài đọc to cho mọi người cùng nghe!

Hàn Mạc mỉm cười và nói.

Tống Thế Thanh nhẹ nhàng nhấc cuộn giấy lên, nét mặt hiện lên vẻ tự tin cao độ, hắng giọng một cái, liếc nhìn hết thảy mọi người, sau mới ngâm một cách đầy cảm xúc:

Bao giờ có trăng sáng? Nâng chén hỏi trời xanh

Không biết cửa thiên cung

Đêm nay là năm nào?

Ta muốn theo gió quay về

Lại sợ cung điện tráng lệ

Trên cao vẫn cứ lạnh

Điệu múa làm rõ cảnh

Nào phải là trần gian.

.

Y là Lễ bộ Thị lang, đọc sách tụng lễ là chuyện rất bình thường, tuy không chắc có thể viết được tuyệt tác, nhưng học thuộc ngâm nga thì không chê vào đâu được. Âm dương chuyển tiếp có vần, có điệu. Bài thơ do y đọc thật là ý vị tràn trề.

Đọc chưa hết nửa bài thơ, cả sân đình đã không còn tiếng động.

Dẫu sao cũng là người lớn lên từ những nơi văn phong lễ giáo nhất nước Khanh, đa số có mặt ở đây đều là đại nhân sĩ, thế mà chỉ mới nghe được nửa bài, họ dường như cảm giác được ý cảnh kỳ ảo của bài thơ, của hơi thở xa xôi, mơ mộng.

Theo luật thơ văn nước Khanh, phàm là lấy cảnh làm thơ, thường cố không để cảnh vật đó xuất hiện trong bài, như vậy mới gọi là tuyệt bút. Cũng giống như tả hoa nhưng không nhắc đến hoa, ngâm nguyệt không trông thấy nguyệt. Có vậy mới từ hư vô mà lĩnh hội cảnh ý. Thế nên bắt đầu từ câu đầu tiên, bọn họ đã có ý nhạo báng trong lòng. Nhưng đến khi nghe các câu tiếp theo thì đã bắt đầu dao động.

Tuy là câu đầu tiên trực tiếp nói đến hai chữ "trăng sáng", nghĩa là đã phạm luật "ẩn vật", nhưng cũng là cách dùng câu hỏi làm câu mở đầu. Tiếp theo sau: "Nâng cốc hỏi trời xanh" lại dẫn đến một ý cảnh mới.

Theo đó là "Không biết cửa thiên cung", lời thơ lập tức thăng hoa, sau lại là: "Ta muốn theo gió về..." không gian kỳ ảo như đưa người ta lên chín tầng mây, không vướng chút bụi trần, phong nhã thoát tục. Vỏn vẹn mấy câu đã phác họa nên một bức tranh vui tươi thanh nhàn của chốn thiên cung bay bổng, đẹp nhẹ nhàng.

Chỉ vẻn vẹn phác họa có vài nét mà đã dựng lên một ý cảnh kì ảo, thực sự khó mà đạt được, trừ khi đạt đến trình độ tột đỉnh, nếu không không thể có được bút pháp như vậy.

Chỉ điểm xuyết mấy từ, mà đã thể hiện nên một tài hoa hơn người, thật đáng được kính phục.

Đường Thục Hổ vẫn đang định tiếp tục ngồi ve vuốt đôi tay trắng nõn của Lục Nghê Thường, nhưng khi nghe được nửa bài thơ, bay bổng thoát tục, bất giác ngẩng đầu lên, nhìn về phía Hàn Mạc, biểu lộ sự kinh ngạc.

Tống Thế Thanh ngừng một chút, cố ý hắng giọng, hắn lại dùng chất giọng âm dương chuyển tiếp có vần, có điệu đọc tiếp:

Cho lầu son, cấp lụa là, không cần ngủ, cũng chẳng hờn, việc gì phải đợi đến trăng tròn?

Người có lúc buồn vui tan hợp

Trăng có khi mờ tỏ khuyết tròn…

Là chuyện khó vẹn toàn…

Chỉ mong được chờ đợi

Thiên lí cùng nàng trăng!.

Nếu nói nửa bài trước xây dựng mĩ cảnh thiên đình, thì nửa bài sau đi sâu mở rộng ý cảnh, lại một lần nữa thăng hoa.

Bài thơ "Bao giờ có trăng sáng", giọng điệu mềm mại chính là danh phẩm của Tô Thức, lưu truyền ngàn năm, người đời vẫn mãi tranh nhau truyền tụng, sức hút của nó vĩnh viễn không phai, tuyệt tác như vầy tất nhiên không phải ca từ bình thường.

Tống Thế Thanh đọc xong, vẫn không kìm được lòng mà tán thưởng: "tuyệt vời, quả là tuyệt vời!".

Vẻ mặt Đường Thục Hổ vẫn không ngớt kinh ngạc, lẩm bẩm: "Chỉ mong được chờ đợi. Thiên lí cùng nàng trăng...!" gần như vẫn đang ngẫm nghĩ về hàm ý của bài thơ. Bạn đang đọc truyện được lấy tại T.r.u.y.e.n.y.y chấm cơm.

Tất cả mọi người im lặng.

Trong số trưởng bối thông thuộc thơ văn nước Khánh, chưa chắc đã có người hiểu nổi điều diệu kì của bài thơ, nhưng đã là nhân sĩ, bình thường học đòi phong nhã, thiết nghĩ hay hay dở cũng phải biết chút ít.

Bài thơ làm cho mọi người cảm nhận một ý cảnh kì ảo, hiệu quả như vậy, tất nhiên không ai dám mặt dày mà nói đây là tác phẩm tồi.

Một số người cũng ngầm thấy hay, nhưng không ai dám nói ra lời, không khí trong sân đình rõ ràng là có chút khác thường.

Mãi một lúc sau, mới thấy Đường Thục Hổ đứng dậy, từ từ tiến đến trước mặt Hàn Mạc, chỉnh lại tay áo, sửa lại đầu tóc, chắp hai tay nói:

- Hàn huynh đại tài, Thục Hổ hôm nay mới biết cái gì gọi là thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân. Uổng cho Thục Hổ tự xưng phong lưu tài tử, tự tin tùy bút là có tuyệt tác. Hôm nay khi nghe tuyệt tác của Hàn huynh, mới biết Thục Hổ thật là tự cao tự đại. Hàn huynh nói xem thơ của tại hạ chỉ có vậy, tại hạ xin được lãnh giáo!

Bài thơ của Hàn Mạc làm cho mọi người cảm thấy giật mình, đến cả người phong lưu phóng túng, tự kiêu như Đường Thục Hổ cũng phải nhận thua, đây quả thật là chuyện làm mọi người không nói nên lời.

Văn sĩ nước Khánh có hàng ngàn hàng vạn, nhưng số người có thể đối đáp với văn thơ Đường Thục Hổ chẳng có là bao, trước giờ y chưa bại dưới tay ai, càng chưa bao giờ gục mặt cúi đầu với bất cứ ai.

Thế nhưng vị đệ nhất tài tử nước Khánh này lại phải hành đại lễ trước một tên vãn bối nước khác, càng là chuyện không ngờ tới, quả thực là phải trợn tròn mắt.

Nói về bọn thị nữ chúng đều không dám tin vào đôi mắt mình.

Trong lòng bọn nó xem Đường Thục Hổ như thần tiên, là người tài hoa vô cùng, đến vương công qúy tộc cũng không để trong mắt, khi đến phủ Quốc cữu dự tiệc cũng như đến chốn không người, đến cả Quốc cữu cũng không dám hó hé.

Một người như vậy nay lại hành đại lễ nhận thua trước một tên vãn bối nước khác, bọn cung nữ cảm thấy lạ lùng vô cùng không kìm được tính tò mò, đều quay lại chằm chằm nhìn Hàn Mạc.

Còn đứa thị nữ mài mực cho Hàn Mạc không kìm được, phải bịt mồm lại rồi mơ mộng: "ta vừa mới mài mực cho chàng, ta vừa mới mài mực cho chàng...!".

Ngay lúc hết thảy mọi người đang kinh ngạc thì nghe thấy có một tiếng nói vang lên: "Ngươi... ngươi trộm thơ ở đâu ra?"

Mọi người nghe thấy đều hướng về phía tiếng nói phát ra, thì ra là một nhân sĩ tuổi tầm hơn 30, hắn với khuôn mặt hoài nghi rõ ràng là không tin bài thơ này là do Hàn Mạc làm, chỉ nghĩ Hàn Mạc trộm thơ ở đâu rồi đến đây ra oai tác quái.

Hắn đoán không sai ,đây chỉ là trò đùa lịch sử hơi quá trớn. Tô đại thần viết bài thơ này hiện nay đến cộng lông cũng không còn, thậm chí lịch sử cũng không còn vết tích nào chứng minh sự tồn tại của Tô đại thần, cho nên xét theo trật tự lịch sử, Hàn Mạc vẫn danh chính ngôn thuận là người sáng tác.

Đường Thục Hổ không nói một lời, quay người lại trở về vị trí của mình, y cầm cái ly bạc đi đến trước mặt vị nhân sĩ đó, không nói không rằng tạt nguyên cốc rượu vào mặt hắn, chửi lớn

- Ghen ghét hiền tài, làm nhục văn sĩ, đáng phạt!

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.