Lý Phương tóc trắng bạc phơ xuất hiện trước cửa Ngọc Hi cung, ông ta không nhìn người khác, mắt sáng quắc nhìn Trần Hồng nói: - Ngày đó ta cũng có mặt, ý tứ của bệ hạ là vì Thẩm đại nhân từ bỏ làm thị lang tam phẩm, cho nên cấp Thẩm đại nhân một cơ hội như ý, Trần công công, lần này có gì để phản bác không?
Trần Hồng vốn bị Thẩm Mặc làm nhụt chí, hiện giờ Lý Phương xuất hiện làm hắn hoàn toàn bị xì hơi, chỉ đánh lui qua một bên nói: - Vào đi.
Thẩm Mặc thở dài: - Mời Lý công công.
Lý Phương chỉ vào ngọc Như Ý: - Mời Thẩm đại nhân vào trước.
Thẩm Mặc tức thì tỉnh ngộ, mỉm cười nói: - Được, vậy hạ quan đi trước. Nói rồi ôm hộp rảo bước vào Ngọc Hi cung.
Lý Phương và Lý Thời Trân theo sát đằng sau, để lại Trần Hồng mồ hôi đầm đìa, sắc mặt trắng bệch đứng nơi đó.
Thẩm Mặc và Lý Thời Trân theo Lý Phương vào trong Ngọc Hi cung, giống như trước kia, người thì vào xem bệnh cho hoàng thượng, người thì sang điện bên nghỉ ngơi.
Hiện giờ toàn bộ Ngọc Hi cung đều là người của Trần Hồng, tất nhiên không ai hầu hạ Thẩm Mặc, y một mình ngồi lẻ loi trong điện bên, dùng khóe mắt nhìn xung quanh, thấy không có ai liền đem chiếc hồm cất vào trong bọc. Y hết sức đối đãi hết sức thận trọng với món bảo bối đã lập đại công này, hai tay mân mê trong bọc hồi lâu, cuối cùng mới rụt tay lại, ngồi ngay ngắn ở đó.
Một lúc sau liền nghe thấy có tiếng bước chân, Thẩm Mặc nhìn thấy Trần Hồng, liền thu ánh mắt lại, coi như không thấy hắn.
Trần Hồng tới gần thêm mấy bước, đứng trước mặt Thẩm Mặc, đầu tiên là nhìn cái bọc kia, rồi vươn tay ra oán hận chỉ vào y, hạ thấp giọng nói: - Quan văn các ngươi thường nói một câu, làm quan phải tam tư rồi mới hành động. Thẩm đại nhân có biết tam tư là gì hay không?
- Thẩm mỗ ngu độn, mong Trần công công chỉ giáo. Thẩm Mặc cười lắc đầu.
Trần Hồng tưởng rằng y không biết thần, bĩu môi nói: - Chẳng trách mà bộp chộp như thế. Hôm nay ta làm sư phụ một lần, dạy bảo cho ngươi biết thế nào là tam tư. Đó là tư nguy, tư thối, tư biến.
- Thì ra là vậy đấy, nó có ý nghĩa gì thế?
- Ý nghĩ của nó là, ngươi phải luôn luôn mở to mắt ra, nhìn rõ nguy hiểm bên cạnh, đấy gọi là tư nguy. Biết nguy hiểm còn phải nghĩ cách tránh nguy hiểm đó gọi là tư thối. Lui rồi thì mới có cơ hội nghĩ lại xem trước kia mình sai cái gì, về sau phải làm như thế nào, đó gọi là tư biến. Trần Hồng khinh khỉnh nói: - Như Thẩm đại nhân ngươi, rõ ràng biết đao đã kề trên cổ, lại còn nhắm mắt xông về phía trước, chẳng lẽ phải tới khi rơi đầu, liên lụy tới thê tử thì mới biết hối hận là gì hay sao?
Thẩm Mặc cười thản nhiên, nhìn quanh rồi nói: - Ta nghe rõ ràng rồi, ý tứ của Trần sư phụ là kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, phải không?
- Đúng thế. Trần Hồng tiếp tục dụ khị: - Lam Đạo Hành đã mềm ra rồi, muốn bảo hắn nói gì cũng chẳng hề khó.
Một câu nói không nóng không lạnh, nhưng lại như sấm nổ trong lòng Thẩm Mặc, tức thì làm cho y choáng váng tại chỗ, cho dù y nhiều năm rèn luyện, trên mặt cũng hiện lên chút kinh hoàng.
Mặc dù chỉ là thoáng qua, nhưng bị Trần Hồng nhạy cảm nhận ra, hắn cười đắc ý: - Biết sợ rồi hả? Biết sợ là còn cứu được. Bắt đầu từ bây giờ, ngươi phải cúi đầu xuống, ngoan ngoãn nghe lời, đừng có hòa chung với đám Lý Phương nữa, chúng ta sẽ nước sông không phạm tới nước giếng, được không?
Thẩm Mặc sắc mặt biến đổi liên tục, hít sâu một hơi, nói: - Công công giáo huấn phải lắm, quân tử phải theo lợi tránh hại, ta đúng là không thể đối kháng với ngài.
- Tốt lắm, đại trượng phu phải biết co biết duỗi. Trước mặt trạng nguyên công, Trần Hồng cũng trở nên có văn hóa, tục ngữ tuôn ra hết câu này tới câu khác, có vẻ cũng nho nhã lắm: - Biết nguy hiểm thì phải tránh đi, tránh thật xa, như thế mới có thể sống lâu được.
- Công công giáo huấn phải lắm. Thẩm Mặc gật đầu liên hồi, chừng như đã hoàn toàn mềm lòng rồi.
Trần Hồng thấy thế lòng sinh khinh bỉ :"Đám quan viên này toàn ngựa gầy cố kéo xe lớn, ngu xuẩn lại thích làm ra vẻ! Thành sự không đủ bại sự có dư!" Liền nhìn ngọc Như Ý: - Cái thứ này, về sau không thể lấy ra nữa.
- Đúng thế, đúng thế .. Thẩm Mặc phụ họa: - Để biểu thị thành ý của bản thân, để công công hoàn toàn yên tâm, hạ quan thấy thế này. Nói tới đó dùng hai tay đưa cái bọc cho Trần Hồng: - Trước kia bệ hạ hứa cho hạ quan như ý một lần, hiện giờ đã dùng rồi, về lý nên trả lại cho bệ hạ, không bằng nhờ công công chuyền giúp.
Trần Hồng nghe vậy rất tán đồng: - Nói có lý lắm. Hắn đưa tay ra cầm lấy cái bọc, nhưng khi sắp chạm vào thì dừng lại: - Như vậy không hay, lỡ hoàng thượng trách ta nhiều chuyện thì sao?
Thẩm Mặc cũng chẳng vội: - Không giấu gì công công, loại bảo vật quốc gia này cất ở trong nhà, cả ngày nơm nớp lo sợ, sợ mình mạng quá mỏng, không giữ được thứ trọng yếu như thế, gây ra họa gì ... Mặt y trở nên kiên quyết: - Dù sao hôm nay hạ quan đã quyết không cần nó nữa, nếu ngài không giúp, một lát nữa hạ quan đi tìm Lý công công nhờ chuyển giùm.
- Không cần. Trần Hồng nghe lời này , sợ Lý Phương mưu kế thâm hiểm kia dùng ngọc Như Ý gây ra chuyện gì thì gay, cuối cùng đưa tay ra cầm lấy cái bọc, mở ra nhìn , xác định đúng là ngọc Như Ý, liền nói: - Đây là bảo vật của trời, đúng là không nên để lại trong nhà thần tử như ngươi, được rồi, ta đánh vất vả đôi chân này, chuyển hộ cho ngươi ....
- Tạ ơn công công... Thẩm Mặc như trút được gánh nặng, cảm kích vô cùng nói.
Đúng là trút được gánh nặng thật, cảm kích vạn phần thật. Mặc dù sớm đã định tùy cơ hành sự, nhưng nếu không có Trần Hồng chủ động đi tới, đúng là không thể tìm được cơ hội ném củ khoai nóng này đi.
Trần Hồng sao ngờ được mình ôm phải bọc thuốc nổ chết người? Liền vội vàng mang ngọc Như Ý đi, đưa cho tên Phương thái giám nói: - Đem cái này khóa kỹ vào, ta phải tới tinh xá theo dõi, chẳng may hoàng thượng tỉnh lại chỉ có Lý Phương bên cạnh thì phiền.
- Cha cứ đi đi. Phương thái giám khúm núm đưa hai tay nhận lấy, cần thận bê tới ti lễ giám, còn Trần Hồng tất nhiên tới tinh xá.
Bên trong cẩn thân tinh xá, Đại Minh chí tôn trung hiếu đế quân Gia Tĩnh hoàng đế chỉ mặc mỗi nội khố, bốn chân tay để trần, nằm im trên long sàng, chẳng còn có chút uy nghiêm nào của hoàng đế.
Lý Thời Trân ngồi bên cạnh hoàng đế, cầm ngải cứu đốt nóng, xoa khắp mấy đại huyệt trên người hoàng đế, dựa vào sức nóng và tác dụng của thuốc, để thông khí huyết, trừ âm tà cho hoàng đế.
Ở bên cạnh Lý Phương nhìn mà lo nơm nớp, chỉ sợ Lý Thời Trân bất cẩn, làm long thể của hoàng đế bị bỏng thì phiền toái to.
Lý Thời Trân tài cao gan lớn, chẳng hề thấy long thể và thân thể người bình thường có gì khác biệt, một bên cứu chữa cho Gia Tĩnh đế, một bên trách mắng Lý Phương: - Ta nói với ông từ lâu rồi, phải ngừng dùng thứ đan dược kia, nếu không dù Hoa Đà tái thế cũng uổng công, sao ông không chịu nghe. Ông ta nhìn những vết hồng trên người Gia Tĩnh là biết ngay hoàng đế vẫn dùng "tiên đan", nói: - Nếu ta đến muộn một bước thôi thì các ngươi cứ chuẩn bị đi ...
Lý Phương nghe vậy nhìn qua hoàng đế đang hôn mê, ngập ngừng muốn nó, hiển nhiên là sợ hoàng đế nghe thấy.
- Yên tâm, không nghe thấy đâu. Lý Thời Trân thản nhiên nói: - Đã hôn mê mất rồi, còn nghe thấy cái gì được nữa.
Lý Phương cười khổ: - Lý tiên sinh, không phải nô gia không khuyên chủ nhân, nhưng chủ nhân độc đoán cố chấp quen rồi, lại uống đan dược mấy chục năm không phải nói dừng là có thể dừng lại được.
-o0o-
Lý Thời trân cười lạnh: - Độc đã xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng, nếu còn không chịu dừng, sẽ mau chóng ăn tới xương tủy cao hoang, tới khi ấy đúng là chỉ có tiên đan mới có thể cứu được.
Lý Phương sợ tới mặt trắng bệch: - Vậy đợi hoàng thượng tình rồi, ngài giúp nô gia khuyên can. Chắp tay vái nói: - Nhưng hiện giờ xin tiên sinh nghĩ biện pháp cứu chủ nhân đã.
- Không phải ta đã kê đơn rồi sao? Đã chuẩn bị xong chưa?
- Hả? Lý Phương há hốc mồm: - Đó là đơn thuốc tiên sinh kê à? Nô gia còn cho rằng ngài gọi món ăn.
Lý Thời Trân sau khi xem bệnh cho hoàng đế xong, kê một đơn thuốc :" Nấm một cân, cá diệc nấu canh, sớm tối một lần, dùng ba lần thì dừng, cấm mật ong và đậu." Lý Phương cũng xem như là một nửa y sinh rồi, nhìn đơn thuốc mà không ra đơn thuốc đó, tưởng là Lý Thời Trân đói, muốn chuẩn bị cơm ăn.
- Đó là đơn thuốc. Lý Thời Trân bực tức: - Ai bảo ông thức ăn không thể lấy làm thuốc?
Lý Phương biết dân gian gọi nấm măng là giao bạch, nó có tính ngọt, lạnh nhưng chưa nghe nói tới nó có tác dụng chữa bệnh gì. Còn cá diếc thì khỏi cần phải nói nữa, phương nam phương bắc đều có đầy trong sông, dùng để lấy sữa cho sản phụ thì ông ta nghe nói rồi. Còn về phần thứ đó cũng chữa được bệnh? Ông ta chẳng hiểu gì cả ... Nếu chẳng phải tiếng tăm Lý Thời Trân là thật, ông ta đã hoài nghi đối phương có biết chữa bệnh hay không.
Nhưng người có tên như cây có bóng. Lời của Lý thần y, Lý Phương không dám không nghe, lúc này nhà bếp đã nấu canh xong, ông ta nghĩ , nhà bếp làm thì mùi vị khẳng định là rất ngon, nhưng hiệu lực thì không thể đảm bảo. Liền sai thái y trực trong Ngọc Hi cung, dựa theo đơn thuốc của Lý Thời Trân, làm theo không được sai lệch một chút nào.
Thái y cầm lấy đơn thuốc, khịt mũi coi thường: - Đây là đơn thuốc của tên lang băm giang hồ nào vậy?
Lý Thời Trân ghét nhất những tên thái y kênh kiệu này, liếc xéo bọn chúng, nói: - Tô Tụng tiên sinh thời Bắc Tống và Tàng Khí tiên sinh thời Đại Đường đã nói đơn thuốc này có thể trị độc của đan dược. Đó là do ta đọc được đơn thuốc này bên trong tàng kinh các, các ngươi hẳn là phải biết xuât xuất xứ của nó chứ?
Nghe ông ta nói thế, mấy lão thái y mặt đỏ lên, nhưng không chịu thừa nhận sự ngu dốt của mình, đều hầm hừ nói: - Nghe nói rồi, nhưng cổ phương hỗn tạp, lại chưa được nghiệm chứng, ai dám dùng trên tấm thân vạn vàng của hoàng thượng?
- Mặc kệ nó là thứ gì, có thể trị được bệnh thì nó là thuốc tốt. Lý Thời Trân chẳng có hứng thú cãi nhau, lạnh nhạt ném một câu, tiếp tục châm cứu cho hoàng đế.
Mấy lão thái y còn muốn nói nữa thì bị Lý Phương tức tối dậm chân: - Chẳng qua là giao bạch nấu cá diếc, cho dù không có hiệu quả cũng xem như là bồi bổ cho hoàng thượng. Ông ta gần như đẩy mấy lão thái y ra ngoài: - May mau ra ngoài đi, dùng ba ngày trước đã, nếu không có tác dụng thì thay thuốc khác.
Đám thái y mặc dù trong lòng không phục, nhưng cái này dùng để trị bệnh cho hoàng thượng, nên không kẻ nào dám qua loa, mau chóng nấu "canh thuốc" sẵn làm hai phần, nấu đầy cả một nồi. Đây là quy củ ở trong cung, phàm là thuốc đều phải làm hai phần, một là do thái y kê đơn hoặc là thái giám thử thuốc dùng, phần còn lại để cho hoàng đế dùng.
Nhưng bởi vì lần này tình huống khá đặc thù, nên đám thái y không đi làm phiền Lý Thời Trân, nên qua loa quy củ này.
Đợi đem phần dùng cho hoàng thượng múc vào chén lớn bưng tới, thì thấy Gia Tĩnh đế đã được Lý Thời Trân cứu tỉnh, nhưng người tiều tụy, mặt vàng như nghệ, dáng vẻ ngày một đi không trở lại đã không còn xa nữa.
Khi Gia Tĩnh lờ mờ tỉnh lại, Trần Hồng và Lý Phương thình lình chen tới trước mặt Lý Thời Trân, tranh nhau dí cái mặt không mọc nổi râu tới trước mặt hoàng đế, hai miệng cùng khóc lóc lại mang theo vẻ vui mừng nói: - Chủ nhân, người cuối cùng cũng đã tỉnh... Nô tài lo chết đi được.
Lý Thời Trân trố mắt ra nhìn, ông ta không biết Trần Hồng từ đâu chui ra, cũng không biết làm sao ông gia 70 tuổi như Lý Phương lại có tốc độ nhanh như thế. Nhưng không thể không cảm thán, hai người này có thể đứng đầu thái giám quả nhiên không chỉ có mỗi hư danh.
Vốn hai thái giám như nước với lửa, từ tích tắc hoàng đế mở mắt ra tức thì trở nên hài hòa, phối hợp với nhau cùng cùng ăn ý, Lý Phương nhẹ nhàng đỡ hoàng đế lên, Trần Hông lấy hai cái gối lớn nhỏ lót sau lưng Gia Tĩnh đế, nói nhỏ: - Chủ nhân uống thuốc thôi.
Gia Tĩnh đế hơi cau mày, thốt ra một chữ: - Đắng. Lắc đầu tỏ ý không muốn uống.
- Thuốc này không đắng, khẳng định còn rất ngon. Lý Phương nhận lấy bát sứ lớn trong tay thái y, bê tới trước mặt Gia Tĩnh.
Gia Tĩnh đế đã nhiều ngày không ăn cơm rồi, vừa ngửi thấy mùi thơm của canh cá, bụng tức thì reo lên ùng ục, chẳng để ý tới xấu hổ, hai mắt sáng lên nói: - Uống... Lý Phương thử nhiện độ vừa phải, dùng thìa đút vào miệng Gia Tĩnh, chỉ thấy hoàng đế càng uống càng nhanh, cuối cùng cầm luôn bát, ngửa cổ uống ừng ực, sau đó nhìn đáy bát, lộ vẻ không vui.
Lý Phương và đám thái y nín thở nhìn hoàng đế, dè dặt hỏi: - Chủ nhân, có gì không ổn sao?
Gia Tĩnh đế trả lại bát cho Lý Phương, lắc đầu hỏi: - Cá đâu?
"Phù.." Cả đám thầm thở phào, Lý Phương dở khóc dở cười nói: - Cá diếc nhiều xương, sợ chủ nhân bị hóc.. Rồi chuyển sang đề tài khác: - Chủ nhân người thấy thế nào?
- Hơi nhạt một chút .... Gia Tĩnh đế chép miệng, từ từ dựa vào gối, ánh mắt quét qua mọi người, hỏi Lý Phương: - Toàn thân trên dưới của ta vì sao khó chịu như thế? Chẳng có chút sức lực nào cả.
Lý Phương cẩn thận đáp: - Bẩm chủ nhân, người mới qua cơn bệnh nặng, người tất nhiên không thoải mái, qua vài ngày nữa là ổn.
- Trẫm bệnh à? Vì sao trẫm bị bệnh? Gia Tĩnh đế trước tiên là lẩm bẩm, sau đó nối tiếp lại đoạn ký ức trước khi hôn mê, nước mắt lại chảy ra: - Lục thái bảo chết thật rồi sao? Không phải là nói đùa với trẫm chứ?
Lý Phương an ủi: - Chủ nhân, Lý tiên sinh nói, hiện giờ người phải giữ tâm tình bình hòa, không thể bi thống. Chủ nhân phải lấy long thể làm trọng.
Gia Tĩnh gật đầu, chầm chậm nhắp mắt lại, mặt đầy vẻ thống khổ: - Nhưng trẫm cứ nhắm mắt lại là thấy ca ca của trẫm toàn thân đầy máu, đứng trước mặt nói với trẫm "ta trết thảm quá, ta chết oan quá.." ... Ngươi bào tâm tình trẫm làm sao mà bình hòa cho được?
Kỳ thực từ lúc tin cái chết Lục Bỉnh truyền lại, Gia Tĩnh đế liền cho rằng bởi vì đan dược mình cấp cho ca ca có vấn đề, nên hại chết ca ca của mình, trong lòng cực kỳ trách móc bản thân.
Con người già đi, càng coi trọng tình cảm hơn khi còn trẻ, với ca ca, bằng hữu kiêm thần từ quen biết nhau từ khi sinh ra này, ông ta coi trọng hơn nhiều tất cả con cái phi tần, thậm chí coi là người thân duy nhất nhất, bằng hữu tốt nhất.
Nhưng hiện giờ người thân duy nhất và bằng hữu tốt nhất đó bị chính tay ông ta hại chết, ngươi bảo hoàng đế làm sao không đau đớn ân hận, nằm trên giường than vắn thở dài... Nếu không có Lý Thời Trân kịp thời châm cứu, thậm chí có thể ...
- Nô tài nhìn ra rồi. Lý Phương nói nhỏ: - Chủ nhân lần này kỳ thực quá nửa là tâm bệnh, không cởi bỏ nút thắt này, thuốc gì cũng không hiệu quả. Nói xong nhìn Lý Thời Trân.
Lý Thời Trân lắc đầu: - Ta là đại phu chữa thân bệnh, không biết chưa tâm bệnh. Ông ta dừng một chút: - Nhưng trước khi tới, Thẩm Mặc có nói, y có một thứ, hoàng thượng nếm xem xong, hẳn là có thể khỏe hơn một chút.
- Thứ gì? Gia Tĩnh đế tập trung tinh thần: - Y đang ở đâu.
Lý Phương đáp: - Đang đợi bên ngoài, nô tài tuyên cho chủ nhân nhé?
- Tuyên! Gia Tĩnh đế gật đầu.
Thẩm Mặc đội mũ hiếu, ngoài quan phục khoác áo trắng, cúi đầu đi vào tinh xá, không ngẩng lên nhìn hoàng đế, gục dưới mặt đất khóc ròng.
Nghe y khóc, Gia Tĩnh đế càng thêm đau lòng. Thấy hoàng đế vành mắt đỏ hoe, đầu lắc liên hồi, Trần Hồng oán giận: - Thế này mà bảo tốt cho chủ nhân sao? Gây phiền thêm thì có.
Hắn không hiểu thế nào gọi là kiến lập sự đồng tình, khi hai người có cùng tâm trạng với cùng một sự việc, dễ dàng sinh ra đồng cảm, tiếp đó là nhìn nhau thuận mắt hơn nhiều.
Lý Phương chỉ đành nhắc nhở: - Thẩm đại nhân đừng khóc nữa, chủ nhân vừa mới khỏe, không thể kích động.
Thẩm Mặc vội ngừng khóc, nhưng nước mắt chảy như suối: - Xin hoàng thượng thứ tội cho thần, vi thần trên đời chỉ có một sư huynh, sư huynh cũng chỉ có thần là sư đệ, xưa nay luôn chiếu cố dạy bảo cho thần. Vừa như huynh trưởng, lại như phụ thân, ai ngờ trời cao không có mắt, sư huynh bị kẻ gian hãm hại, mỗi lần nghĩ tới đó, vi thần thấy ruột gan đứt lìa, xin hoàng thượng thứ cho thần tồi làm mất nghi biểu trước đó. Trong lần thầm nói với Lục Bỉnh trên trời cao :" Lão sư huynh, những lời này của đệ mặc dù hơi khoa trương, nhưng không phải hoàn toàn là nói dối, sư huynh có linh thiêng đừng trách tội, phải bảo vệ đệ qua cửa ải này..." Rồi lại còn uy hiếp theo thói quen :" Nếu không đệ mà chết rồi, người nhà và nhi tử của sư huynh, còn cả huynh đệ Cẩm Y vệ, lấy ai ra bảo vệ?"
Có vẻ cầu khấn đã có tác dụng, Gia Tĩnh đế cũng khóc theo, sinh lòng tri kỷ, nói với Trần Hồng : - Mau đỡ thẩm đại nhân lên, ban ngồi.
Trần Hồng chỉ đành cúi đầu đi tới, nói: - Thẩm đại nhân, mời đứng dậy. Vừa đỡ y dậy ngồi lên đôn gấm, vừa dụng âm thanh chỉ hai người nhe thấy, nghiến răng nghiến lợi nói: - Suy nghĩ cho kỹ rồi hãy làm, đừng có nói năng lung tung.
Thẩm Mặc mặt lạnh tanh nhìn hắn, chỉ nói bằng khẩu hình: “Ngươi không quản nổi đâu.”