Phúc Thủy - Ninh Viễn

Chương 10



Thẩm Nhung đi rồi, Thịnh Minh Trản đứng bên đường rút thuốc ra châm lửa, lát sau Lâm Chỉ mới chầm chậm lái xe tới.

Lâm Chỉ dừng xe, ngáp dài nhìn Thịnh Minh Trản đang ngồi vào ghế phụ.

"Cậu về khách sạn, hay sang chỗ tôi?"

"Không muốn phiền cậu, đưa tôi về khách sạn đi."

"Gì mà phiền chứ."

Lâm Chỉ không muốn nhiều lời, hiểu rằng việc Thịnh Minh Trản muốn ở lại khách sạn gần bệnh viện ung bướu nhất định là để thuận tiện cho việc chăm sóc Thẩm Đại.

"Cơ mà, Mưu Lê có đến tìm cậu không?" Lâm Chỉ nói: "Cô ấy nắm bắt thông tin nhanh phết, hay tin cậu về nước, biết tôi sẽ tới đây nên hỏi địa chỉ khách sạn của cậu. Có điều, cậu yên tâm, tôi đã bảo không biết, tôi không hề bán đứng cậu."

Mưu Lê biết cô ở đâu là do Triệu Kiêu.

Thịnh Minh Trản vừa lau kính vừa ngẫm, thành phố này nói nhỏ không nhỏ, còn nói lớn thì các mối quan hệ xã hội cũng chỉ có bấy nhiêu người.

Lâm Chỉ tò mò: "Mưu Lê chưa thôi hy vọng với cậu đâu. Cậu còn độc thân chứ? Có dự định yêu ai không?"

Thịnh Minh Trản đeo lại kính, thẳng thừng buông trả lời: "Không."

"Cậu cũng thật là." Lâm Chỉ nói: "Xếp lịch công việc dày đặc như vậy."

......

Thẩm Nhung dự đoán buổi đàm phán mua bán nhà hát tối nay có thể sẽ không có thu hoạch gì.

Không ngờ cô lại lầm to, có thu hoạch, thu hoạch một bụng tức luôn.

Lúc trở lại bệnh viện là lúc Thẩm Đại đang quằn quại đau đớn, Thẩm Nhung vội vàng tìm y tá tiêm cho bà một mũi morphine, khó khăn lắm mới chìm vào giấc ngủ.

Thẩm Đại hôn mê, bất chợt Thẩm Nhung nhận được điện thoại từ bà, hỏi thăm tình hình của Thẩm Đại.

Về cơ bản, Thẩm Nhung chỉ chọn nói những cái tốt không đề cập đến cái xấu, dù sao bà cũng bệnh nặng không kém nên không cần kể lể.

Đợt trước bà vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, bên này Thẩm Đại đang trị liệu, không có cách nào đến thăm, Thẩm Nhung đành đi thay.

Bà được đẩy ra từ phòng phẫu thuật, trên người cắm đủ dây dợ, gần như chỉ còn nửa cái mạng.

Phong thuỷ của nhà họ Thẩm không tốt, mấy năm nay lại có chuyển biến đột ngột.

Khoảng cách dẫn đến việc nhà tan cửa nát chỉ còn cách một bước.

Thẩm Nhung đang mệt lả, chỉ có thể nói với bà vài câu rồi bảo khi nào rảnh rỗi sẽ ghé thăm.

Ông bà và con cháu ít gặp nhau, không mấy thân thiết. Thêm nữa là Thẩm Nhung không còn sức để buôn dưa lê, dặn dò bà đôi câu rồi cúp máy.

Thẩm Nhung uể oải dựng giường xếp bên cạnh, chợt cơn nôn nao khó chịu trong người lại dâng lên, lòng bàn tay nhức nhói, suốt mấy ngày nay tinh thần lẫn sức lực cơ thể cô đều đã bị vắt kiệt.

Dù cho nằm trên giường xếp không thoải mái, mệt mỏi không yên, nhưng rất nhanh, Thẩm Nhung đã chìm vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, cô bị đánh thức bởi âm thanh đau đớn của bệnh nhân khác chung phòng.

Những người trong phòng chăm sóc bệnh đặc biệt đã nằm đây mấy tháng. Có người đang đợi đợt phẫu thuật như rút gân xẻ thịt tiếp theo. Có người thì nôn thốc nôn tháo vì hoá trị. Có người lại nằm thoi thóp hấp hối chờ tử thần đến rước.

Thẩm Nhung ở đây hơn một tháng, hầu như đêm nào cô cũng nghe thấy tiếng rên thống khổ từ những giường bên cạnh.

Mà âm thanh kia còn chẳng phải là "rên", nó chỉ như tiếng thều thào ri rí bất lực. Đó là phản ứng sinh lý khi đau đớn cùng cực, như lưỡi hái tử thần đã kề vào gần cổ.

Nhớ lúc vừa tới đây, Thẩm Nhung bị cái âm thanh mãnh thú rên ư ử làm cho thất kinh, hại cô ăn không được ngủ không yên.

Ấy vậy giờ đã thành thói quen.

Mới đầu con gái của bệnh nhân bên cạnh có ở lại với ông khoảng thời gian, nhưng sau hơn nửa tháng phải dọn phân và nước tiểu của ông, dần dần cô ấy không còn ghé tới nữa. Kế đến con trai ông cứ dăm ba bữa ghé qua, vừa đến đã phàn nàn với Thẩm Nhung bảo mệt quá, anh ta than bệnh viện này vốn không phải nơi dành cho người ở, người bệnh vốn đã nhọc còn gây phiền cho người nhà, sao bình thường không chịu chú ý để cho sinh bệnh.

Thẩm Nhung âm thầm đeo tai nghe cho Thẩm Đại, dùng tiếng nhạc du dương êm dịu giúp mẹ che đi những oán trách cay nghiệt ấy.

Sau này, chỉ cần có Thẩm Nhung ở bên, cô sẵn sàng giúp đỡ ông tận tình.

Sáng nay thức dậy, Thẩm Nhung thấy xương cốt toàn thân kêu răng rắc, cả đầu và tay chân cũng đau nhức.

Thần sắc uể oải, không màng đến bản thân, cô cầm phích nước nóng được cấp cho mỗi giường bệnh đi lấy nước cho Thẩm Đại cùng ông già giường bên.

Khi về cô thấy hai mắt Thẩm Đại vẫn nhắm chặt, da dẻ lạnh ngắt, cảm thấy như giây tiếp theo bà sẽ mở to mắt hoặc cũng có thể không bao giờ dậy nữa.

Thẩm Nhung cầm tay mẹ, bàn tay gầy guộc đến nỗi như chỉ còn da bọc xương, cô xoa xoa mu bàn tay mẹ, gần như có thể phác hoạ ra được hình dáng xương.

Thời điểm Thẩm Đại nhập viện, Thẩm Nhung đã tự nhủ với bản thân rằng sẽ không thể để mẹ chết, cô nhất định sẽ cứu sống bà.

Chưa đầy hai tháng, Thẩm Nhung đã bị bộ dạng hốc hác của mẹ làm mất lòng tin, dần dần sinh ra một loại dự cảm không lành.

Có vẻ như cô dần ngộ ra được chân tướng, cảm nhận được phần sức mạnh không cách nào lay chuyển của sự thật.

Hôm qua sau khi thanh toán phí tập luyện cho đoàn ekip, cô còn dư lại 6 vạn, Thẩm Nhung dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để đóng viện phí.

Đứng trước máy thanh toán, nhìn dòng chữ nhắc nhở "Xin đợi..." trên màn hình, hai mắt Thẩm Nhung nhìn thẳng, đếm thầm từng giây trong lòng.

Cô cảm thấy dường như bảy giây trong cuộc đời đó của mình đã bị lãng phí vô nghĩa.

Trong khi cô đang tính nhẩm tiền vừa nạp vào chỉ duy trì được đôi ba buổi trị liệu, chợt cô phát hiện số dư còn lại có gì đó sai sai.

Cô nhớ rất rõ số tiền tích luỹ trước đó đã dùng hết, lần này cô chỉ để dành được 6 vạn, cùng lắm thì chỉ hơn 6 vạn mấy trăm tệ.

Thế sao bây giờ số dư lại hiển thị có hơn 26 sáu vạn?

Nhớ lại tối đó gặp được người có bóng lưng hao hao Thịnh Minh Trản, Thẩm Nhung nheo mắt lại.

Thẩm Nhung nắm tấm phiếu nhỏ, đứng bần thần trên hàng lanh tĩnh mịch một lúc.

Đôi mắt mụ mị bừng tỉnh, cô gấp phiếu lại bỏ vào trong túi, lấy điện thoại ra mở cuộc trò chuyện Thịnh Minh Trản, phải mất một lúc lâu mới tìm được tin nhắn cuối cùng Thịnh Minh Trản gửi cho cô trước ấy chặn.

[Thẩm Nhung, em là kẻ lừa đảo. Em lừa chị, lừa luôn cả chính mình.]

Thẩm Nhung lặng người nhìn dòng tin nhắn ấy hồi lâu, chầm chậm đi về phía phòng bệnh.

Hôm nay, dì cả truyền nước xong lại ghé qua.

"Dù sao thì dì cũng sắp ra nước ngoài, tuổi đã cao mà còn phải xa quê hương, đời này không biết có còn sống để quay về được không nữa. Một nhà già trẻ chúng ta, sắp được gặp nhau ở một thế giới khác."

Dì cả cầm tay Thẩm Nhung than thở.

Con cái nhà bà muốn đưa bà sang nước ngoài định cư, trước đây chưa từng nghe bà nhắc tới. Ấy vậy mà sau khi Thẩm Đại mắc nợ bà liền nhanh chóng đưa ra quyết định.

Thẩm Nhung hiền hoà cười với bà, cô không hề vạch trần bất cứ chuyện gì, suy cho cùng cũng có chút thương cảm.

Vì cô biết những gì bà nói đều đúng, hai người họ đời này quả thật sẽ không còn gặp lại nhau nữa.

Dì cả khịt mũi, bắt đầu nhắc lại chuyện người em gái chết trẻ của bà, đồng thời cũng chính là dì nhỏ của Thẩm Nhung.

Nhà họ Thẩm từng có ba cô con gái.

Cô con cả và cô con thứ đều không thừa hưởng thiên phú nghệ thuật từ ba mẹ. Họ chạy theo xu hướng kinh tế thị thường và dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh, cũng coi như thành đạt, có gia tài bạc tỷ.

Duy chỉ có Thẩm Ngọc, cô con gái út nhà họ Thẩm là khác biệt so với hai người chị của mình.

Từ nhỏ, Thẩm Ngọc đã bộc lộ tài năng thiên phú hơn người, sở dĩ dùng từ "thiên phú" là vì nó không chỉ rõ một lĩnh vực nào cả. Bất luận là biểu diễn, nhảy múa hay hội họa, sáng tác... đều hơn người.

Dì ấy là người khiến người ta phải tặc lưỡi vì quá tài năng.

Mười lăm tuổi, Thẩm Ngọc bắt đầu bộc lộ năng khiếu nhạc kịch. Vở nhạc kịch do dì đảm nhận vai chính đã gây tiếng vang lớn cho Trường Nhai.

Vào thời điểm đó, Thẩm Ngọc được xem là ngọc nữ âm cao nổi tiếng của Trường Nhai, là nữ chính trẻ tuổi nhất nhận giải Kim Thạch. Ở Trường Nhai, dù bảng hiệu có chói lòa đến đâu cũng đều bị lu mờ trước dì ấy.

Để đến được Trường Nhai ngắm nhìn phong thái của Thẩm Ngọc, tận tai thưởng thức những thanh âm cao vút như được thiên thần ban tặng một chiếc hôn phớt, không khỏi khiến người ta chao đảo, vé biểu diễn từng rất khó săn, nhằm tạo điều kiện đôn giá cho bọn đầu cơ. Năm đó vì tranh vé xem kịch mà có hai người ẩu đả ngay trước cửa, máu me lênh láng trên đất, cả hai nhập viện cùng lúc, gây chấn động một thời.

Trường Nhai thấy vậy đã đề ra một vài biện pháp đặc biệt nhằm giám sát ngăn chặn đám đầu cơ trục lợi, nhưng với sức hút của Thẩm Ngọc, giá vé phố Trường Nhai vẫn lên như diều gặp gió. Đồng thời, nó cũng đưa thị trường nhạc kịch đến gần với khán giả hơn.

Việc một người có thể tự tay thúc đẩy toàn bộ ngành nghề lên một tầm cao mới là điều trước nay chưa từng có.

Dì ấy chinh phục cả phố Trường Nhai, khiến toàn bộ khán giả si mê dì như điếu đổ, biến bản thân thành tâm điểm của các nhà đầu tư.

Hồi bé, Thẩm Nhung được mẹ dẫn đến nhà hát xem dì nhỏ biểu diễn.

Không khí buổi diễn ở nhà hát hào nhoáng đến nỗi khiến cô mất ngủ hàng đêm.

Nó để lại một dấu ấn không thể xóa mờ trong tâm trí non nớt của cô.

Cô cũng muốn được đứng giữa sân khấu giống như dì của mình, đón nhận những vai diễn khó quên trong mỗi vở kịch lay động lòng người.

Có thể nói, dì Thẩm Ngọc chính là người truyền cảm hứng lớn nhất cho cô dấn thân vào con đường nghệ thuật này.

Tiếc thay, thứ càng mỹ miều sẽ càng mỏng manh.

Năm Thẩm Ngọc 30 tuổi, dì nhỏ bất ngờ tự sát trong thời hoàng kim và sự nghiệp đang ở trên đỉnh cao của danh vọng.

Một "scandal" chấn động đã xảy ra.

Không hiểu sao, từ một Thẩm Ngọc của nhà họ Thẩm danh giá lại bị sỉ nhục lăng mạ. Toàn bộ quá trình đẫm máu, hoang đường quỷ dị Thẩm Nhung đều chứng kiến đủ.

Cái chết của dì ấy như để lại một vết thương hở miệng không bao giờ khép cho nhà họ Thẩm.

Từ sau khi dì mất, không một ai trong nhà bao gồm cả Thẩm Nhung dám nhắc đến dì ấy nữa.

Dù đã nhiều năm trôi qua, vết sẹo cũ như khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người nhà họ Thẩm, thi thoảng nó lại dấy lên từng đợt ngứa ngáy, đau âm ỉ.

Chỉ cần Trường Nhai còn là ngọn đèn dầu bất diệt, tiếng nhạc cứ văng vẳng, người ta mãi mãi sẽ không quên vẻ đẹp yêu kiều của người con gái ấy.

"Nếu bé Ngọc còn sống, với cái đầu óc thông minh nhạy bén nó ắt hẳn sẽ nghĩ cách giúp cho mẹ con..."

Dì cả mải mê luyên thuyên, Thẩm Nhung phát hiện mẹ mình dậy từ lúc nào không hay.

Đôi mi tuy mỏng nhưng lại nặng hơn cả bức màn nhung của sân khấu, rũ xuống mắt của Thẩm Đại, che lấp đi một phần tròng mắt vàng khè vẩn đục.

Thẩm Nhung gọi mẹ, cắt ngang lời của dì cả.

"Không đâu." Thẩm Đại nghe thấy hết.

"Dù cho con bé còn sống, nó cũng không giúp em." Khoé môi Thẩm Đại khẽ giật, yếu ớt nhả tiếp ba chữ. "Nó hận em, và em cũng vậy."

......

Dì cả rời đi với nỗi buồn khôn xiết khó tả, bà còn phải đến một bệnh viện khác thăm ba mẹ.

Thẩm Nhung căn dặn người hộ lý một lúc rồi cũng ra ngoài một chuyến, cô vẫn còn rất nhiều việc để làm.

Thẩm Nhung đã tìm được một căn trọ ở gần bệnh viện.

Cô ký hợp đồng thuê tạm một năm, giá thuê là 4500 tệ mỗi tháng, căn trọ đơn sơ không thang máy. Nằm ở tầng trên, mùa đông thì lạnh mùa hè thì nóng, áp suất nước nhỏ giọt như chai nước biển treo.

Thời điểm đến xem phòng, Thẩm Nhung có thấy sàn đã mục nát ẩm ướt, ở những góc chết còn bám bẩn, trên kệ bếp còn lưu lại mấy vết dầu mỡ e là nó ở còn lâu hơn cả cô...

Bất quá Thẩm Nhung không màng đến những chuyện ấy.

Mặc dù với cô đây là một thế giới xa lạ nhưng suy cho cùng cô cũng nhận biết được cuộc sống của mình đã hoàn toàn khác so với trước kia.

Hiện tại, ngoại trừ hai bàn tay trắng với đống nợ kia ra cô không có tư cách gì để than thân trách phận cả.

Quay về khu biệt thự Thiên Lý Xuân Thu, đóng gói những món đồ cần phải mang đi bỏ vào thùng giấy, ngày mai công ty vận chuyển sẽ ghé thu dọn.

Tiểu Mệnh bò qua bò lại dưới chân cô, hình như nó chẳng hay biết tại sao gần đây trong nhà không có ai, phòng to như vậy mà lại để trống.

Con chó thông minh này có lẽ sớm đã nhận ra nên rất trân trọng khoảng thời gian này, cứ quấn lấy cô chủ không rời.

Kết quả, móng và đuôi của nó bị Thẩm Nhung giẫm trúng mấy lần, bản thân cô cũng suýt ngã vì vấp phải nó.

"Đi ra kia chơi!"

Bị cô chủ mắng một cái, Tiểu Mệnh đành ngậm ấm ức tự chơi một mình.

Thẩm Nhung ôm quyển album dày cộp từ trong nhà ra, eo như sắp gãy. Cả quyển album đều là tác phẩm của Thịnh Minh Trản.

Thịnh Minh Trản rất thích chụp cô và Thẩm Đại, sau này thì tới lượt Tiểu Mệnh làm đối tượng chụp ảnh.

Từ máy ảnh cơ đến polaroid, hay ảnh chụp được in ra từ điện thoại, tất cả đều là ảnh được tích lũy trong suốt nhiều năm qua, ít nhất cũng mấy chục nghìn tấm.

Chị ấy bắt lại những khắc Thẩm Nhung đang ăn cơm, hay những lúc Thẩm Nhung ngồi thơ thẩn nhìn xa xăm.

"Đều là kỷ niệm, sau này già rồi có thể lấy ra xem lại dáng vẻ xuân xanh của mình."

Thịnh Minh Trản lúc nào cũng niềm nở nói thế.

Đã đến lúc đem vứt.

Thẩm Nhung thầm nghĩ trong lòng, cái người kia thật khéo mồm khéo miệng, sau này già rồi có thể lấy ra xem lại. Ấy thế mà lại nhẫn tâm ra đi mà không mang theo bất kỳ thứ gì.

Thậm chí bây giờ còn tháo cả nhẫn.

Thẩm Nhung khẽ mắng, cuối cùng cô chọn không vứt quyển album ấy.

Cô nghĩ vứt bỏ ảnh chụp là điềm rủi, liền đem đống từng là "kỷ niệm" hiện là "oán niệm" ném thẳng vào đáy của cái hộp.

Cô không muốn mở ra xem, vì sợ bất cẩn nhìn thấy tấm ảnh chụp mình gối đầu lên tay Thịnh Minh Trản, tấm ảnh đó sẽ gây ức chế cho cô.

Trong khi Thẩm Nhung đang thu dọn, Tiểu Mệnh ngậm vật gì đó trong miệng rồi rên ư ử đi loanh quanh chỗ cô.

Ngoái lại nhìn, hoá ra vật Tiểu Mệnh đang ngậm trong miệng là một con doll bông*.

*Ai đu idol hay biết này lắm nè.

Con doll bông ấy có mái tóc đen dài được búi cao trên đỉnh đầu, dưới đôi mắt hung ác là khuôn miệng kéo căng ra tạo thành chữ "Nhất" (一), trong bàn tay tròn trịa còn có một cây kiếm mềm.

Đây là goods của nhân vật do Thịnh Minh Trản hoá thân trong vở "Nhữ Ninh".

Trong "Nhữ Ninh", Thẩm Nhung đóng vai nữ hoàng đế trẻ - Trường Niệm, Thịnh Minh Trản là tướng quân trung thành của nàng - Tích Tuyết.

Trong kịch, Thịnh Minh Trản vì cô mà vượt qua mọi chông gai khó nhọc, chị ấy sở hữu kỹ năng võ thuật vô song, bất khả chiến bại, ấy thế mà lại nguyện ý trở thành bề tôi của cô.

Chị ấy là cận thần, cũng là bạn thanh mai trúc mã của cô.

Từ lâu, nhạc kịch đã sớm bước vào kỷ nguyên phát triển, phát đồng thời offline lẫn online. Ngoài doanh thu phòng vé từ các buổi diễn ở rạp ra, bán fan goods online cũng là một nguồn thu nhập quan trọng.

......

Mặc dù Thẩm Nhung trước giờ không mảy may đến những chuyện như ship CP nhưng cô cũng biết tuyến tình cảm giữa Trường Niệm và Tích Tuyết không được thể hiện rõ trong vở kịch, khán giả ngoài rạp sẽ thay họ bổ sung trên mạng.

Hôm đó Thẩm Nhung vô tình phát hiện Thịnh Minh Trản đang đọc tiểu thuyết đồng nhân của cả hai trên vòng bạn bè. Thẩm Nhung tò mò muốn đọc thử, nào ngờ bị Thịnh Minh Trản che mắt không cho xem.

"Gì vậy? Có gì mà mắc cỡ chứ?" Thẩm Nhung giãy nảy.

"Chị đọc được kìa."

"Chị nghĩ cho em, không muốn em sợ."

Thẩm Nhung không màng tới, khăng khăng muốn xem, Thịnh Minh Trản bất lực đành đưa cô xem.

Sau khi đọc xong, Thẩm Nhung ngồi bần thần tại chỗ một lúc lâu, hung hăng trả lại điện thoại cho Thịnh Minh Trản với đôi tai đỏ bừng. Nghiêm nghị cảnh cáo chị ấy: "Cấm chị đọc luôn!"

Thịnh Minh Trản cười xòa hỏi lý do.

"Ai hơi sức đâu làm một đêm tám hiệp? Em không thể, sao làm được tới vậy đúng không? Đồ dở hơi." Thẩm Nhung nhỏ giọng chửi.

Cô thực sự không muốn phun hai từ lộ liễu trong tiểu thuyết đó ra, gần như liền tay liền chân co giò bỏ chạy.

Có điều vào đêm đó, Thịnh Minh Trản ở trong phòng Thẩm Nhung tái hiện lại viễn cảnh được miêu tả trong tiểu thuyết.

Đêm triều sóng gợn, gió nóng hiu hiu, bé con của chị không gì là không thể.

......

Vào đêm "Nhữ Ninh" diễn ra náo nhiệt nhất, Thẩm Nhung vì muốn mua fangoods nên phải tranh thủ thời gian, trễ một phút thôi nó cũng được sold out.

Thịnh Minh Trản biết cô không muốn mất mặt đi nhờ nhân viên công tác, đồng hồ báo thức còn phải tự mua lấy. Lát sau thấy cô nổi giận vì không giật được, chị ấy đã đến gặp quản lý đoàn kịch xin một cặp (doll bông Trường Niệm và Tích Tuyết) rồi xuất hiện trước mặt Thẩm Nhung như một màn ảo thuật.

Thịnh Minh Trản trang phục còn chưa thay, giữ nguyên lớp trang điểm nữ tướng đậm chất anh hùng, trong tay là một con doll đầu to bằng thân, để lộ ra dáng vẻ trẻ con hoàn toàn không giống với bản thân chị.

Thịnh Minh Trản mỗi tay cầm một con, ôm con doll "Trường Niệm" với nụ cười quỷ quyệt vào lòng, nhẹ nhàng đưa con còn lại cho Thẩm Nhung.

"Chị tặng em. Còn em*, chị sẽ giữ lại."

(*Doll Trường Niệm)

Khi đó đang ở phòng thay đồ đằng sau hậu trường, còn có mặt những thành viên khác trong đoàn nữa, Thẩm Nhung hơi lúng túng liền trêu Thịnh Minh Trản con nít.

Thịnh Minh Trản không nói ra đây là điều Thẩm Nhung muốn, chỉ tiếp nhận danh hiệu "con nít" cô nói mà thôi.

Về sau, Thẩm Nhung luôn đặt "Tích Tuyết" bên gối, mãi đến khi cô và Thịnh Minh Trản  tay, nhìn đến bé doll ấy Thẩm Nhung bỗng nhức đầu nên ném đại vào chỗ nào đó.

Cô tưởng sẽ không còn gặp lại nó, nào ngờ lại bị Tiểu Mệnh moi ra.

Thẩm Nhung giải cứu "Tích Tuyết" từ miệng của Tiểu Mệnh, lau sạch nước dãi dính trên nó, nhìn nó cô đơn hiu quạnh, Thẩm Nhung mới nhớ lâu rồi không thấy "Trường Niệm".

Thịnh Minh Trản ra đi bỏ lại tất cả, liệu có mang "Trường Niệm" theo không?
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.