Về đến nhà có lẽ cũng đã mười hai giờ,chị vẫn thấy bu ngồi ngoài hè đợi chị. Trời đêm gió mát cứ phả vào người khiến tóc bu chị bay bay. Mới đây mà nhanh quá, ngày nào chị còn bé tí ti,bây giờ cũng đã đẻ hai lứa. Quang đi quẩn lại bu cũng già đi lúc nào không hay. Thấy chị về, bu chị ra hiệu nói nhỏ: - Về rồi đấy hở? Khe khẽ cái mồm chứ không thầy mày lại biết. Hai đứa có ngoan không?Sao không chở nó sang đây chơi, ở nhà tội chúng nó. - Cho nó ở nhà thôi. Chứ sang đây, chúng nó khóc con nhức đầu chẳng làm được. Bu kéo chị ngồi xuống cạnh,bà bê cái rổ đậy lá chuối đưa chị: - Bánh đúc vẫn còn,ăn đi cho nóng. Chị nhận lấy cái rổ bu đưa rồi ăn lấy ăn để. Công nhận bu chị khéo tay quá, bà còn xinh nữa chứ. Bằng tuổi bà chắc chỉ không được nước da dẻ hồng hào thế này đâu. Bỗng nhiên chị buột miệng: - Sao bu lấy chồng sớm thế? Cỡ như bu phải lấy người giàu có mới phải, như ông Lí làng bên giàu nhất vùng ấy. lấy người như thầy khổ quá bu nhỉ,toàn say với xỉn chỉ làm khổ vợ con... Bà cấu tay vào đùi chị đau nhói, làm chị nhăn mặt,bà bảo chị: - Mày nói thế thầy mày nghe được lại chết bu. Hôm trước ông ý đã ghen bóng ghen gió bu với cái lão già bán chiếu rồi đấy. Giờ mà nghe mày nói thế nữa chắc ông ấy giết bu mất. Chị nghe bu kể thế thì nụ cười ban nãy vụt tắt. Chị biết tính thầy chị thế nào mà vừa cục cằn, vừa say xỉn bên hơi tí đánh vợ chửi con. Nhà có năm đứa con gái thì đã đi lấy chồng bốn,còn mỗi mình đứa út. Chắc tương lai nó là sáng nhất vì không phải lấy sớm như các chị nó. Thầy chị cũng ép nó nghỉ học mấy lần, nhưng bu chị kệ, cứ bắt nó đi học lấy cái chữ... Nghĩ mà buồn! Cái số người đàn bà trong cái xã hội này nó bấp bênh lắm, nó lênh đênh lắm. Suy nghĩ của chị khác với cái suy nghĩ của bu. Bu chị thì hiền như đất, còn chị, chị táng lại ngay. Dây vào chị cho gãy răng. Cơ bản, kinh tế chị cầm, gia đình chị lo hết nên cũng có uy. Chứ còn bu chị, của cái thầy chị giữ hết,suốt ngày loanh quanh xó bếp thì tiếng nói ở đâu. Nhiều khi chị nghĩ, nếu chị được ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc va chạm nhiều hơn, thì đầu chị cũng chả đến nỗi tăm tối. Chị là chị, chị khác với những người đàn bà cam chịu trong cái xã hội này. Dẫu biết thiên hạ vẫn hay mỉa mai chị đánh chồng, dám kề dao vào cái của quý chồng mình định cắt. Dám dẫn tình nhân của chồng thoát thân,khi ả lọt vào tội chết.... Chị thấy cái xã hội phong kiến này hà khắc với phận người đàn bà quá. Trong khi họ làm việc gấp đôi người đàn ông, lại còn con cái, nhà cửa, mà lại đối xửa không có chút công bằng nào. Bản thân chị, không phải chị sợ mang tiếng ác, li hôn đối với chị đã suy nghĩ từ lâu. Nhưng kể từ khi xóm bên có người đàn bà bỏ chồng, bị dân làng miệt thị. Chị ta một mình nuôi ba đứa con. Cuộc sống của người mẹ kiên cường ấy không có gì phải bàn. Chỉ đến khi các con đi học, vì chị bỏ chồng nên bạn học không chơi cùng. Thầy bu chúng dặn không chơi với những đứa không có thầy. Những cái miệt thị của người đời xã hội cứ tiêm nhiễm vào đầu những đứa trẻ vô tội. Cuối cùng, thằng lớn con chị ta trầm cảm mà nhảy sông tự tử. Chị Đài cũng sợ,biết đâu thằng Cò hay con Hĩn chịu nhiều điều tiếng của thầy bu nó quá cũng đâm ra trầm cảm thì sao. Lúc ấy thì chị cũng thiết tha sống làm gì.... - này! Thằng cò với cái Hĩn cũng lớn rồi, đẻ thêm đứa nữa đi. Sau này già,chúng nó còn chăm, còn đỡ đần... Giọng bu nhỏ nhẹ nói chị. Chị xua tay nhặng lên - Con không đẻ nữa đâu bu ơi! Giờ ăn còn chả có. lấy gì nuôi con? Bu cứ bảo đẻ nhiều con để đỡ đần, thế chị em con đã đỡ thầy bu được ngày nào. Hơi lớn một tí đã đi lấy chồng, sau này thầy với bu có năm đứa con nhưng cũng cun cút một mình. Đẻ lắm thì nhọc thân chứ làm gì hở bu. Bà nhìn chị như người ngoài hành tinh, vì cái suy nghĩ của chị nó khác xa bà quá nhiều. Chị biết ngoài cái việc đẻ để sau này đỡ đần, thì đàn bà đẻ để trừ hao. Thời lạc hậu đẻ con như con lợn con bò, có khi sinh tại nhà chứ lấy đâu ra trạm xá. Hơn nữa,bệnh tật cũng nhiều, thuốc thang đắt đỏ. Việc sinh con trừ chết hao ốm hụt là điểu hiển nhiên: - Đẻ hai đứa vẫb ít quá đấy Đài. Ngày xưa bu đẻ năm mà bà nội vẫn còn chê bu đẻ ít. Tại bu yếu, với cả sinh toàn gái bu nản. Chứ không như bên nội bên ngoại toàn đẻ hàng chục chứ chả ít. - Con chả cần đẻ nhiều. Bu xem con gái thật đấy chứ mà thương bu là được bu nhỉ? Con thì chẳng cần số lượng, chỉ cần chất lượng thôi. Cứ thằng Cò cái Hĩn nhớn đứa nào cũng được đi học,học cao hơn nữa,chỉ có học mới mở mang được bu ạ. Chị nói mà bu chị tưởng đâu chị đang tụng kinh. Bà nghe không hiểu mấy nhưng thôi kệ chị. Hai mẹ con cứ tỉ tê mãi đến tận nửa đêm mới ngủ... Sáng sớm hôm sau, cả nhà chị vẫn ăn bánh đúc, chị ăn tới tận hai bát đầy. Thực!ở nhà mình vẫn là thoải mái nhất, vẫn được ăn no ngủ kĩ nhất, chẳng cần phải suy nghĩ nhiều. Chị lại nghĩ đến cái phận đi lấy chồng từ hồi vắt mũi chưa sạch lại thấy tủi. Rõ là khổ thân: - Thằbg nào thập thò gì ở ngoài cổng đấy?định ăn trộm hở?Có vào hay không ông lại mở cửa thả chó cho nó cắn mất giống bây giờ. Thầy chị ăn hết miếng rồi nói vọng ra, bây giờ cả nhà mới nhìn hết ra ngoài cổng. Chức thấy thầy vợ nói thì rón rén bước vào, hắn đứng ở trước sân vò hai chân như vò thóc rụt rè: - Con chào thầy bu ạ... con.... con... con... Đam Mỹ Trọng Sinh - Làm sao mà ấp úng, đến đón ngó vợ chứ gì? Nó đi làm chứ đi đâu mà ngó. Hắn không biết mở lời thế nào, chị Đài cũng thừa hiểu. Bây giờ mà khui ra rằng nhà hắn chịu ăn không chịu làm bán cả con trâu là tài sản quý giá nhất thì thầy chị chửi cho có mà lại nhục. Hắn ấp úng nhìn chị, ánh mắt như kiểu biết lỗi nhưng chị không về. Mới có một ngày người ta còn chưa trả công chị về thế nào được: - Có việc gì thì vào đây đã,vào đây làm bát bánh đúc rồi nói gì thì nói. Chức như thể chỉ chờ mỗi câu này thôi, hai con mắt hắn nhìn vào nồi bánh đúc sáng rực lên, nhìn cái liếm mép nuốt nước bọt mới biết ăn thèm đến nào. Chạy long tong ngồi xuống chiếu,hắn đón lấy cái bát bánh đúc bu Đài đưa, chỉ làm ba ngoạm hắn xơi sạch bát ấy. Xơi hết, hắn lại nhìn vào trong mâm tỏ ý thòm thèm. Chị Đài túm vào cái lá khoai để vào trong đấy ba miếng bánh đúc to bảo với chồng; - Mang cái này về cho hai đứa nó. - Thế còn.... Còn thầy bu.... Chị lừ mắt một cái, Chức im bặt không nói thêm,Hắn gật gù dúi bánh đúc vào trong bụng, tay hắn bấu bấu lấy cái vạt áo chị giật giật nhưng chị dứt một cái. Chức chỉ lẩm bẩm rồi xin phép về luôn, lúc ra sân, hắn ghé vào tai chị: . - Các con nó bảo nó nhớ bu nó lắm đấy.... - Kệ mẹ chúng nó. Chị lạnh lùng, gằn giọng bảo chồng, chị biết hắn đang lấy hai đứa ra để đánh vào tâm lý thương con của chị. Nhưng hắn có biết tối nào chị chả thăm con, chị không nói thế,hắn còn lải nhải thêm nữa. Bây giờ thì hắn cũng có thể im mồm mà về nhà được rồi. Ngày xưa thầy chị thấy nhà Chức có tiền thì khúm núm ghê lắm. Chứ còn giờ, cũng ghét, lại thêm cái tính đã nghèo rồi vẫn kênh kiệu thì càng ghét. Ông bảo đợt sang nhà chị vay tiền, nhưng ông bảo không có, quay ra chửi xéo ngay được. Ông tức thả chó ra cho nó cắn um lên, sợ cuối cùng cũng phải về. Về đến cổng còn nài bu chị cho xin con gà mái mang về nấu cháo. Đúng là thói ăn hoang, đến chết vẫn hoang, bu chị dễ tính chứ phải như thầy, còn lâu ông ấy cho. Chị cùng bu và đứa em gái út đi làm thủy lợi. Bu chị thì bưng đá, đứa em thì nhặt cỏ, còn chị thì đội bê tông. Mấy tháng này hạn hán,trồng cây gì cũng chết,nên Người ta làm con mương rộng lắm, đủ sức tưới cả cánh đồng này, dẫn nước từ tận tỉnh khác về nên cũng có hi vọng lắm. Không biết khi nào người ta mới làm mương bên chỗ nhà chồng chị,chứ bên đấy hạn gấp đôi bên này, đến nỗi cỏ cũng không mọc để cho trâu bò ăn: - Làm nhanh tay lên nhé, tí chủ thầu đến kiểm tra. Ông ấy khó tính lắm ấy, không làm đàng hoàng, người ta không trả lương cho đâu. Vừa nói xong thì có chiếc xe con đi xịch tới, đỗ khá xa chỗ chị. Từ trong xe bước ra một người đàn ông cao ráo trắng trẻo mặc áo sơ mi trắng. Khiếp người thành phố có khác, đứng từ xa đã nghe thấy mùi thơm rồi. Cơ mà mùi này.... sao chị quen quá thế, dáng người đàn ông kia chị cũng gặp ở đâu rồi. Cuối cùng,chị nhớ ra, chị reo lên như bắt được vàng, trong ánh mắt chị chứa vô vàn ngấn nước nhỏ. Chị nhổm dậy gào lên: - Chú Dũng! Chú Dũng, là tôi đây!....