Hắn mặc lại áo choàng, mặc kệ công việc đang dang dở mà chạy ra ngoài. Lần trước, hắn đã cho người đàn bà kia một con đường sống vì nghĩ rằng dù bà ta không phải là mẹ ruột của An thì cũng có công nuôi dưỡng. Nhưng lần này, hắn sẽ không nhân nhượng nữa…
Những kẻ làm tổn thương cục cưng của hắn không đáng được tha thứ!
(…)
Bà Hạnh vào nhà, hai chân bà vẫn còn run lắm. Khóa cửa nhà lại rồi đi vào bên trong, nhưng vẻ mặt hiện lên sự toan tính.
Lần trước, do có ý đồ nên bà có mua một gói thuốc từ chỗ mấy bà hay đánh bài chung với mình để có dịp dùng cho con gái. À không, đó là con gái của bạn thân bà! Là người cả đời này bà ganh ghét, dù người đó c.hết từ bao nhiêu năm trước thì bà vẫn không thể thắng nổi!
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi bà Hạnh đã từng có một người bạn. Người đó luôn xem bà là chị em ruột thịt, vậy mà bà Hạnh hận bạn mình đến thấu xương. Tại sao cùng một hoàn cảnh mà ông trời luôn ưu ái Hà, còn bà thì lại rơi vào cảnh bất hạnh hết lần này đến lần khác chứ?
Hà lấy một người chồng giàu có ở đất Hà Thành và có một cô con gái xinh đẹp. Còn Hạnh thì vớ phải một gã chồng tồi, ẩn trong vẻ ngoài nho nhã thì là một tên b.iến thái chỉ biết đánh đập vợ con. Bà Hạnh từng có thai mà lại bị chồng mình đ.ánh cho sả.y thai, Hà biết được nên đưa Hạnh về nhà. Ai mà ngờ… đó chính là sai lầm lớn nhất cuộc đời mình.
Thu lại hồi ức đã qua kia, bà Hạnh nhìn vào trong căn phòng An. Bà đổ gói thuốc vào trong nước rồi khuấy đều. Theo mấy bà bạn của bà thì gói thuốc này mua ở tận bên Thái Lan, chỉ cần đưa cho họ uống một ngụm rồi chờ tầm một tiếng thì sẽ hứng đến mức để người ta làm không ngừng nghỉ. Bà Hạnh phải cho An uống thuốc này vì bà sợ con nhỏ sẽ phản kháng, chọc cho ông Lý không vui thì tiêu cả nhà bà.
Mở cửa vào trong, An đang bị thằng Phong canh chừng nghiêm ngặt. Đại loại là Phong sợ cô trốn đi nên đã ngồi ngay cửa để canh, còn An thì ngồi trên giường không dám động đậy. Bà Hạnh đưa cho phong ly nước, bảo: “Cho con An uống ngụm nước đi, đi nãy giờ chắc nó khát rồi.”
“Ui, nay mẹ tốt vậy? Lo cho chị nữa à?” Thằng Phong trêu mẹ nó vài câu, nhưng vẫn đón lấy từ tay mẹ mình ly nước đó.
“Đưa cho chị mày uống, lẹ lên đi.” Bà Hạnh hối thúc Phong, giọng nói có phần gấp gáp hơn.
Thằng Phong không nhận thấy được sự bất thường nên cứ theo lời mẹ mà nhận lấy ly nước muốn đưa cho An. Nhưng cô thì khác, bao nhiêu năm nay chung sống với mẹ chưa lần nào bà ấy đối xử tử tế với cô cả, tự dưng đùng một cái lại lo cho cô thì thật là lạ. Hơn nữa, khi nãy cô có nghe tiếng của lão Lý bên ngoài… chỉ sợ là…
Con bé lắc đầu: “Mẹ ơi, con… con không có khát!”
Bà Hạnh trợn mắt: “Mày không uống thì lát nữa đừng có nói với thằng kia là mẹ con tao ăn hiếp mày.”
Thằng Phong phát bực: “Không khát cũng phải uống, mẹ tui dâng tận họng cho chị rồi mà chị dám õng ẹo à?”
Chắc chắn có vấn đề!
Nghĩ vậy, An càng không thể uống ly nước đó được. Cô run run đón lấy từ tay Phong, nhưng sau đó lại cố tình buông lỏng làm ly nước vỡ tan tành. Bà Hạnh nhìn thấy thì tức đến trợn mắt, chỉ vào mặt cô, nói: “Con quỷ cái, mày làm gì vậy?”
“Mẹ… con… con không cố ý…” Thấy thái độ của bà Hạnh thì An càng chắc chắn ly nước kia có vấn đề nên mẹ mới tức giận như vậy. Cô ngồi sát vào mép giường, xua tay chối: “Mẹ ơi, con…”
Bà Hạnh điên rồi, chỉ còn một tiếng nữa thôi là phải giao người cho lão Lý mà con nhỏ này nó tỉnh như vậy thì lát nữa nó sẽ chống cự ông Lý, tệ hơn là con ranh này sẽ tìm cách thoát được thì mất cả chì lẫn chài. Giả sử như nó chịu uống gói thuốc kia thì cùng lắm bị bắt gặp bà có thể nói là do nó tự nguyện chứ không bắt ép, cứ đổ tội cho con nhỏ là được. Một công đôi việc. Giờ làm sao đây? Chỉ có một gói thôi… khốn nạn! Đúng là khốn nạn!
Lúc bà Hạnh định lao vào để đánh An thì cô đã nhanh tay lấy một mảnh thủy tinh kề vào cổ mình, lần đầu tiên trong đời cô lên tiếng chống lại mẹ: “Mẹ mà đến đây thì con chết cho mẹ xem…”
“Lúc đó chú sẽ không đưa tiền cho mẹ, mẹ cũng không cứu thằng Phong được đâu!”
Nếu có thể dùng một từ để hình dung thì bây giờ An đang dùng tính mạng để đặt cược vào chú. Bé An ngây thơ nhưng không phải loại con gái ngu ngốc, trước kia cô trốn đi thành công là vì đã có chuẩn bị trước, khi mẹ ném cô vào nhà lão thì nhân lúc lão nghe điện thoại mà nhanh chóng chạy đi. Giờ đây, liệu có còn may mắn như vậy nữa không?
Thằng Phong dù sao cũng là đứa nhỏ mới lớn nên cũng sợ chị nó làm thật. Nó vội vàng lùi về sau, trấn an: “Chị bình tĩnh… đâu lại vào đó thôi…”
An càng dí mảnh thủy tinh kia vào cổ, nén đau cứa nhẹ một đường dọa hai mẹ con kia sợ hãi. Có trời mới biết cô đau lắm! Chút phản kháng này là vì bị dồn vào đường cùng rồi. Từ chuyện mẹ không cho cô đi học, đến tận trường cô để bêu rếu cô là loại con gái không ra gì để bạn bè cô nhìn cô với ánh mắt khinh thường. Trước đó lại vì em trai mà bán cô cho lão già bên cạnh… từng chuyện, từng chuyện cũ lũ lượt hiện về trong đầu An. Cô không hiểu vì sao mình bị đối xử như vậy, có phải vì cô là con gái không?
Vì là con gái, nên mẹ chẳng yêu cô, là vậy sao?
Vì sao mẹ chưa từng giành cho cô sự yêu thương dù chỉ một chút?
Bà Hạnh hoảng thật rồi, không dám manh động hơn nữa. Bà hạ giọng, xua tay: “An… mẹ không có ý gì đâu con! Con bình tĩnh… con nghe mẹ nói này… mẹ… con bỏ đồ xuống… con bị gì thì lỡ như lát nữa Thiên nó trách mẹ và em con thì không được đâu…”
“Con không nghĩ cho em con hả An?”
“Đúng… đúng rồi! Chị không muốn giúp em, giúp mẹ hả chị?” Thằng Phong cũng hùa theo mẹ của nó.
An siết chặt mảnh thủy tinh trên tay, đôi mắt con bé hướng lên hình ảnh gia đình được đặt trên bàn học mình. Đó là một chiếc bàn đã cũ kỹ, đồ vật chẳng có bao nhiêu. Ở trên bàn có một dòng chữ trẻ con đã lâu từng được chính tay cô khắc lên vì muốn cho mẹ thấy.
“Bé An thương mẹ Hạnh, thương cha Tuấn, thương cả em Phong.”
Ngày đó, mẹ chỉ liếc qua một lần rồi lạnh lùng đi chỗ khác. Đứa con riêng của chồng lại yêu thương một người phụ nữ suốt ngày chỉ biết chì chiết, đánh đập nó thì đúng là buồn cười! An trách bản thân không đủ tốt để mẹ thương mình. Cô nghĩ, đó là lỗi của cô.
Nhưng thật ra, từ đầu con bé đã sai rồi.
Người phụ nữ đó, chưa từng yêu thương cô dù chỉ một chút!