Nhân Tổ

Chương 2: Tôn Kỳ



Tại phía tây bắc của Bình Nguyên thành có một ngôi làng nhỏ, dân số chỉ hơn hai trăm người.

Hiện tại đang vào đầu xuân, từng cơn mưa đầu mùa như thác nước trút xuống bình nguyên, từng đầu lôi xuân chớp giật chiếu sáng cả mảng trời.

Trong ngôi làng nhỏ có căn nhà cỏ đơn sơ, trên mái còn mấy lỗ thủng, mưa nhỏ tong tong từng giọt xuống nền đất, vách nhà cũng có mấy cái lỗ, gió luồn từ bên ngoài vào trong rồi lại từ trong ra ngoài làm cho người ta cảm giác mát lạnh đan xen vào đó là mùi bùn đất mùi cỏ mới mọc.

Căn nhà chỉ dài bằng ba thân người, rộng chỉ hai thân người, lại có một căn buồng nhỏ.

Tại trong Nhân tộc là không có đơn vị đo, cũng không có dụng cụ đo, cũng không biết đo đạc là gì? Đây là điều Thần tộc cấm. Vậy nên Nhân tộc dùng thân người để làm đơn vị đo tương đối, Nhân tộc thường nói dài hai thân người, ba thân người… là dùng thân người nam trưởng thành đo tương đối, đo thường chỉ tới mười thân người sau đó là lớn, rất lớn, lớn thật lớn, lớn đến ngươi không tưởng được.

Tại trong căn nhà nhỏ này, có hai người nam nhân. Một người trung niên dáng người cao to khoẻ mạnh, cơ bắt rõ ràng, làn da đen đủi, trên người đầy vết xước to to nhỏ nhỏ, tóc đen xoắn tít, tóc bện vào nhau khó gỡ, là cái người lâu ngày chưa tắm. Anh ta đi đi lại lại trong phòng, tâm thần bối rối không thể bình tĩnh được, hai tay chà xát vào nhau liên hồi, hai bàn tay anh ta đầy vết trầy, vân tay anh ta đều bị ăn mòn không còn nhìn thấy, là cái người khổ cực. Hay đúng hơn toàn Nhân tộc đều như thế này đều là cái người khổ cực.

“Bình tĩnh đi Mãnh Sài! Không phải ngươi đã dâng lễ cầu thần rồi hay sao? Không sao đâu thần sẽ phù hộ cho con ngươi sinh bình an.”

Người nói chuyện là lão giả nhìn dáng vẻ như tám mươi tuổi nhưng thực tế chỉ hơn sáu mươi. Lão giả là trưởng làng cũng là tế tư thờ cúng trong làng, lão là người nhận lệnh của thần để truyền lại cho dân chúng, là người gần thần cũng được thần chỉ điểm nhiều nhất, là người có trí tuệ nhất và quyền lực trong làng. Mỗi làng đều có một người như thế là trưởng làng cũng là tế tư của thần.

Trưởng lão ngồi tại bộ bàn ghế đơn sơ, tay bưng một cốc nước nóng còn toả khói nhè nhẹ, từ từ uống nhấm nháp như đang thưởng thức thứ đặc sản quý giá. Phải! nước nóng chính là thứ đồ quý giá chỉ dùng để tiếp khách.

Vì sao ư?

Vì nước nóng nấu bằng lửa mà lửa chỉ có xin thần mới có được, mà muốn xin thần thì phải dâng lên cống phẩm. Chính là không có khách thì không được uống nước nóng. Vậy nên nước nóng rất quý, cả đời Mãnh Sài cũng không được uống mấy lần nhưng hôm nay hắn dâng đồ xin thần ban lửa, ban bình an. Chính là đồ lễ hắn dành dụm mấy tháng nay, tất cả đều đáng giá vì đây là đứa con đầu lòng của hắn.

Hắn đã hai mươi mấy gần ba mươi mới có được đứa con này, hắn chỉ sợ qua mấy năm nữa sinh con lúc đó hắn đã qua ba mươi sức khoẻ giảm dần đến lúc đó làm sao nuôi con. Tại đây Nhân tộc, bốn mươi tuổi xem như là già, đã mất dần sức lao động, giá trị đã không còn, trừ khi ngươi là trưởng làng mà trưởng làng chỉ có một mà thôi, chính là được thần chọn. Vậy nên hai mươi tuổi có con là điều phù hợp như Mãnh Sài là muộn nhưng không có quá muộn.

Trong căn buồng nhỏ truyền đến từng tiếng kêu đau đớn, cùng với đó là tiếng bà đỡ cổ vũ, hướng dẫn sinh đẻ. Và rồi sau một lúc, một lúc, một lúc… không thể đo chính xác là bao lâu vì Nhân tộc không biết tính thời gian, chỉ có xem mặt trời một cách tương đối mà hiện tại lại đang mưa, không thể biết chính xác. Chỉ biết chén nước của Mãnh Sài đã nguội ngắt còn trưởng làng đã uống bốn chén nước.

Và rồi thời khắc đã đến!

Oa oa oa!!!

Tiếng khóc vang mãi không dứt, tiếng khóc như muốn vang vọng trời xanh, chấn động thương khung. Nhưng thì sao? Chỉ sức tiểu nhi có thể thay trời đổi đất được sao? Rất nhanh tiếng mưa liền lấn át tiếng khóc, mọi thứ lại trở lại như vốn có.

Bà đỡ nhanh chóng sử lí cuốn rốn, lấy nước ấm lau cho ấu nhi, lại lấy vải thô bọc bé lại. Tấm vải thô xơ cứng ngắc bọc lại sinh linh nhỏ bé yếu ớt, chỉ sợ vải thô không phải bảo vệ em bé mà ngược lại quá thô có thể làm em đau.

“Chúc mừng! chúc mừng! là một bé trai khoẻ mạnh!”

“Chúc mừng Mãnh Sài, ngươi cuối thành cũng thành cha rồi!”

Ôm lấy đứa bé lòng Mãnh Sài chan chứa tình thương, người đàn ông thô kệch, da như cục sắt này cũng nước mắt ứa tràn. Hắn vui sướng, quá vui sướng, một niềm vui không thể tả nổi, một người thô kệch như hắn lại càng không thể diễn tả nỗi niềm lúc này.

Sau đó, hắn rất nhanh tỉnh lại. Đặt tên, phải rồi đặt tên!

“Trưởng làng xin đặt tên cho bé”

Trưởng làng liền vuốt vuốt bộ râu, đôi mắt trắng đục híp lại, da mặt nhăn nheo đầy vết đồi mồi cũng nhăn lại mấy lần, giống như đang suy nghĩ cái gì đó rất khó, rất cao thâm. Lúc sau trưởng làng mở lời:

“Ta thấy đứa bé sinh ra kỳ lạ, sau này ắt hẳn sống được rất tốt.”

“Gọi nó là Tôn Kỳ đi”.

Nhân tộc không thờ tổ tiên, cha mẹ nên cũng không có khái niệm họ, dòng tộc vậy nên tên gọi chỉ đơn giản dùng để gọi.

Nhưng cả bốn người trong căn nhà nhỏ này không biết rằng: cái tên Tôn Kỳ sau này sẽ trở thành cái tên cấm kỵ nhất cũng là cái tên được tôn sùng nhất. Ức ức vạn vạn năm sau này, tất cả Nhân tộc không ai dám dùng hai chữ Tôn, Kỳ đặt tên cho con hay cho bất cứ thứ gì, kể cả các tộc khác cũng thế, nếu không có thể gây nên Nhân tộc phẫn nộ, đến lúc đó Nhân tộc có thể diệt bất kì tộc nào. Nhưng đó là chuyện sau này.

“Tôn Kỳ! Tôn Kỳ! tốt, tốt, cái tên này rất hay.”

Mãnh Sài cười híp cả mắt, hắn trên người chỉ có man lực làm gì có đầu óc mà biết hay, dở nhưng gọi thuận miệng là được.

Hắn sau đó đặt đứa bé bên cạnh mẹ nó, đi vào trong góc lấy ra hai dây treo, mỗi dây cột lấy năm con cá đưa cảm tạ bà đỡ cùng trưởng làng.

Bà đỡ cùng trưởng làng đã không thể lao động nhiều, cũng chỉ có thể làm mấy cái việc này mới có chút đồ ăn. Sau khi nói vài câu khách sáo cùng một chút dặn dò, hai người vui vẻ ra về.

Mãnh Sài quay lại giường nhìn ngắm người mẹ đang ôm con cho bú mà lòng vui phơi phới.

Mẹ Tôn Kỳ tên là Thuỷ Lan, tên một loài hoa. Nàng một thân ướt đẫm mồ hôi, đôi môi khô nứt, ánh mắt lộ rõ sự mệt mỏi nhưng trong đó là tình mẫu tử chan chứa, nhẹ nhàng ôm con trong lòng, cho nó uống từng chút sữa một.

Mãnh Sài và Thuỷ Lan nhìn nhau không nói nhưng họ vẫn hiểu được tình cảm của nhau, lúc này trong căn nhà nhỏ liêu xiêu trước gió, nhận lấy từng đợt mưa như trút, tràn ngập lấy yêu thương.

Mười năm sau, ánh nắng chiều đang cố rọi những tia sáng cuối cùng xuống trần gian.

Mãnh Sài tay trái cầm một xâu cá, tay phải cầm cây gỗ vuốt nhọn đầu treo trên là lồng tre bắt cá, trên người còn nhễ nhại mồ hôi nhưng trong ánh mắt lại lại tràn yêu thương và nhớ nhung, hắn đến trước nhà lớn giọng:

“Kỳ nhi đâu rồi!”

“A ba đã về!”

Một đứa bé từ một góc nào đó trong làng chạy ra, trên mặt tay chân còn lấm lem, rõ ràng đang chơi với bạn, đứa bé ôm chặt lấy cha mình như sợ cha mình chạy mất.

Đứa bé gầy gò, đen đen, tóc đen xoắn, bụng phình, khuôn mặt bình thường, chỉ có đôi mắt là trong vắt như bầu trời.

Đây là Tôn Kỳ.

Đứa trẻ nào ở Nhân tộc cũng có những đặc điểm giống nhau gầy gò, đen đủi, mắt lồi, tóc bện lại với nhau vì bẩn và cái bụng bự. Cha mẹ chúng không hiểu biết lại cho rằng bụng bự là được ăn uống đầy đủ mà không biết rằng đó là bệnh. Cha mẹ chúng lại lấy đấy là tự hào, ngược lại Tôn Kỳ có cái bụng nhỏ làm Mãnh Sài có chút xấu hổ vì cho rằng mình nuôi con không được tốt.

Mãnh Sài thả đồ trên tay xuống, bế lấy Tôn Kỳ, đặt lên vai mình.

“Kỳ nhi ở nhà có ngoan không? Có giúp đỡ mẹ không?”

“Kỳ nhi ngoan, Kỳ nhi giúp đỡ mẹ.”

“Thật không?”

“Thật mà!”

Tuy nói thế nhưng ánh mắt lại liếc đi chỗ khác, rõ ràng đang nói dối. Mãnh Sài cũng không làm sao, vẫn nở nụ cười yêu thương.

Thần tộc thường xuyên phái Nhân tộc khai thác tài nguyên khoáng sản. Hôm nay cũng thế, Mãnh Sài được phái đi khai thác đá. Hôm nay được về sớm hắn ghé qua con suối bắt mấy con cá.

Thuỷ Lan cầm lấy xâu cá, rửa sạch rồi cho vào nồi, có một con tôm to nhất thì nướng riêng cho Tôn Kỳ.

Thuỷ Lan bắt nồi lên bàn, một cơn gió lạ thổi qua làm bếp tắt ngúm, đây chính là thần làm, không cho Nhân tộc có lửa.

Mở nắp nồi, một làn khói thơm bốc lên làm nao lòng người đói. Trong cái nồi đất là đồ thất thất bát bát, một ít rau xanh, mấy loại hạt gì đó, mấy loại củ trắng củ đỏ, mấy con cá lòng tong như ngón tay mới bắt. Đây chính là bữa ăn phổ biến của mọi gia đình trong làng. Có riêng con tôm nướng bóc sẵn vỏ là cho Tôn Kỳ.

Cả gia đình ba người vui vẻ trong bữa ăn đạm bạc.

Cả ngôi làng yên tĩnh sắp chìm vào trong bóng đêm thì có tiếng kêu thất thanh:

“Ma quỷ đến! Ma quỷ đến rồi!”

Một đám mây đen khổng lồ bất tận kéo đến, tên trung niên chưa kịp chạy vào làng thì đã bị hắc vân nuốt hết. Lúc này trưởng làng cùng mọi người chạy ra trung tâm làng nhìn thấy hắc vân thì sợ mất mật.

“Nhanh! Nhanh! Nhanh cầu khẩn thần!”

“Tất cả quỳ xuống cúng vái! Đem gia súc ra giết, dâng lễ cho thần.”

Tất cả dân làng răm rắp làm theo, quỳ vái rất thành khẩn, hiến lễ cũng rất thành khẩn nhưng mây đen kéo tới nuốt mất hết người này đến người khác. Không ai dám phản kháng cũng không nghĩ phản kháng vẫn một lòng cúng bái, trông cậy tất cả vào thần.

Tôn Kỳ được cha mẹ ôm chặt trong lòng, nước mắt chảy dài, miệng hu hu tiếng khóc.

“Cha mẹ ơi! Con sợ!”

“Không sao đâu con, rất nhanh rồi sẽ qua thôi, nhắm mắt lại thì thấy hết sợ.”

Tôn Kỳ nhắm mắt lại, toàn một màu đen không ánh sáng, và rồi Tôn Kỳ chìm vào trong bóng tối, mãi mãi không tỉnh lại nữa.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.