Trước khi đi, Phùng ma đầu còn tặng cho cô một cây cọ vẽ, tuy nó không quá đắt tiền nhưng Dư Ôn vẫn rất cảm động. Cô chủ động ôm, còn hôn lên mặt Phùng ma đầu làm cả một lúc sau Phùng ma đầu vẫn chưa hoàn hồn lại.
Các sinh viên khác trong lớp còn kinh ngạc há hốc mồm hơn.
Khổng Tiện Nghi đưa Dư Ôn đến sân bay. Cha mẹ Dư Ôn cũng đi theo cô qua đó, còn có tài xế và bảo mẫu xách hai rương hành lý to hơn cả người cô.
“Nhớ giữ liên lạc nha!” Khổng Tiện Nghi đem kẹo cao su nhét vào túi Dư Ôn.
Dư Ôn chính là kiểu người thích nhai gì đó trong miệng bất kể là đang ở đâu, không phải cán bút thì là kẹo cao su, cái thói quen này chỉ có Khổng Tiện Nghi và Quý Nam Uyên biết thôi.
Nhớ tới Quý Nam Uyên, biểu tình của cô ảm đạm hơn vài phần, cười trừ một cái rồi ôm Khổng Tiện Nghi, “Cậu về đi.”
Khổng Tiện Nghi khóc lóc vẫy tay tạm biệt Dư Ôn
Dư Ôn cũng nhịn không được mà đỏ ửng mắt, “Hẹn gặp lại.”
Trường học ở Pháp lãng mạn hơn các trường học ở trong nước rất nhiều.
Cha mẹ Dư Ôn ở đó ngây người cả một tuần mới trở về, họ sợ cô không thích ứng được nên đã chuẩn bị, an bài hết tất cả mọi chuyện, còn định mướn bảo mẫu nhưng bị Dư Ôn cự tuyệt.
Mẹ Dư thấy cô cố chấp như vậy cũng chịu thua, để lại thêm cho cô ít tiền rồi rời đi.
Dư Ôn ngoại trừ đến trường học, thì toàn thời gian còn lại đều dành cho việc vẽ tranh trên đường phố.
Có rất nhiều họa sĩ lang thang ở đây, phong cách của bọn họ rất lãng mạn và đẹp đẽ, đôi lúc Dư Ôn sẽ đứng nhìn họ vẽ, đôi lúc cũng sẽ ngồi vẽ cùng họ, cô không dám vẽ miễn phí vì sợ các họa sĩ lang thang khác sẽ không hài lòng nên thu phí rất cao, cũng chính vì thế nên không có vị khách nào muốn cô vẽ cả.
Những họa sĩ khác thấy Dư Ôn không có khách cũng đồng cảm, nên ngày nào cũng có nhã ý giao lưu với cô. Dần dà Dư Ôn có khách, bọn họ vẫn vui tươi hớn hở cùng cô nói chuyện phiếm.
Mới đầu Dư Ôn chỉ có thể dùng vốn tiếng Anh không tồi của mình để giao tiếp, sau này học thêm chút tiếng Pháp, bắt đầu theo chân bọn họ dùng tiếng Pháp trò chuyện đơn giản.
Sau khi trở về nhà Dư Ôn sẽ cùng Khổng Tiện Nghi tán dóc vài câu, rồi tiếp tục vẽ tranh.
Khách thuê nhà ở lầu trên và lầu dưới nghe nói có một cô sinh viên người Trung biết vẽ dọn tới đây liền sôi nổi đến chào hỏi và đưa cho Dư Ôn chút bánh nướng.
Dư Ôn không biết cách làm những món ăn vặt thủ công nên chỉ đành dùng mấy hộp socola đắt tiền mà ba mẹ đã nhét đầy vào rương hành lý trước đó đi tặng lại.
Những vị khách thuê đó thấy Dư Ôn hào phóng như vậy cũng có chút băn khoăn nên cứ mỗi lần thấy cô tan học trở về liền sẽ cho cô chút đồ ăn.
Dư Ôn không từ chối được nên chỉ đành vui vẻ nhận lấy.
Con người ở đây rất tốt, môi trường sống cũng không tồi.
Nhưng tâm tình của cô thì vẫn không thể nào tốt hơn được, thứ duy nhất có thể khiến cô buông thả chính mình là vẽ tranh.
Dư Ôn đã chăm chỉ nỗ lực và tiến bộ hơn trước kia rất nhiều.
Bức tranh đầu tiên cô gửi về cho Phùng ma đầu được treo ở hành lang dài trong triển lãm cả một tháng.
Đó là món quà đầu tiên Dư Ôn tặng cho Phùng ma đầu, những tháng sau đó cô đều sẽ gửi một bức tranh đến cho Phùng ma đầu xem xét và góp ý.
Có lẽ cả đời này cô cũng chưa từng nghĩ tới sẽ có ngày mình hòa hợp được với Phùng ma đầu.
Buổi tối sau khi vẽ xong, Dư Ôn mở cửa ra ban công ngơ ngác đứng nhìn lên bầu trời.
Cô không dùng số điện thoại trong nước nữa, chỉ xài email để liên lạc.
Thậm chí ngay cả khi ra ngoài Dư Ôn cũng không mang điện thoại theo, bởi vì cô chẳng có ai để liên lạc ở đây cả.
Nhưng cô vẫn giữ lại số điện thoại của Quý Nam Uyên.
Tin nhắn mà anh từng gửi vẫn lặng lẽ nằm trong hộp thư của cô.
Dư Ôn không có xóa nó đi.
Mỗi lần mở ra và thấy hai chữ 【 Ra đây 】 thì ký ức của buổi tối hôm đó lại tràn về.