Mỗi tờ mờ sáng, anh sẽ chờ tôi nơi ngõ nhỏ nhà tôi, mỗi tối tan lớp tự học, anh sẽ lặng lẽ đi theo phía sau tôi.
Khi đó Triệu Nguyệt Hoa còn trẻ, sức đánh tôi rất mạnh, trên người tôi thường xuyên có vết thương, bao gồm vết tát tay, hoặc vết móng tay cào xước.
Tôi gần như không nói chuyện, người xung quanh đều ghét tôi u ám, chỉ có Tống Bạch Ngôn sẵn lòng đến gần tôi.
Mùa đông năm đó, anh nói với tôi: “Giang Kỳ, nghe nói ở phương Nam mùa đông cũng rất ấm, hay là chúng ta đi thử đi?”
Lúc anh nói ra lời này cực kỳ nghiêm túc, tựa như thật sự muốn mang tôi bỏ nhà ra đi.
Tống Bạch Ngôn là tia sáng chiếu vào cuộc đời tối tăm, chật hẹp của tôi, tôi ích kỷ muốn giơ tay bắt lấy.
Ngày chúng tôi định đi về phương Nam, Triệu Nguyệt Hoa xuất hiện ở ga tàu hỏa.
Bà nổi điên, gào khóc thảm thiết trong ga tàu hỏa tấp nập người qua kẻ lại. Bà vừa đánh chúng tôi vừa gọi Tống Bạch Ngôn là kẻ h|i|ế|p d|â|m.
Sau đó, những tấm áp phích với chữ to dán đầy phố lớn ngõ nhỏ, nói Tống Bạch Ngôn phạm tội c|ư|ỡ|ng d|â|m. Dần dần tin đồn gộp lại thành sông, đủ để gi|ế|t c.h.ế.t một con người.
Đêm khuya, thiếu niên Tống Bạch Ngôn c.h.ế.t cóng trong dòng nước lạnh âm 10 độ.
Người nhà họ Tống đến làm ầm ĩ tôi mới biết được tin này.
Triệu Nguyệt Hoa nhốt tôi trong phòng, điên cuồng mắng chửi lại người nhà họ Tống. Mấy ngày đó, tiếng còi xe cảnh sát cứ rú lên liên tục.
Cuối cùng, Giang Thành Danh dùng 200.000 để giải quyết yên mọi việc.
Tôi nhìn thấy sự ghét bỏ của vô số người, nhưng tôi vẫn vào một trường đại học danh tiếng, thành một nhiếp ảnh gia có chút tiếng tăm.