Nàng Gia Sư Siêu Ngầu

Chương 21





– Báo cáo ông chủ! Bé An đã về nhà an toàn rồi ạ!

Thùy Dung gửi nhanh tấm ảnh qua chỉ là muốn mở đầu cho câu chuyện cô chuẩn bị nói với Kiên nhưng không ngờ bữa nay Kiên lại dễ tính và hài hước:

– Con gái tôi xinh xắn mà sao qua máy ảnh của cô lại xấu đi thế nhỉ?

– Ông chủ biết thừa cái điện thoại cổ của tôi chỉ chụp được như vậy mà còn cố tình trêu chọc tôi nữa!

– Muốn đổi máy mới không?

– Tôi chỉ cần nghe gọi thôi nên để tiền tiết kiệm vào việc khác thì hơn. Mà tôi báo cáo xong rồi, tôi cho Bảo An học vẽ đây ạ!

Kiên bỏ máy xuống bàn, ngồi trầm ngâm một lúc thì lại cầm cái máy lên nhắn tiếp:

– Tôi có bảo cô mua đâu!

– Là sao ạ?

– Là tôi được khách hàng tặng một chiếc điện thoại nhưng tôi có tới hai cái rồi nên tính cho cô.

– Cho tôi sao?

– Ừ. Nhưng cô nói không muốn đổi thì thôi vậy!

Thùy Dung biết nhà Kiên cái gì cũng có nên anh nói cho là thật, nhà họ không dùng, bỏ đấy thì lãng phí lắm mà đồ điện tử không sử dụng lâu ngày cũng sẽ hỏng nên cô bỏ qua sĩ diện mà nhắn lại ngay:

– Nếu là đồ miễn phí thì tôi nhận. Ông chủ không dùng thì cho tôi đi!

– Cô cũng đổi ý nhanh nhỉ?

– Hihi… Đồ tốt mà được dùng miễn phí thì tội gì!

– Cô cũng biết tận dụng rồi đó!

Mải nói chuyện mà Thùy Dung tí quên mất chuyện chính, nhân cơ hội Kiên đang thoải mái và tốt với cô thì cô vòng qua chuyện của mình luôn:

– À… Tôi có việc này muốn nhờ ông chủ một chút!

– Ừ. Cô cứ nói đi!

– Tôi rất xin lỗi đã làm phiền, tôi cũng biết ông chủ nhiều việc, không có thời gian xử lý mấy chuyện của phụ nữ nhưng tôi không biết nhờ ai giúp đỡ cả, mà cứ để tình trạng như này tôi thực sự thấy bị áp lực lắm!

Kiên bên này nhận được tin của Dung trình bày thế thì không nhắn lại nữa mà gọi qua cho cô luôn, khi tín hiệu kết nối thì anh lên tiếng hỏi ngay:

– Là ai khiến cô áp lực?

– Vẫn là chuyện chị Kiều gây sức ép cho tôi. Thực sự trước đó rất nhiều lần chị ấy nhắn tin đe dọa, chửi bới nhưng tôi đã muốn bỏ qua rồi, thế nhưng khi vừa nãy về, lúc tôi và Bảo An đi qua quầy tiếp tân thì mấy người đó xúm lại nói ý tôi cố tình tiếp cận ông chủ, còn bảo tôi là cóc ghẻ mà đòi làm thiên nga, thích trèo cao thì có ngày ngã gãy cổ. Chuyện tôi quý mến mấy bé và gia đình ông chủ là chuyện rất bình thường bởi vì mọi người trong nhà ông không ai khinh thường tôi mà còn đối xử với tôi rất tốt nên việc tôi dành cho cả nhà tình cảm gia đình cũng là lẽ thường tình thôi mà, cớ sao lại đem tôi ra làm trò hề và nặng lời như vậy chứ…

Dung nói tới đó thì giọng ỉu xìu, một phần vì nghĩ lại chuyện khi nãy còn tức, không đâu bị họ đem ra sỉ nhục, phần cũng vì muốn Kiên ra mặt xử lý giúp chuyện này nên cố tình nói trầm xuống để lấy sự thông cảm của Kiên mà ra tay giúp cô xử lý mấy con người khốn kiếp kia nhưng không ngờ anh lại để tâm tới chuyện này nhiều như vậy. Lần đầu thấy ông chủ của mình khuyên nhủ, động viên tình cảm kèm lời hứa chắc nịch:

– Đừng buồn! Tôi sẽ nhanh chóng xử lý chuyện này thay cô!

– À… Không ạ! Ý tôi chỉ là nhờ ông chủ nhắc nhở chị ấy bỏ qua cho thôi, đừng gây phiền phức là được, còn xử lý nặng nhẹ thì mong ông chủ đừng làm bởi vì quan hệ hai nhà còn đó, sẽ không tiện đâu ạ!

– Cô đừng lo! Tôi biết cách khiến cô ta nhận ra sự việc sai trái của mình! Gửi mấy cái tin nhắn của cô ta cho tôi đi!

– Ôi… Ông chủ định làm gì? Nếu đưa tin nhắn chị ấy lại thù ghét tôi thêm thì sao?

– Không cần lo lắng! Tôi biết nên làm gì tốt cho cô!

– Tôi…

– Được rồi! Cứ gửi qua cho tôi đi!

– Vâng.

Thùy Dung vâng lời rồi gửi luôn mấy cái tin nhắn của Kiều chửi bới, dọa nạt cô sang cho Kiên. Bên này Kiên dừng hẳn làm việc rồi đọc từng tin một thì mặt biến đổi sắc thái càng lúc càng căng thẳng. Đọc tới cái tin nhắn gần nhất mới đây, đoán chừng vừa lúc Thùy Dung đang trên đường về nhà thì Kiên nhấc máy điện thoại nội bộ gọi qua cho Thành:

– Cậu sang phòng tôi một chút!

Nghe giọng của Kiên có vẻ nghiêm túc nên Thành bỏ lại việc đang dở mà đi qua luôn. Vừa mới vào, Thành chưa kịp kéo ghế ngồi xuống thì Kiên đã đẩy chiếc điện thoại của mình ra phía trước:

– Cậu xem đi!

– Gì thế ạ?

– Là tin nhắn cô Kiều đe dọa Thùy Dung đấy, còn quá đáng hơn là chửi bới người ta không tiếc lời nữa!

– Ui cha… Làm gì mà ghê vậy trời.

– Đọc hết đi còn nhiều câu từ ghê hơn cậu nghĩ đấy!

Thành lướt đọc hết một lượt thì nhăn mặt nói:

– Bình thường em thấy Kiều chỉ kiêu căng chứ không nghĩ là lại có thể dùng mấy lời lẽ như này.

– Cậu mở camera ở quầy tiếp tân nghe đi! Mấy cô nhân viên cậu tuyển cũng rảnh rỗi quá đấy!

– Lại sao nữa?

– Thì cứ xem camera thì biết!

Hai người đàn ông sau khi nghe xong câu chuyện ở dưới quầy tiếp tân thì Thành hỏi ý kiến của Kiên:

– Anh muốn em xử lý chuyện này sao đây?

– Không cần để mấy nhân viên thích buôn chuyện nói xấu người khác ở lại công ty làm việc nữa. Nhân tiện cậu cũng làm căng thêm để cảnh báo cô ta từ nay bỏ cái kiểu sỉ nhục người khác đi!

– Vâng. Em hiểu rồi!

Người ta nói chứng nào tật đấy, không bỏ được. Đi làm mà cứ hở ra là ngồi buôn chuyện nhưng nếu buôn mấy chuyện hài hước không ảnh hưởng tới ai thì còn châm chước được, đằng này lại cứ lôi người khác vào làm chủ đề nói xấu, sỉ nhục là không thể chấp nhận.

Hôm sau Thành đi làm muộn hơn ngày thường, chính mắt anh lần nữa lại bắt gặp cảnh mấy bạn lễ tân xúm lại to nhỏ. Thành đi gần đến rồi mà họ còn chưa phát hiện ra thì anh lắc đầu, sau cùng phải húng hắng đánh tiếng thì mấy người đó mới tản ra, lí nhí chào hỏi:

– Dạ… Chúng em chào Sếp Thành!

– Giờ này các cô còn tụ tập?

– Dạ… Chúng em…

– Hình như tôi nhớ không nhầm thì trước đây tôi có nhắc các cô không dưới hai lần rồi thì phải?

– Dạ… Chúng em sai rồi. Mong Sếp tha cho chúng em lần này ạ!

– Lần trước cũng là các cô nói câu này và tôi đã bỏ qua nhưng sao không biết thay đổi mà vẫn lặp lại như vậy? Tôi không phải khó khăn với nhân viên nhưng đi làm không tuân thủ quy định là không được. Tâm sự, buôn chuyện gì thì cũng phải nhớ nhiệm vụ chính của mình chứ, đằng này các cô buôn quên cả làm việc, tôi đi vào được một lúc rồi mà không ai phát hiện ra, vậy thì khách vào các cô đón tiếp kịp không?

– Chúng em…

– Không cần nói nhiều nữa! Tôi đã cho cơ hội quá nhiều rồi nhưng là các cô không biết nắm bắt thì phải chấp nhận hậu quả!

Thành nói rồi đi thẳng lên phòng làm việc của mình mà không để cho mấy nhân viên có cơ hội xin xỏ nữa. Nhưng đúng là mấy kẻ coi trời bằng vung, cậy có Kiều là chỗ thân quen nên không có vẻ hối cải, với nghĩ bình thường Thành cũng dễ tính, như mấy lần trước bị anh bắt gặp buôn chuyện nhưng Thành chỉ nhắc nhở chứ chưa đưa ra hình phạt nặng nên lần này mấy cô nhân viên lại chắc bẩm anh chỉ trách phạt qua loa, nặng lắm thì coi như tháng này họ bị cắt lương, cắt thưởng vậy thôi. Nghĩ đến kết cục đó tuy hơi chút buồn nhưng bụng bảo dạ phải chấp nhận vì mình sai, có điều những gì họ nghĩ lại hoàn toàn trái ngược với quyết định của cấp trên.

Kiều hôm sau nghe được thông báo cho nghỉ việc mấy bé lễ tân thì vội vàng đến phòng của Thành hỏi lại cho rõ. Vừa vào là cô ta đã sốt sắng vào vấn đề ngay:

– Anh Thành! Mấy bé lễ tân chỉ là buôn chuyện trong giờ làm việc thôi mà, đâu đến mức phải cho nghỉ việc chứ?

– Em thân với họ vậy à?

– À… Cũng không thân lắm chỉ là chị em đồng nghiệp thi thoảng nói chuyện thôi. Tại sáng nay em vừa đến công ty thì nghe mấy bạn ở dưới nói vậy nên mới qua đây hỏi anh.

– Không phải anh tự quyết định mà phòng nhân sự họ đã xem xét rất kỹ lưỡng trường hợp này.

– Nói thế em vẫn chưa thấy thỏa đáng, xem kỹ lưỡng là xem gì chứ? Công ty chúng ta từ trước tới nay đâu có kiểu cho nhân viên nghỉ việc một cách vô lý như vậy được.

Thành thấy Kiều chưa nhận ra mấu chốt sự việc ở đâu thì lắc đầu nhưng anh vẫn có lòng giải thích thêm:

– Em có biết mấy nhân viên đó bị nhắc nhở bao nhiêu lần rồi không?

– Anh nói vậy là sao?

– Không dưới ba lần đâu nhưng tội nặng nhất là kéo bè phái, tụ tập nói xấu, sỉ nhục người khác. Trước khi phòng nhân sự xem xét đi đến quyết định cuối cùng thì đã xem lại camera, những câu chuyện mà mấy nhân viên đó nói thực sự không thể chấp nhận được. Công ty cần người làm được việc nhưng không phải vì thế mà chấp nhận người có tính cách không tốt đó!

– …!!!

Kiều nghe tới đoạn phòng nhân sự xem lại camera thì chột dạ, tự nhiên mặt cô ta đỏ bừng lên rồi miệng cũng lắp bắp…

– Phòng… Phòng nhân sự xem lại từng đoạn video camera ghi lại ạ?

– Đúng vậy! Họ nói mấy cô nhân viên kia không những lơ là thất trách trong công việc mà còn có thái độ cùng lời nói ứng xử thiếu văn hóa nên quyết định cho nghỉ và anh đồng quan điểm trên, còn lại một số bạn mới tái phạm lần đầu thì cho cơ hội sửa chữa, nếu tái phạm tiếp lần nữa thì không đợi tới lần thứ ba đâu mà cho nghỉ luôn.

– Dạ…

– Em cũng về thông báo với nhân viên của mình chú ý trong lời ăn tiếng nói hàng ngày đi! Nói xấu, moi móc gia cảnh người khác là đức tính không tốt, ich kỷ, chèn ép đồng nghiệp thì công ty sẽ loại ngay lập tức.

– Vâng. Em hiểu rồi ạ!

Kiều đi gần ra khỏi cửa rồi nhưng cô ta chợt nhớ ra việc quan trọng nên quay lại hỏi Thành:

– Anh Thành! Chuyện này anh Kiên có biết không ạ?

– Một chuyện nhỏ này đâu cần đả động đến lãnh đạo làm gì! Nếu như người bị cho nghỉ việc là người có chức vị tầm cỡ như em trở lên thì mới cần báo cho Sếp Kiên biết.

– À…Vâng.

Sau khi xác nhận Kiên vẫn chưa biết việc này thì Kiều mới thở phào nhẹ nhõm, có chút xấu hổ với Thành nhưng còn hơn là để Kiên biết thì cô ta cũng tham gia nói xấu thì chẳng còn cơ hội tiến đến với anh nữa. Chắc bẩm như vậy nên Kiều vội chào Thành rồi đi về phòng làm việc của mình.

Còn Thành chỉ đợi bóng dáng Kiều khuất hẳn sau cánh cửa thì ngay lập tức gọi qua cho Kiên báo cáo tình hình::

– Báo cáo Sếp, mọi việc đã xong nhé!

– Thái độ cô ta thế nào?

– Em làm y như anh nói khiến cô ta sợ tái mặt luôn nhưng vẫn cố hỏi chuyện này anh có biết không?

– Thế cậu trả lời sao?

– Em bảo việc nhỏ này không cần làm phiền tới Sếp mà phải khi cho mấy người có vị trí từ Trưởng phòng trở lên nghỉ việc mới cần Sếp ra mặt thì cô ta cúp đuôi chuồn mất.

– Được rồi! Cảnh cáo thế là đủ. Người khôn ngoan như cô ta tự biết im lặng là vàng.

– Thực ra đuổi việc cô ta cũng không khó!

– Tôi biết nhưng tôi là nể bố mẹ cô ta, dù gì mấy ông bà cũng là bạn thân chí cốt, người già họ trọng tình nghĩa lắm!

– Vâng. Em hiểu.

***

Sau chuyện vừa rồi thì Kiều đã không còn dám bén mảng tới quầy lễ tân buôn chuyện, không quá thân thiết với mấy chị em đồng nghiệp, cũng không còn hào hứng để ý đến Thùy Dung nữa mà quay ra lấy lòng Kiên bằng cách thể hiện chăm chỉ, nhiệt huyết trong công việc.

Kiên nhận rõ điều đó nhưng anh chẳng quan tâm mà mọi thứ liên quan anh đều để Thành trao đổi và xử lý. Còn vấn đề anh lo lắng là làm sao tìm ra người đang có ý bòn rút công ty của mình hiện giờ…

Bẵng đi mấy hôm Thùy Dung không thấy Kiều nhắn tin chửi bởi mình nữa thì đoán chắc Kiên đã xử lý xong xuôi nhưng cô tò mò muốn biết anh đã làm gì cho mình nên đợi bữa tối kết thúc cô lại pha một cốc trà ngon mang vào phòng làm việc để hỏi chuyện:

– Ông chủ! Có trà mới đó ạ!

– Sao vậy? Muốn hỏi gì à?

– Ông chủ nhận ra ý định của tôi rồi hả?

– Tôi chỉ đoán thôi mà trúng à?

Thùy Dung biết Kiên rất nhạy bén nên cô không vòng vo nữa mà nói thẳng vấn đề luôn:

– Mấy bữa nay tôi không bị chị Kiều làm phiền nữa rồi, tôi thật sự cảm ơn ông chủ!

– Chuyện này không cần cảm ơn, cũng là do tôi nên cô mới bị vạ lây.

– Dù sao cũng cảm ơn ông đã giúp tôi xử lý vấn đề ổn thỏa! Vậy là từ nay tôi được thoải mái rồi!

– Chuyện nhỏ thôi mà!

Định bụng hỏi kỹ hơn nhưng thấy Kiên không thích nói rõ vấn đề nên Dung cũng khôn khéo không lân la nữa.

– Thôi, ông chủ làm việc đi! Tôi xin phép ra ngoài!

– Khoan đi đã! Tôi cũng có việc muốn trao đổi với cô!

– Vâng. Ông chủ cứ nói ạ!

– Chuyện của Bảo An. Cô thấy sao nếu tôi cho con bé đi học ở thời điểm này?

Nghe câu hỏi của Kiên, Thùy Dung không suy nghĩ nhiều mà trả lời ngay:

– Tôi đồng quan điểm ạ! Thực ra Bảo An đã ổn định tới tám mươi phần trăm rồi nên tôi nghĩ cho bé làm quen dần với thầy, cô và các bạn đi ạ!

– Vậy nhờ cô làm công tác tư tưởng với con bé giúp tôi nhé!

– Vâng. Tôi sẽ cố gắng!

– Cảm ơn cô!

Thùy Dung nghĩ việc động viên cho Bảo An đi học là nằm trong khả năng của cô, chỉ là cô đã sớm có tình cảm với con bé quá nhiều rồi, nếu con bé đi học thì đồng nghĩa với công việc của cô ở đây cũng kết thúc. Nhưng không sao, sớm muộn gì cũng tới ngày đó, coi như là tới sớm hơn chút thôi, chấm dứt hợp đồng lúc này cũng khá hợp lý.

– À… Tiện đây tôi cũng có việc muốn nói.

– Sao trông cô căng thẳng thế?

– Đâu có ạ!

– Vậy trao đổi vấn đề gì? Cô cứ thoải mái trình bày!

Đang không căng thẳng mà tự dưng Kiên hỏi câu đó khiến cô lại mất tự nhiên nhưng nói sau không bằng nói đúng thời điểm sẽ tốt hơn:

– Chuyện là đợi Bảo An đi học ổn định thì tôi xin phép nghỉ việc luôn ạ!

Tưởng Thùy Dung lại có vấn đề liên quan tới Kiều hay là công việc trăn trở điều gì chứ không nghĩ là cô xin nghỉ việc, quả thực anh có hơi bất ngờ.

– Sao vậy?

– Dạ! Hiện tại Bảo An đã tự lập khá rồi nên tôi nghĩ công việc của tôi thật sự không cần thiết nữa. Với cũng đến lúc tôi nên tìm một công việc phù hợp, ổn định hơn.

– Có phải tôi đề cập tới chuyện con bé đi học mà cô hiểu nhầm không? Tôi không có ý không thuê cô tiếp.

– Ơ… Không phải ạ! Mà việc này tôi cũng có ý định trước rồi! Chăm sóc cho Bảo An dù sao cũng là công việc tạm thời thôi, vấn đề chính là tôi vẫn phải tìm một công việc ổn định để chăm lo cho mẹ mình sau này.

Tự nhiên Kiên khó nói chuyện, anh thực sự chưa muốn chấm dứt hợp đồng với Thùy Dung vì cả ba đứa con của anh còn cần cô giúp rất nhiều. Hiện giờ chúng mới chỉ là ổn định ban đầu thôi, anh sợ rằng khi cô rời đi sẽ lại có chuyện xảy ra mất nhưng việc cô nói cũng không phải không có lý… Kiên thở dài trong lòng chưa biết nói gì để khuyên cô giúp anh thêm thời gian nữa thì Dung lại bày tỏ nguyện vọng của mình:

– Chuyện công việc sớm muộn gì tôi cũng sẽ phải tìm nhưng sau này nếu số tôi vẫn bị thất nghiệp thì ông chủ nhớ nể tình xin cho tôi một công việc phù hợp đấy nhé!

Đang không biết tìm cách gì để Dung ở lại thì may quá, ông trời lại cho Kiên cơ hội nên ngay lập tức anh đón nhận ngay:

– Việc này đối với tôi đơn giản thôi, tôi hứa sẽ giúp cô có một công việc tốt khi rời khỏi đây.

– Dạ, vậy tôi cảm ơn ông chủ trước nha!

– Nhưng đổi lại tôi cũng có một yêu cầu nhỏ!

– Ông chủ cứ nói, giúp được tôi sẽ giúp ngay ạ!

– Tôi rất ủng hộ việc cô muốn tìm một công việc mới nhưng tạm thời cô hoãn lại mà ở đây thêm một thời gian cho tới khi bé An vào lớp một được không?

– Đợi bé An vào lớp một là hơn một năm nữa đấy ông chủ!

– Hơn một năm nhanh lắm! Cô đừng nghĩ đến thì càng nhanh hơn.

– Nhanh gì mà nhanh chứ…

Kiên biết tính Thùy Dung tốt bụng nhất là đối với trẻ con cô sẽ không nỡ từ chối nên anh tiếp tục năn nỉ:

– Thực sự Bảo An rất cần cô bên cạnh một thời gian nữa và cả hai đứa lớn cũng vậy. Cô đồng ý giúp tôi nhé!

– Tôi…

– Tôi có ý này! Giờ coi như hợp đồng trước đó giữa tôi và cô kết thúc, chúng ta sẽ ký một hợp đồng mới được chứ!

— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.