“Báo...quân Mông Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy hơn 37 vạn đã tấn công vào Vạn Kiếp theo 2 đường. Đường thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy dẫn theo gần 17 vạn quân, đường bộ do Na Khai chỉ huy gần 15 vạn quân, phía sau Thoát Hoan dẫn 5 vạn sẵn sàng tiếp viện bất cứ lúc nào”. 1 tên lính vào cấp báo với vua Trần Nhân Tông và các tướng.
Tướng lĩnh bảo hộ thành gồm Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, tướng quân Trần Bình Trọng chỉ huy cảm tử quân, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mới 18 tuổi. Tướng quân Nhật Huyên...
Ngay khi nhận được tin Vạn Kiếp đang lâm nguy, Vua Trần Nhân Tông lập tức họp bàn tướng lĩnh.
“Các tướng”, vua nói, “ta vừa nhận tin cấp báo, Quân Mông Nguyên gần 37 vạn đã đánh vào Vạn Kiếp, quân của Hưng Đạo Vương chỉ có 20 vạn, tình thế rất nguy cấp, ta muốn đem 10 vạn quân, 1 nghìn chiến thuyền đến viện trợ cho Vạn Kiếp. 1 vạn quân còn lại vẫn tiếp tục đóng giữ tại thành. Hiện quân của Trần Nhật Duật đang quần nhau với quân Nạp Tốc Đạt Đinh tại Bạch Hạc, chừng vài ngày nữa sẽ phải rút về thành, 1 vạn quân tại thành sẽ chịu trách nhiệm tiếp ứng Trần Nhật Duật về thành thuận lợi, sau đó phòng ngự tại thành đến khi bất lợi mới rút đi. Các tướng thấy thế nào.
"Bệ hạ anh minh, quân Nạp Tốc Đạt Đinh sẽ sớm đến Thăng Long, nếu chúng ta cứ cố thủ tại thành mà không tiếp ứng Vạn Kiếp thì e mấy ngày nữa Vạn Kiếp thất thủ, quân Toa Đô cũng tràn đến thì việc rút đi sẽ rất khó khăn”. Trần Quang Khải lên tiếng.
Vua Trần Nhân Tông hỏi: “Vậy chúng ta sẽ y theo kế hoạch mà làm. Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng...” vua nhìn lướt qua Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, y liền cúi đầu tránh ánh mắt vua, tỏ ý không đi”, thấy vậy vua cũng chủ động bỏ qua hắn, “...các tướng theo ta lên chống giặc ở Vạn Kiếp. Nguyễn Khoái, Trần Quốc Toản ở lại giữ thành”.
"Rõ!!!”. Các tướng cúi đầu, chắp tay đồng thanh hô to.
Ngay lập tướng binh tướng từ Thăng Long nhanh chóng chuẩn bị lên thuyền theo sông Đuống ngược lên tiếp viện cho Vạn Kiếp.
[Bạch Hạc]
"Báo...tướng quân, tình thế Vạn Kiếp bất lợi, quân Mông Nguyên đông gần gấp đôi quân của Hưng Đạo Vương tại Vạn Kiếp, lượng quân lên tới 37 vạn. Bệ hạ đã thân chinh dẫn 10 vạn quân đi đường thủy tiếp ứng. Hiện trong thành còn 1 vạn, nhận mệnh chờ hợp với quân ta cầm cự tại thành”. 1 tên lính nhanh chóng báo cáo với Trần Nhật Duật.
“Đã biết, ngươi lui đi”. Trần Nhật Duật phất tay ra hiệu. Y nhẩm tính, “áng chừng quân Đại Việt chỉ có thể cầm cự thêm nửa ngày, sau đó sẽ phải cấp tốc rút vào thành. Quân địch có 10 vạn, quân ta tổng còn 4 vạn thêm 1 vạn trong thành là 5 vạn. Như vậy vào thành sẽ có thể kéo dài thêm 3-4 ngày nữa cho Vạn Kiếp dễ thở. Nếu đối đầu không lại cũng sẽ rút an toàn hơn 1 chút”.
Ngay lúc này, quân thủy đánh bộ của Toa Đô cũng đang bị cầm chân tại Ái chưa đi sâu vào hướng Kinh Thành. Hiện tại Thăng Long vẫn thủ được.
[Vạn Kiếp]
Sau ngày giao tranh đầu tiên trên sông bị thiệt hại hơn 250 chiến thuyền, Ô Mã Nhi đã cho quân canh phòng nghiêm mật các chiến thuyền còn lại. Nhưng hắn không ngờ được Đại Việt lại có người có thể sống dưới nước cả tuần trời, lặn cả tiếng đồng hồ mà không cần ngoi lên mặt nước. Ngày thứ 2, thêm 33 chiến thuyền bị đục lỗ chìm, Ô Mã Nhi tức giận lệnh cho quân đi dọc bờ sông đâm giáo dài vào mép nước, các bụi bãi lau sậy trên sông hòng tìm ra kẻ phá hoại, thậm chí y cẩn thận cho lính lặn xuống dò xét, kiểm tra nhưng tới cuối cùng đêm ngày thứ 2, thứ 3 thuyền vẫn bị đục chìm.
3 ngày đấu liên tục không phân thắng bại. Tốm hôm đó, vua Trần Nhân Tông ngỏ lời với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: “Hưng Đạo Vương này, ta thấy thế giặc mạnh như vậy, riêng Vạn Kiếp đã tới 37 vạn quân, hiện tại Trần Nhật Duật đã hội quân với Nguyễn Khoái để cầm cự tại thành, song quân của chúng tới 10 vạn, quân ta tại thành chỉ có 5 vạn, thêm cả quân Toa Đô sắp lên đến Thanh Hóa nữa, quân tại 3 phòng tuyến chống địch phía nam chỉ có 3 vạn, rõ ràng lượng quân Mông Nguyên gần gấp đôi quân Đại Việt ta, hay là ta chịu hàng để cứu muôn dân khỏi nạn binh đao khói lửa”.
Hưng Đạo Vương nhìn thẳng vào mắt vua mà nói: “Ta biết bệ hạ là người nhân đức thương con dân, nhưng còn xã tắc tôn miếu thì sao? Bệ hạ nếu muốn xin hàng, xin hãy chém đầu ta trước rồi hãy hàng”.
Nghe được câu nói này của Hưng Đạo Vương, lại nhớ đến lời của Túc Huệ phu nhân “người này cầm quân chỉ thắng hoặc hòa, không có bại”, vua mới an lòng.
Ngày chiến đấu thứ 4, Đại Việt dần rơi vào thế yếu. Hưng Đạo Vương quyết định rút quân theo sông Đuống về kinh thành. Quân Mông Nguyên dùng kị binh theo đường bộ truy đuổi. Khi gần tới sông Nhị Hà (sông Hồng), đoán chừng quân Mông Nguyên sắp đuổi tới, Hưng Đạo Vương cắt cử 1 đạo gần 1000 Thánh Dực cảm tử quân do Trần Bình Trọng chỉ huy ở lại ngăn cản bước tiến của Thoát Hoan. Ngài nói: “Trần Bình Trọng, đến lúc đội Thánh Dực cảm tử quân phát huy thực lực rồi. Ta trông cậy vào các ngươi”.