Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 69: Theo dấu Đức Thánh Trần 38



Trần Thần vâng dạ đi về chỗ quân nhu. Trên đường đi ta nói với Trần Thần: “ 2 người đó, ai là Yết Kiêu? Ai là Dã Tượng?. Cả 2 đều đẹp trai thật đấy, cả Phạm Ngũ Lão cũng vậy, đây đúng là đội quân thần tiên mà”.

Trần Thần hừ mũi trả lời: "Gã cao hơn là Yết Kiêu, thấp hơn 1 chút là Dã Tượng. Mà sao bao năm ngươi vẫn không bỏ được cái tật mê zai đấy nhỉ”.

Ta đáp tỉnh queo: “bao năm đâu ra. Ta là xuyên không đến đây, mà cũng chỉ ghé qua chỗ ngươi 1 ít thời gian đâu có nhiều. Có khi lúc ta quay lại cũng chỉ là trải qua 1 đêm mà thôi”.

“Thật, thật hả, ta nhẹ dạ cả tin, ngươi đừng lừa ta”. Trần Thần hỏi lại vẻ ngạc nhiên.

“Thật, ta lừa ngươi làm gì, nên là ngươi đã qua 26, 27 năm, thành 1 lão già, ta vẫn độ tuổi 18, đôi mươi nhé”. Ta mặt không đỏ, tim không đập nhanh mà phét lác về tuổi thực của mình.

Sáng hôm sau, sau khi luyện quân buổi sáng sớm, Hưng Đạo Vương chốc chốc lại nhìn lên quan sát mặt trời, 1 lúc lâu sau, ngài bảo với Trần Thần: “Ngươi xem, ta đã quan sát kĩ mặt trời hôm nay không theo bắc-đạo tất trong vòng trăm ngày 100 ngày chiến tranh sẽ nổ ra. Ngươi cho gọi các tướng đến đây họp khẩn đi, đồng thời cho quân đưa tin đến khắp các phòng tuyến để các tướng lĩnh sớm triển khai kế hoạch đối ứng”.

Tần Thần vâng dạ, y nhanh chóng cử quân sĩ phi ngựa đi cấp báo cho các nơi, và gọi tất cả các tướng lĩnh, triệu tập về trướng tổng chỉ huy. Chờ khi các tướng tề tựu đông đủ, Hưng Đạo Vương nói:

“Ta quan sát thiên văn thấy vài ngày gần đây trời xuất hiện dị tượng, trong khoảng 100 ngày nữa quân Mông Nguyên sẽ đánh Đại Việt. Nay ta triệu tập các tướng thống nhất lại chiến thuật 1 lần nữa”. Nói đến đây, ngài trải tấm bàn đồ ra để các tướng lĩnh cùng quan sát. Đoạn, ngài nói tiếp:

“Quân ta đón địch ở phía bắc xuống, theo như do thám báo về, lượng quân đã tập kết tại đất Tống nhiều khả năng sẽ lên đến 25 tới 30 vạn. Rất có thể địch sẽ ỷ quân đông, chia làm 2 đường qua Chi Lăng và Khả Lý mà tạo thế gọng kìm đánh vào Vạn Kiếp – căn cứ chính của chúng ta”.

Địa Lô tướng quân hỏi: “Vương gia, sao ngài lại tính toán chúng chia 2 đường đánh Vạn Kiếp mà không phải là vòng qua Vạn Kiếp đánh thẳng đến kinh thành. Đạo quân phía bắc đánh xuống hoàn toàn có thể kết hợp với đạo quân phía tây bắc đi dọc sông Chảy về Thăng Long, 2 cánh này đủ sức hạ thành”.



Hưng Đạo Vương đáp: “Sở dĩ ta tin chắc quân Mông Nguyên sẽ đánh Vạn Kiếp trước là vì nếu chúng đi vòng qua mà trực tiếp đánh vào kinh thành, dễ bị quân Vạn Kiếp đuổi theo đánh từ phía sau, vô hình trung, rơi vào thế gọng kìm của quân Thăng Long và quân Vạn Kiếp, nên tiêu diệt Vạn Kiếp mới tránh được mối lo mặt hậu. Hơn 20 năm trước, quân Mông Nguyên từ phía tây bắc đi dọc sông Chảy bị quân ta hố nhiều bận, làm chậm quá trình, nên tính kết hợp 2 cánh quân, chỉ cần tính toán sai thời gian 1 chút, chúng sẽ mất thế chủ động trong trận chiến”.

Hưng Đạo Vương nói đến đây, các tướng gật đầu tỏ ý đã hiểu. Ngài lại nói tiếp: “Trước hết cần phải triển khai cho dân sơ tán, những nơi nào lương thực chưa thu hoạch kịp phải gấp rút huy động lính tráng đến giúp dân, hỗ trợ dân chúng di tản khỏi khu vực gần phòng tuyến hướng lên núi cao, vào rừng sâu để ẩn nấp.

Ta dự định sẽ chỉ cho quân mai phục đánh chặn quân địch tại Khả Lý, thay vì chia làm 2 đánh cả ở Chi Lăng, lực lượng quá mỏng sẽ không hiệu quả. Sau thì tản ra rút nhanh về Nội Bàng hợp lực với dân binh ở đây dụ chúng vào bẫy để tiêu diệt 1 phần cũng làm giảm tốc độ di chuyển của chúng, sau tiếp tục rút về Vạn Kiếp để tiếp ứng quân Vạn Kiếp chống lại quân Mông Nguyên từ Chi Lăng đánh tới.

Mặt khác đội quân dân tộc thiểu số của Nguyễn Thế Lộc sẽ kết hợp với dân binh chia nhóm nhỏ đánh du kích quấy phá trên diện rộng các vùng đất quân Mông Nguyên chiếm được. Đây là đường tiếp tế lương thảo quan trọng, quân Mông Nguyên trên tuyến này chắc chắn sẽ phải cử thêm quân duy trì trật tự, đảm bảo thông tuyến cho quân lương phía sau, tất lượng quân chính thức về Vạn Kiếp sẽ giảm đáng kể... Trận này rất khó khăn, mong các tướng sĩ đồng tâm hiệp lực”....

Tại các chốt và phòng tuyến mạn phía tây bắc cũng như phía nam, tất cả đều nhanh chóng triển khai kế sách tương tự.

Chớp mắt đã đến tháng 12, quân Mông Nguyên rút kinh nghiệm đau thương hơn 20 năm về trước mà chuẩn bị tốt hơn, đầu tháng 12 ( ~ tháng 1 năm 1285) chúng chính thức tiến đánh đại Việt.

“báo...quân Mông Nguyên đã bắt đầu tiến quân dọc bờ sông Chảy vào nước ta, tướng chỉ huy là Nạp Tốc Đạt Đinh mang theo khoảng 20 vạn quân”. 1 tên lính do thám vùng biên Đại Lý cũ cấp báo.

“báo...quân Mông Nguyên khoảng 40 vạn quân đã bắt đầu tiến quân vào nước ta theo đường bộ từ Khả Lý (Lạng Sơn) hướng về Ải Chi Lăng, tướng chỉ huy là Thoát Hoan”. Lại thêm 1 tin cấp báo về.

"Báo...quân do Toa Đô đóng tại Chiêm Thành đã bắt đầu tiến vào nước ta từ Ô Lý (Quảng Bình), quân ước chừng 10 vạn”.

3 tin tức dồn dập đổ về tất cả các cứ điểm, không nằm ngoài dự đoán, quân Mông Nguyên thực sự tiến đánh thẳng về Thăng Long bằng 3 đường, ý đồ chặn hết đường lui của quân Đại Việt.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.