Mộng Đổi Đời

Chương 38



Uông Hòe và Lưu Song Cúc đã về quê, Tiểu Văn lại đi làm đêm, trong phòng chỉ còn lại Uông Trường Xích và Đại Chí. Khi Đại Chí chưa ngủ, Uông Trường Xích còn có thể nói chuyện với nó, tuy có lẽ nó không hiểu bố mình đang nói gì. Nhưng sau khi Đại Chí đã ngủ, Uông Trường Xích đành lòng làm một người câm. Cậu tắt đèn, mở to mắt nằm trên giường, nghĩ về Tiểu Văn đang làm những việc gì? Đang nói chuyện với ai? Có phải là đang làm chuyện ấy. Nghĩ đến "chuyện ấy" Uông Trường Xích nhắm mắt, có điều cậu có nhắm đến mỏi mắt thì chuyện ấy vẫn cứ là chuyện ấy, đã, đang và có thể sẽ diễn ra, như thế ngay truớc mắt, ngay trong đầu cậu. Không biết bao nhiêu lần Uông Trường Xích tắt đèn rồi bật đèn,c âm lấy mấy cuốn sách giáo khoa thời cấp ba lên đọc. Bởi vì cậu muốn thi đại học lần thứ ba với hy vọng có thể thay đổi được mệnh vận, có thế đổi đời. Uông Trường Xích nghĩ rằng, một tay ôm Đại Chí, tay còn lại làm bài tập thì có thế tăng thêm phần trăm thành công, bởi lúc ấy, trên các mặt báo nhan nhản xuất hiện những tấm gương vượt khó thành công, phần nhiều những người thành đạt đều trải qua những nghịch cảnh khác nhau. Trong số họ có người mắc phải bệnh hiểm nghèo, có người mất tay khoèo chân, có người thì gặp phải nghịch cảnh gia đình như bố mẹ ly hôn, khuynh gia bại sản… Uông Trường Xích nghĩ mình có đầy đủ những nghịch cảnh trên, nếu vượt qua được mình sẽ dễ dàng thành công. Có điều, đọc đi đọc lại những gì trong sách giáo khoa, cái đọng lại trong đầu óc cậu chỉ là một đống mơ hồ hỗn độn, thậm chí chỉ vừa đưa mắt đọc mấy dòng trong sách là cơn buồn ngủ ập đến, nhưng khi đặt lưng xuống giường thì hai mắt lại mở thao láo. Cả hai cực đều không đến được bến bờ, đêm nào Uông Trường Xích cũng thức cho đến khi Tiểu Văn quay về.

Về đến nhà sau nửa đêm nhưng hình như cái dư hứng của Tiểu Vãn hãy còn sót lại, tắm rửa xong là bắt đầu chọc quấy Uông Trường Xích, giống như người đi ăn cơm tiệm nhưng chưa đủ no, về đến nhà còn nấu nước sôi pha một gói mì ăn liền cho qua cơn đói. Những cách chọc quấy của Tiểu Văn càng ngày càng phong phú, có điều cái của quý cúa Uông Trường Xích không hề có bất kỳ phản ứng nào. Uông Trường Xích cảm thấy ê chề đến nỗi không dám mở mắt, mặc dù thâm tâm vẫn nhận ra rằng, Tiểu Văn làm việc ấy xuất phát từ ý định tốt, muốn khôi phục chức năng đàn ông của chồng hơn là thỏa mãn nhu cầu bản năng. Có điều, đôi khi một ý nghĩ không mấy tốt đẹp dành cho Tiểu Văn choán lấy đầu óc cậu ấy: Cũng có thể đó là những hành vi quen thuộc của Tiểu Văn, chẳng qua là đổi từ cơ thể của A sang B mà thôi. Rất nhiều lần, trong lúc quấy phá Uông Trường Xích, Tiểu Văn lăn ra ngủ một cách ngon lành, lúc ấy cậu khẽ khàng nhấc cái đùi nặng trịch của vợ ra khỏi bụng mình như nhấc một khúc gỗ không hơn không kém. Trong đầu Uông Trường Xích luôn luôn xuất hiện câu hỏi: Có lẽ nào cả cuộc đời còn lại của mình phải chịu đựng nghịch cảnh này sao? Cho dù mình có thể chịu đựng để sống nốt những ngày còn lại, nhưng trong tương lai, làm sao có thể che mắt được Đại Chí? Ly hôn à? Hay là cứ lén lút mà bồng Đại Chí bỏ đi đâu đó, thừa lúc nó chưa kịp có ký ức thì phải làm cho hình ảnh mẹ nó hoàn toàn không ghi lại một vết gì trong đầu óc nó. Làm như thế liệu có quá tàn nhẫn? Nhưng nếu không tàn nhẫn thì trong hoàn cảnh sống không mấy sạch sẽ này, không chừng nó sẽ là tai họa của gia đình, thậm chí là của xã hội trong tương lai. Nghĩ mãi rồi cũng chẳng có cách nào thỏa đáng, Uông Trường Xích muốn ngồi dậy và bỏ đi ngay trong đêm, nhưng không hiểu tại sao, cậu chống tay nhỏm dậy, cánh tay lại không nghe lời và hình như nó cũng chẳng có một chút sức lực nào, không đỡ nổi cái thân hình bỗng dưng trở nên rất nặng của cậu. Uông Trường Xích đành nằm im và tiếp tục suy nghĩ. Nếu lúc này mang Đại Chí bỏ đi thì mình trở thành gà trống nuôi con, không có thời gian để làm thuê kiếm tiền vì trên thế gian này chưa hề có ai vừa bồng con vừa xây tường cả. Đừng nói là lão chủ không đồng ý, cho dù lão có đồng ý đi nữa thì cũng không thể mang Đại Chí đến một nơi như vậy. Không cần nói đến tiếng gầm rú của máy móc có thể làm Đại Chí điếc tai, cũng không cần nói đến chuyện bất cứ lúc nào Đại Chí cũng có thể nhận một hòn gạch rơi trúng đầu, ngay cà bụi bặm ở công trường cũng đủ để làm cho Đại Chí chết ngạt rồi… 

Uông Trường Xích trăn qua trở lại trên giường và nhận ra rằng những con đuờng mà cậu tự vẽ ra cho tương lai cửa mình và Đại Chí đều là những con đường dẫn đến những hố sâu thăm thẳm không thấy đáy. Cuối cùng Uông Trường Xích thở dài chấp nhận một sự thật: Thôi thì cứ thế được ngày nào hay ngày ấy. Ai mà không biết, không tiếp xúc với sự truy lạc? Trụy lạc thì trụy lạc, đẫ chết ai đâu, thậm chí càng truy lạc càng mang lai khoái lạc, chỉ cần dám xem sĩ diện như một bãi đờm, khạc nhổ đi là xong, chỉ cần giảm thiểu đến mức thấp nhất sự kỳ vọng của mình, của bố mẹ vào Đại Chí thì chuyện sống như thế này không phải là không thế chấp nhận được. Đúng là có thể chấp nhận được không? Vẫn có một chút gì đó không cam lòng, Uông Trường Xích lay Tiểu Văn tỉnh dậy, nói;

- Em có thể thay đổi không?

Đang trong giấc ngủ ngon, Tiểu Văn mơ mơ hồ hồ nói:

- Đổi thì đổi, trừ phi anh có thể leo lên người em.

Thanh âm cuối cùng vừa thoát ra khỏi miệng, Tiểu Văn đã há mồm ngủ tiếp, chỉ còn lại một mình Uông Trường Xích với bao nỗi cay đắng trong lòng.

Mấy ngày sau, Uông Trường Xích lại đem chuyện thay đổi ra nói với Tiểu Văn, Uông Trường Xích nói:

- Anh rất nghiêm túc, rất trịnh trọng khi nói ra điều ấy.

- Em cũng rất nghiêm túc, rất trịnh trọng.

- Em nghiêm túc, trịnh trọng như thế nào?

- Em trịnh trọng, nghiêm túc chính là ở chỗ, trừ phi anh có thể leo lên nguời em, nếu không thì anh đừng bao giờ nhắc đến chuyện thay đổi với em. Em là một người đang sống, em có nhu cầu bình thường trong cuộc sống vợ chồng.

Mồ hôi lạnh túa ra trên sống lưng Uông Trường Xích:

- Em không thay đổi thì chúng ta ly hôn vậy. 

- Tùy ý anh.

Không ngờ là Tiểu Văn lại nói đến chuyện ly hôn một cách đường hoàng đĩnh đạc có kèm theo một chút sảng khoái đến như vậy, ngay cả khi nói ra những điều hệ trọng ấy mà gương mặt cô lại không có bất kỳ một vẻ đắn đo nào. Uông Trường Xích nói:

- Đúng là em đồng ý ly hôn?

- Không phải là anh muốn sao? Anh muốn thì anh mới đề xuất chứ?

- Anh nghĩ rằng em sẽ đắn do, sẽ do dự, sẽ lưu luyến…

- Ai thèm lưu luyến làm quái gì.

- Nói như vậy thì sớm muộn gì cũng phải ly hôn?

- Tôt cứ nghĩ là anh nói chúng ta sẽ ly hôn ngay lập tức.

- Nếu ly hôn thì Đại Chí sẽ sống với anh.

- Sống với ai cũng được, quan trọng là nó không thế sống với mẹ nó.

- Lẽ nào em không yêu Đại Chí?

- Anh nói thử xem?

- Làm sao anh biết được?

- Anh có một chút ưu thế, nhưng việc quái gì anh lại dùng chút ưu thế ấy để coi thường tôì?

Sao lại đề cập đến chuyện coi thường hay không coi thường ở đây?

- Không phải là anh đang tuyên dương sự trong sạch của anh đấy sao? Tôi thừa nhận mình bẩn, không xứng đáng làm mẹ Đại Chí. Tôi nói như vậy anh đã cảm thấy thoải mái chưa?

Uông Trường Xích khó chịu, nhưng rõ ràng Tiểu Văn cũng không dễ chịu chút nào qua cuộc nói chuyện ấy. Cả hai đêu cố gắng nuốt sự bực dọc xuống bụng. Tuy việc ly hôn là do Uông Trường Xích nói ra, nhưng cậu vẫn cảm thay không nhất thiết phải vội vã đến như vậy. Uông Hòe hình như đã nhận ra suy nghĩ của con trai, gửi đến cho Uông Trường Xích một chiếc túi to đùng. Mở ra bên trong là các loại thuốc bằng lá cây theo cách chữa trị của dân gian, lại còn có một lá thư:

Trường Xích,

Đây là thuốc do Quang Thắng bốc cho con.Bấ sợ nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con, cũng sợ nó chẳng hiệu nghiệm gì nên đã dùng thử hai tháng. Ý định của bố là uống thử thôi, không ngờ ại tỏ ra khá công hiệu đối với phần dưới của cơ thể bố. Sợ con không tin, bố đã bảo mẹ con ký tên vào thư này. Bà ấy nói thuốc này đúng lá tốt thật. Nó là cứu tinh của gia đình ta.

Còn chuyện này nữa. Ông nội con lại xuất hiện trong giấc mơ của bố. Ồng bảo bố nói với con rằng, mau mau ly khai Đại Chí ra khỏi mẹ nó, nếu không sẽ có đại họa.

Bảo trọng!

Bố: Uông Hòe, mẹ: Lưu Song Cúc

Bên cạnh chữ ký của Lưu Song Cúc là dấu vân tay màu đỏ của bà ấy. Uông Trường Xích nhìn ở góc độ nào cũng thấy dấu vân tay ấy dường như là của Uông Hòe thì đúng hơn. Thuốc của bệnh viện tỉnh còn không có công hiệu, dựa vào cái gì mà thuốc của Quang Thắng bốc lại có thể trị được bệnh này? Quang Thắng lại là người không hoàn toàn xa lạ đối với Uông Trường Xích bởi từ nhỏ cậu đã từng đi xem lão ta gọi hồn kêu vía, bây giờ lại lừa cả chính cậu. Thuận tay, Uông Trường Xích cầm lấy gói lá cây ném vào góc tường.

Căn cứ theo quảng cáo trên ti vi, Uông Trường Xích tìm được địa chỉ của một bác sĩ tâm lý. Bác sĩ nói:

- Bệnh của cậu không phải là bệnh sinh lý, mà là bệnh về tâm lý. Trở ngại lớn nhất là cậu vẫn bị ức chế vì Tiếu Văn không sạch sẽ nên tâm lý của cậu luôn luôn bài xích cô ấy.

- Có thể điều trị không?

- Có thể.

- Điều trị thế nào?

Bác sĩ bảo Uông Trường Xích nằm trên giường và nhắm mắt lại. Lần này, không những một mình Uông Trường Xích chê bai Tiẽu Văn mà cả bác sĩ tâm lý cũng đồng tình với cậu. Bác sĩ yêu cầu Uông Trường Xích, dùng tốc độ nhanh nhất để nói ra mười điều mà cậu cho là bẩn nhất. Uông Trường Xích nói, cứt, nước mũi, bụi bặm, côn trùng, hủ bại, cục trưởng, Lâm Gia Bách, bùn, tay, Vinh Vinh, chân thối, nông thôn... Thuận mồm, Uông Trường Xích nói một lèo đến mười hai điều, đến khi bác sĩ bảo dừng, rồi yêu cầu cậu cũng dùng tốc độ nhanh nhất nói ra muời người mà có thể làm cho cậu ấy quan tâm nhất. Uông Trường Xích nói, bố, mẹ, Đại Chí, Tiểu Văn, chú Hai, chủ nhiệm lớp, Lưu Kiến Bình, Trương Huệ, Lưu Bách Điều, Trương Tiên Hoa. Bác sĩ nói:

- Kỳ thực là trong tiềm ý thức, cậu vẫn chưa cho rằng Tiểu Văn là bẩn nhất, nhưng biểu hiện bên ngoài, cậu lại bài xích cô ta. Biểu hiện bên ngoài chưa phải là cảm nhận và ý đồ chân chính của cậu mà là hoàn cảnh bên ngoài hoặc là ý thức tập thể đã ép cậu phải nghĩ như vậy. Cậu biết nhân vật Phan Kim Liên trong Thủy hử truyện chứ, ngoài mặt thì ai ai cũng chửi, thậm chí đòi đánh đòi giết, nhưng bên trong thì ai cũng muốn ngủ với ả cả. Cậu biết "Tám người đẹp Tần Hoài" là ai rồi chứ? Nếu mà họ sống trong thời đại ngày nay, ai nấy đều có thể trở thành nữ thần. Cậu có biết Đỗ Thập Nương không? Là người tức giận mà dìm chiếc rương chứa hàng trăm món trân châu xuống đáy hồ ấy mà. Chỉ cần nhìn rộng một tí, cậu sẽ phát hiện ngay được rằng những người làm công việc bán thân ngày xưa cũng đáng được gọi là những liệt nữ, ai ai cũng có khí tiết cả, chỉ trừ có Phan Kim Liên, cô này chuyên ve vãn đàn ông nhằm thỏa mãn một sự yêu thích của bản thân thôi,, không phải là kỹ nữ chuyên nghiệp. Cho nên, muốn trị bệnh thì công việc đầu tiên của cậu là phải nhanh chóng loại bỏ cảm giác Tiểu Văn không sạch sẽ ra khỏi đầu óc ngay. Có một cách để loại bỏ cảm giác này là cậu thường xuyên nghĩ đến cảnh con trai cậu bú sữa. Cậu không thấy cảnh mẹ cho con bú rất đẹp, rất tinh khôi sao? Khi con bú thì không bao giờ hỏi thân phận của người cho mình bú ra làm sao đúng không? Mà thái độ của con trẻ chính là thái độ căn bản nhất của con người.

Tuy lời của bác sĩ tâm lý chưa hoàn toàn thuyết phục được Uông Trường Xích, nhưng cậu vẫn còn tiếp tục lui tới vãi lần nữa để nghe ông ta nói. Sau đó, nguyên do là vì chí phí quá lớn, Uông Trường Xích đành phải dừng lại. Một đêm nọ, theo thói quen, Tiểu Văn bắt đầu mò mẫm phần hạ bộ của Uông Trường Xích. Cần phải nhấn mạnh rằng, hành động mò mẫm của Tiếu Văn chỉ là thói quen mà không phải là sự vuốt ve mang hưong vị của tình yêu, có lẽ trong lúc nhập nhằng trong ranh giới giữa tỉnh và ngủ, Tiếu Văn cho rằng mình vẫn còn đang tiếp khách làng chơi. Không ngờ hành động của Tiểu Văn đêm ấy lại có tác dụng. Đừng nói là Tiểu Văn không kịp chuẩn bị đón nhận, mà ngay cả đầu của Uông Trường Xích hình như cũng có một tiếng nổ lớn bên trong. Tiểng nổ vừa tắt thì cờ xí phấp phới, thanh la vang dội, pháo nổ đì đùng! Đang trong cơn cuồng loạn, Uông Trường Xích đột nhiên lên tiếng:

- Bây giờ em có chịu bỏ nghề không?

Tiểu Văn mím chặt môi, không trả lời. Uông Trường Xích cảm thấy căm hận, càng lúc càng căm hận, căm hận đến ngút trời. Cậu nghĩ, cô đã không chịu bỏ nghề thì tôi không bao giờ xuống khỏi bụng cô. Cuối cùng Tiểu Văn chịu không nổi, cái miệng đang mím chặt lập tức há ra, phát ra những tiếng kêu, những tiếng kêu ấy càng ngày càng vang, càng to. Cuối cùng thì lời nói đã thoát ra:

- Em bỏ nghề! Vẫn chưa được sao?

Tiểu Văn nằm chết gí ở trong phòng ba đêm liền thì không chịu nổi nữa. Cô bấm ngón tay tính toán với Uông Trường Xích mỗi đêm không đi làm thì mất bao nhiên tiền. Uông Trường Xích lại nghĩ những gì Tiểu Văn nói ra lúc này cũng giống như một sự phát tiết những uất khí trong lòng thôi nên không hề để ý. Tiểu Văn lại nói:

- Việc kiếm tiền lúc này là cấp thiết nhất, kể gì đến sĩ diện hay sạch bẩn. Ai cùng phải sống qua nhiều giai đoạn khác nhau, giai đoạn sau tiếp nối giai đoạn trước, không thể ngay lập tức mà vọt lên giai đoạn cao nhất. Sĩ diện cũng rất quan trọng nhưng dù thế nào cũng không nên bài xích việc kiếm tiền ngay trước mắt. Công việc của tôi là dựa vào làn da trên cơ thể, thời thanh xuân không nắm bắt lấy, chớp mắt thì đã nhăn nheo. Chờ cho đến khi tôi kiềm đủ tiền, tôi bỏ nghề vẫn không muộn mà.

- Em cần phải kiếm được bao nhiêu tiền mới gọi là đủ?

- Đủ cho Đại Chí ăn học, đủ để chúng ta mua một ngôi nhà ở thành phố.

Uông Trường Xích nhẩm tính, để đủ được số tiền ấy, e rằng Tiểu Văn phải bán thân suốt cả đời. Bây giờ, cậu đã vỡ lẽ rằng, những khó khăn đang bày ra trước mắt họ không phải là chuyện cậu có leo được lên người Tiểu Văn hay không mà là không có tiền. Vấn đề đơn giản đến như vậy nhưng cậu lại nhắm mắt làm ngơ!

Uông Trường Xích bỏ công việc đang làm ở công trường xây dựng, nộp một nghìn đồng học phí để đến lớp học nghề đánh véc ni và sơn đồ gỗ. Mỗi ngày, sau khi tan học, cậu vung vẩy cái túi xách chứa những đồ linh tinh trở về nhà. Chờ đến khi Tiểu Văn đi làm, Đại Chí đã ngủ say, Uông Trường Xích lôi trong túi ra đủ thứ, nào là chai lọ, nào là các loại hộp giấy, nào là những đoạn gỗ dài ngắn không đều đặt xuống sàn, bắt đầu tập đánh véc ni. Ban đầu, Uông Trường Xích chỉ có thể quét những màu véc ni đủ loại lên trên các thanh gỗ, sau đó thì cậu đã có thể vẽ được hoa văn màu sắc không trùng nhau trên cùng một thanh gỗ, ngay cả cái rương cũ trong góc phòng cũng được lôi ra để quét véc ni lại, nhìn như mới. Tiếp theo là Uông Trường Xích sơn luôn cả cánh cửa lớn đến cánh cửa sổ, rồi đến khung cửa lớn khung cửa sổ, tất cả đều được đánh một màu véc ni tươi rói màu gỗ mới. Chủ nhà trọ ngửi thấy mùi véc ni thì chạy xuống tầng hai xem xét, chun mũi hít hít rồi nhờ Uông Trường Xích quét lại véc ni toàn bộ cửa lớn cửa sổ từ tầng một lên tầng năm. Trong vòng mười ngày, hơn hai mươi bộ cửa lớn, hơn hai mươi bộ cửa sổ, hơn hai mươi cánh cửa nhà vệ sinh đã được Uông Trường Xích đánh xong, số tiền nhận được bằng một tháng lương của thợ xây tường. Uông Trường Xích đưa tiền cho Tiểu Văn, nói:

- Chúng ta đã có thể phát tài rồi, em có bỏ nghề được không?

Tiểu Văn cầm lấy xấp tiền đếm một lượt, nói:

- Như thế này mà nói là phát tài sao?

- Đừng chú ý đến số lượng ít hay nhiều mà phải xem tốc độ kiếm tiền nhanh hay chậm.

Tốc độ? Anh kiếm tiên nhanh hơn so với tôi à? 

Cũng không hoàn tòan dựa vào tốc độ mà còn phải ngửi có mùi của tiền nữa.

Tiểu Văn đưa xấp tiền lên mũi ngửi:

- Không phải là toàn mùi véc ni sao?

- Ngửi mùi tiền của em thì sao?

- Cuối cùng thì anh định nói gì?

- Chưa ngửi tiền của mình làm ra bao giờ phải không? Tiền của em có mùi tinh trùng.

Tiểu Văn đè Uông Trường Xích xuống giường, một tay nắm chặt lấy lỗ tai chồng. Uông Trường Xích kêu đau. Tiểu Văn nghiến răng:

"Anh còn già mồm nữa không?

- Không dám. không dám nữa!

- Thề đi!

- Nếu còn chế giễu công việc của Tiẽu Văn, đầu tôi sẽ mọc chốc sài, chân tôi sẽ bị phũ thũng.

- Thề độc một tí - Tiểu Văn lại véo mạnh vành tai Uông Trường Xích.

Cậu kêu lên đau đớn, nói:

- Nếu còn dám chế giễu công việc của Tiểu Văn, tôi sẽ bị ăn đạn...

Đến lúc ấy Tiểu Văn mới buông tay. Uông Trường Xích mân mê vành tai bị véo, nói:

- Đại Chí, mẹ mày quá độc ác.

Một cánh tay Đại Chí giơ lên cao, một cánh tay đập xuống giường, cái miệng cười rất tươi, hình như nghe hiểu lời bố nó nói.

Cứ cách vài ba đêm, Uông Trường Xích và Tiểu Văn lại có một trận cãi vã và giằng co nhau như thế, tất cả đều do Uông Trường Xích mà ra, lúc thì cậu cười nhạt, lúc thì buông lời chế giễu. Lúc đầu, đúng là Tiểu Văn có nổi đóa thật, cho nên ra tay rất nặng, Vành tai, sống mũi, mông của Uông Trường Xích thường đỏ tấy lên. Nhưng rồi dần dần, chuyện cãi vã và đánh nhau trở thành một trò vui, bình luận về công việc của Tiểu Văn đã biến thành vấn đề giao lưu giữa vợ chồng chẳng khác nào họ bình luận về một cú đánh rắm vang hay không vang, thế thôi. Thực ra thì ban đầu, nó vẫn còn có vẻ gượng gạo nhưng rồi nói đi nói lại, nó lại biến thành tự nhiên. Nếu mấy ngày liền mà Uông Trường Xích không đề cập đến chuyện này, Tiểu Văn liền chủ động khơi gợi. Cô nói về thân phận của khách tìm hoa, nói về sự hung bạo của họ, thậm chí còn nói đến các mùi vị thoát ra từ miệng của họ nữa. Tiểu Văn nói thì Uông Trường Xích trào tiếu và châm chích, một người tự nguyện bị đánh, một người tự nguyện đánh. Uông Trường Xích châm chích càng sâu cay thì Tiểu Văn càng hứng thú, giống như một người bị cảm mạo lâu ngày được húp một bát cháo càng nóng càng cay vì mùi hành ớt thì càng dễ chịu, thông qua mồ hôi túa ra mà mầm bệnh cũng thoát ra ngoài vậy. Những lời châm chọc của Uông Trường Xích cũng chỉ là châm chọc, không hề tức giận như ngày xưa và nói chung là không có thái độ gì. Có điều, Uông Trường Xích không tức giận không hề khiến Tiếu Văn vui mà ngược lại, cô có vẻ thất vọng ra mặt.

Uông Trường Xích đến xưởng gia cụ mô phòng đồ cổ làm thợ véc ni, lúc làm việc phải đeo khẩu trang bởi mùi véc ni, mùi dầu rất đậm đặc, đôi khi cả ngày không muốn mở miệng nói câu nào. Cậu ngồi giữa đống gia cụ, cẩn thận sơn từng đường một. Những hình dáng, những hoa văn trên gỗ đã khiến Uông Trường Xích nhớ đến căn nhà gỗ mình ở quê, nhớ đến những người thợ mộc thô và những thợ mộc chạm trổ lành nghề. Trông thấy những nét hoa văn đẹp trên gỗ, Uông Trường Xích nhớ đến những cây to ở trước thôn sau nhà mình, nhớ đến cây phong đầu làng, nhớ đến tiếng củi tí tách trong bẽp... Đôi khi, Uông Trường Xích có cảm giác là những đồ gỗ gia dụng chung quanh là những người thân thiết của mình, mỗi cái đều có tên có tuổi, cái gọi là Uông Hòe, cái là Lưu Song Cúc, cái thì gọi Lưu Kiến Bình, cũng có cái gọi Tiểu Văn, Đại Chí. Điều hạnh phúc nhất mà cậu cảm nhận được là những đồ gỗ này không hề biết nói, chính cậu cũng không nói năng gì, điều đó làm cho Uông Trường Xích có thể tập trung suy nghĩ, nghĩ về những gì mình đã trải qua, nghi về những điều chưa đến, thậm chí là những điều chua hề nghĩ đến. Không mở miệng thì đầu óc phát triển, Uông Trường Xích không ngờ là đột nhiên mình trở nên sáng suốt và thông minh một cách lạ thường.

Thông minh thứ nhất: Bỏ việc ở xưởng gia cụ, ra ngoài đường phố đứng chờ người tới thuê làm công nhật. Tuy đứng ngoài đường không phải ngày nào cũng có người thuê, nhưng may mà gặp phải cái vận đỏ cứt chó nào đó, có thể kiếm được vài trăm đến hàng nghìn đồng chứ chẳng chơi.

Thông minh thứ hai: Không được mặc quần áo đẹp nhưng tuyệt đối phải sạch sẽ, đầu tóc không được rốì, miệng phải cười, mười ngón tay không được dính sơn.

Thông minh thứ ba: Photo chứng minh nhân dân của mình và dán trên người, có thể chủ động nhìn mình mỗi ngày, đồng thời khiến cho người mua yên tâm.

Từ những điểm thông minh trên mà mỗi khi người thuê đến, mười lần thì đã có tám chín lần chọn Uông Trường Xích từ đống người đứng chờ ngoài đường phố. Có người ngồi liền ở đó mấy ngày nhưng không được ai thuê, riêng Uông Trường Xích thi hầu như ngày nào cũng có việc làm. Cậu đánh véc ni cửa, bàn ghế, tủ quần áo, giường, tủ sách, salông, bàn ăn, tủ giày tất tần tật; đã từng bước vào những phòng hội nghị sang trọng, những văn phòng làm việc, những nhà ăn…, vào nhà họ Lý, họ Triệu, họ Hoàng, họ Trương, họ Chu, họ Vi, họ Hồ…, những xấp tiền cậu kiếm được ngày càng dầy thêm.

Mỗi đêm khuya, có một cái gì đó kích thích tinh thần khiến Uông Trường Xích cứ ngồi bên mép giường mà ngắm nhìn Đại Chí trong lúc ngủ. Nó đã biết gọi "ba". Những đứa trẻ khác nói tiếng đầu tiên trong đời là "mẹ", nhưng Đại Chí lại gọi "ba", do vậy mà Tiểu Văn thưòng ôm Đại Chí cằn nhằn:

- Mẹ ôm mày, thương mày, cho mày ăn, mày không thấy được tình cảm của mẹ dành cho mày mà mày chỉ biết có bố. Còn bé tí mà đã biết phân biệt thế rồi, xem ra lớn lên mày sẽ trở thành đứa bất hiếu với mẹ mất thôi.

Uông Trường Xích giải thích rằng Đại Chí gọi tiếng "ba" đầu tiên vì khi nó còn nằm trong bụng mẹ, nó đã được cậu dạy hát cho nghe nhiều lần. Tiểu Văn không công nhận, nói Tiểu Văn là do tôi sinh ra nhưng cuối cùng nó cũng là giống nhà họ Uông, nói chung là giống nòi nhà họ Uông đều coi thường cô. Uông Trường Xích không có lời để đối đáp, còn lòng Tiểu Văn thì nặng trịch. Cho đến khi Đại Chí nói được tíếng "mẹ", thậm chí là ngày nào nó cũng gọi mẹ nhiều hơn bố, lòng cô mới thư thái đôi chút. Lúc này, Đại Chí không chỉ gọi bố gọi mẹ mà còn biết nói ông bà, cơm nước và nhiều tiếng khác. Nghe Đại Chí nói được nhiều, lòng Uông Trường Xích cảm có một chút lo lắng. Những ông bố bà mẹ khác mong cho con cái nói càng nhiều, càng nhanh chừng nào càng tốt chừng ấy, riêng chỉ có Uông Trường Xích là cầu mong cho con minh chậm lớn một tí.

Cánh cửa cọt kẹt rồi mở toang, Tiểu Văn đã về, hỏi:

- Sao anh vẫn chưa ngủ?

- Dù sao cũng không thể ngủ được, chi bằng ngồi xem Đại Chí.

Lúc này Đại Chí đang ngủ ngon lành, gương mặt trắng trẻo hồng hào sao mà đáng yêu. Tiểu Văn muốn hôn con thì Uông Trường Xích đã đẩy vợ ra, nói trước tiên là phải tắm. Tiểu Văn tắm xong, Uông Trường Xích bảo vợ mang tất cả tiền tích lũy được ra để đếm, cộng với số tiền cậu kiếm được xem thử được bao nhiêu. Tiểu Văn đếm tiền rồi nói con số cho Uông Trường Xích. Cho dù cô ít học nhưng riêng chuyện đếm tiền thì hình như chưa bao giờ nhầm. Uông Trường Xích hỏi:

Số tiền lớn như như vậy đủ cho Đại Chí đi học chưa?

- Chỉ đủ cho nó nộp học phí đến hết cấp ba. Nhưng anh phải biết rằng, hễ bước chân vào trường nào thì phải có một số tiền không hề nhỏ đóng vào cho nhà trường.

- Tiền đóng góp bao nhiêu?

- Có quen biết thì khoảng hai mươi nghìn, không quen thì một trăm hoặc tám mươi nghìn. Con của Hưng Trạch khi vào nhà trẻ thì đóng góp tiền trái tuyến là năm mươi nghìn. Thiếu tiền đóng góp thì cửa trường không mở đâu.

- Vé vào cổng đắt thế, em nói đi, chúng ta là người nông thôn liệu có mua nổi không?

- Do vậy mà tôi chẳng tiếc sức để kiếm tiền.

- Cứ cho là kiếm được tám chục một trăm nghìn, bỏ ra không biết bao nhiêu sức lực để cho Đại Chí vào trường, nhưng em có đảm bảo là nó sẽ thành danh không?

- Vào được trường không nhất định sẽ thành danh, nhưng không vào trường thì không có cơ hội thành danh nào cả.

- Chẳng may không thành danh thì nó cũng phải sống như bố nó thôi.

- Chuyện này phải chờ xem số mệnh của nó.

- Thực ra thì chúng ta vẫn có thể biến thế bị động thành chủ động.

- Biến thế nào?

- Đem Đại Chí tặng cho nguời có tiền, cho dù nó không thành danh thì suốt đời nó vẫn được hưởng vinh hoa phú quý.

- Anh nói như đang đánh rắm! Đại Chí là con tôi, đừng có ai nghĩ đến chuyện mang nó đi đâu.

Tiểu Văn ôm Đại Chí vào lòng, ôm thật chặt như sợ sẽ có ai đó cướp đi ngay trong đêm ấy. Uông Trường Xích nói:

- Anh vừa đánh véc ni vừa suy nghĩ, suy nghĩ cũng đã nửa năm nay rồi mới đủ dũng cám nói ra điều này. Nói ra được câu này nhất định không phải là con người mà là loài súc sinh. Nhưng, anh đánh bao nhiêu là véc ni, nhìn thấy không biết bao nhiêu là nhà cửa cùng những đồ gia dụng của những kẻ giàu có. Anh thèm muốn, anh tức giận. Cũng là con người như nhau, tại sao sự sai biệt lại lớn đến như thế? Anh nỗ lực chưa đủ sao? Hay là đầu óc anh ngu đần hơn người khác? Không phải. Vậy thì nguyên nhân chỉ có một, đó là do anh sinh ra ở nông thôn. Kể từ khi anh thành hình trong bụng mẹ, anh đã biết là mình thua rồi. Bố anh hùng hổ muốn thay đổi cuộc đời anh, anh cũng nghiến răng trợn mắt để đổi đờ nhưng kết quả thì em đã thấy hết rồi đó. Chúng ta có thế thay đổi cuộc đời mình không? Có lẽ cũng có một chút thay đổi, ví dụ chúng ta có thế kiếm được một ít tiền nhưng tuyệt đối không thể thay đổi về chất. Trâu vẫn cứ là trâu, ngựa vẫn cứ là ngựa, cho dù chúng có được buộc dây dắt đẽn tận Bắc Kinh hay Thượng Hải thì chúng cũng không thế rùng mình biến thành phượng hoàng được…

Tiểu Văn không ngừng lắc đầu, nói:

- Anh điên rồi, nhất định là điên thật rồi. Lúc ấy sao anh không đồng ý cho em phá thai lại còn mạo hiểm cố ý rơi từ trên giàn giáo xuống. Bây giờ, còn có khó khăn nào mà chúng ta chưa hề trải qua, anh lại...

Giọng Tiếu Văn ngắc ngứ, hình như không thể nói gì thêm nữa. Uông Trường Xích nói:

- Ngày ấy anh không thể tưởng tượng rằng cuộc sống thực tế nó lại tàn ác đến như vậy, trải qua mấy bận thừa sống thiếu chết mới biết rằng cuộc sống này là Quan Công, còn anh chỉ là Hoa Hùng. Lúc ấy anh cho rằng vận mệnh là do mình tự nắm lấy, bây giờ anh nghĩ vận mệnh lại là dựa vào suy nghĩ, suy nghĩ tức là phải động não, là từ thể lực biến thành trí lực. Nếu nói không nỡ lòng thì anh không nỡ lòng rời xa Đại Chí hơn bất kỳ ông bố nào trên thế gian này, tiếc là mình không ngậm được nó trong miệng thôi, hận là không ngắt được sao trên trời mà bỏ vào lòng bàn tay nó thôi. Nhưng suy nghĩ gì cũng phải dựa vào thực lực của chính mình. Tiền em đã đếm rồi, rõ ràng thực lực của chúng ta không hề đủ, nếu còn tính đến chuyện sinh lão bệnh tử, kiếm con dâu, mua nhà, thế thì những gì chúng ta có trong tay có đáng được gọi là thực lực không? Nếu chẳng may Đại Chí không có trí thông minh thì suốt đời nó sẽ theo anh đánh véc ni sao? Bây giờ anh và em còn có thế nhận thấy, Đại Chí lớn lên sẽ rất đẹp trai, để cho nó làm thợ véc ni thì có phải chúng ta đã làm hại một cuộc đời không? Có lẽ lúc này em đang nghĩ anh tàn nhẫn, nhưng sau này Đại Chí sống một cuộc sống đầy đủ, lúc đó em mới bái phục anh đã hao tổn tâm trí để nghĩ ra cách giải quyết này. Tàn nhẫn lúc này là chúng ta chỉ tàn nhẫn với chính mình, tàn nhẫn sau này là tàn nhẫn với Đại Chí. Em suy nghĩ đi, nhân lúc Đại Chí vẫn còn chưa biết gì, chúng ta phải mau quyết định thôi.

Tiếng khóc của Tiểu Văn đã làm cho Đại Chí tỉnh giấc. Cả hai cùng khóc, một tiếng khóc trầm đục bi thương, một tiếng khóc vang khỏe khoắn. Uông Trường Xích nghe một lát thì sống mũi cũng bắt đầu cay cay.

Từ đêm ấy, Tiểu Văn không đi làm nữa mà ngồi ôm Đại Chí suốt ngày suốt đêm không rời xa nửa bước. Đôi khi Uông Trường Xích muốn ôm con nhưng một cách bản năng, Tiểu Văn tránh đôi tay ấy, lại nhìn chồng bằng cặp mắt cảnh giác và sợ hãi. Uông Trường Xích nói:

- Anh là bố nó, không phải là bọn bắt cóc trẻ con. Những gì anh nói với em đêm ấy đều là những lời xằng bậy trong lúc quẫn trí thôi. Mấy ngày nay lúc nào anh cũng tự vả vào miệng mình.

Tiểu Văn bán tín bán nghi nhưng vẫn đưa Đại Chí cho Uông Trường Xích bồng. Mũi của cậu cứ áp sát vào mặt Đại Chí, hít mãi cái mùi thơm của da thịt, của sữa tươi còn toát ra từ đó, lòng mềm hẳn đi, nói:

- Thực ra thì người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu, người nghèo cũng có niềm vui của người nghèo, không nhất định chúng ta phải so sánh cuộc sống của chúng ta với họ.

- Thiếu chút nữa thì anh đã vất Đại Chi như vất một bị rác rồi còn gì.

- Không thể gọi là vất được mà nên gọi là đầu tư có chủ ý.

- Thế anh định đầu tư nó vào chỗ nào?

Uông Trường Xích không trả lời, ánh mắt dài dại giống như vừa tỉnh dậy sau một trận say rượu nhừ tử. Hình như cậu đang suy nghĩ điều gì đó. Tiểu Văn ca cẩm:

- Khi chấp nhận làm vợ anh, tôi cứ nghĩ anh là một người lương thiện, bây giờ mới biết trái tim anh đã chai lì tình cảm mất rồi.

Đôi tròng mắt Uông Trường Xích vẫn bất động như của người đui. Tiểu Văn lại nói tiếp:

- Muốn con mình có một cuộc sống tốt, tại sao làm bố lại không cố gắng thật nhiều? Có phải tất cả những người giàu trên thế gian này ai sinh ra cũng đã giàu sẵn đâu? Không phải là có rất nhiều người nghèo đã trở nên giàu có hay sao? Hay là anh muốn dùng Đại Chí để đầu cơ trục lợi?

Uông Trường Xích không muốn tranh cãi với Tiểu Văn, mặc ý cho cô châm chọc. Dù sao thì Uông Trường Xích cũng không ít lần châm chọc Tiểu Văn, lúc này cứ để cho cô châm chọc lại, âu đó cùng là một cách để cho cô giảm bớt áp lực tâm lý đã phải chịu đựng bấy lâu nay. Đã tạo nhân thì phải gặt quả thôi. Tiểu Văn nói:

- Tôi thấy anh không bằng so với khách mua dâm...

Cậu này của Tiểu Văn như một cú gậy giáng vào đầu Uông Trường Xích, cuối cùng thì cậu cũng mở miệng:

- Trưóc tiên, anh thừa nhận mình không bằng một khách làng chơi. Khách làng chơi là những ai nào? Là những kẻ có tiền. Còn như anh đây, mỗi xu mỗi hào làm ra đều muốn giấu thật kỹ thì nỡ lòng nào mà vung tiền để mua thân thế đàn bà. Thứ đến, nhất định phải nói rõ là, trái tim anh không hề chai lỳ. Anh tìm cho Đại Chí một gia đình khác, ông nội nó làm quan, bà nội sẽ là một nữ cảnh sát, mẹ nó là một phó giáo sư dạy đại học, bố nó là ông chủ. Nhà họ vừa có tiền vừa có quyền, nếu Đại Chí rơi vào nhà ấy, nhất định nó sẽ được hưởng phúc.

- Một gia đình bề thế như vậy, tại sao họ không tự đẻ con mà nuôi?

- Bà phó giáo sư không thể có thai.

- Sao anh biết?

Uông Trường Xích không trả lời, Tiểu Văn cũng không hỏi tiếp nữa. Cô lại tiếp tục đi làm. Mỗi đêm trở về đến dưới lầu thì bước chân Tiểu Văn bỗng dưng chậm lại, tưởng tượng đến cảnh mình mở cửa không thấy Đại Chí nữa, nó đã vào một ngôi nhà khác, có tiền và có quyền. Có điều, mỗi lần mở cửa Đại Chí vẫn còn nằm đó, bên cạnh Uông Trường Xích, tiếng thở vẫn đều đặn, dù ngủ say nhưng ngón tay vẫn còn ngậm trong miệng. Trước kia, công việc đầu tiên của Tiểu Văn sau khi về nhà là tắm rửa, nhưng việc đầu tiên lúc này là ngắm nhìn Đại Chí, đôi khi ngắm đến thẫn thờ, bất động đến hàng nửa tiếng đồng hồ. Cô mua cho Đại Chí mấy bộ quần áo mới, mỗi ngày mặc một bộ. Những món đồ chơi mà trước kia Uông Trường Xích nhặt về đều bị Tiếu Văn vất vào thùng rác, thay vào đó là những món đồ chơi mới mua. Cô còn mua cho Đại Chí những loại sữa tốt nhất, chiếc xe đẩy tốt nhất với nguyện ước cho Đại Chí một cuộc sống chẳng khác gì so với con cái nhà giàu trong thành phố. Khi tắm cho Đại Chí mỗi ngày, Tiểu Văn quan sát cơ thể con rất kỹ. Phía sau gáy Đại Chí có một cái bớt màu đen, hình dáng của cuống rốn, xoáy tóc, hình dáng móng tay, móng chân..., Tiểu Văn cố gắng nhớ trong lòng làm như cô ấy nhớ tất cả những đặc điểm trên cơ thế Đại Chí thì sẽ không có ai còn dám nghĩ đẽn chuyện bắt con mình đi đâu nữa.

- Gia đinh họ đúng là giàu có và quyền thế như anh nói không?

- Gia đình nào?

- Vì câu hỏi của Tiểu Văn quá đột ngột nên Uông Trường Xích không kịp phản ứng.

- Hôm nào anh đưa tôi đến xem tận mắt gia đinh ấy?

- Em đang đùa à? Em nghĩ người ta là thân thích ruột rà với mình chắc?

Cuối cùng thì Uông Trường Xích đã hiểu ra là Tiểu Văn định nói về vấn đề gì.

- Anh đã nghĩ là gia đinh họp tốt như vậy, hà cớ gì không nhằm lúc tôi đi làm, anh không mang Đại Chí đến cho họ?

- Em đồng ý rồi sao?

- Tại sao anh phải cần tôi đồng ý? - Đột nhiên Tiểu Văn gào toáng lên.

- Thế thì... anh... anh sẽ mang nó đi ngay bây giờ.

Vừa nói, Uông Trường Xích vừa ôm lấy Đại Chí. Tiểu Văn giành lại, nói:

- Anh không thể để tôi trừng mắt nhìn anh ôm con đi.

Uông Trường Xích tự đấm ngực mình liên hồi, không biết đứng như vậy hay là ngồi xuống nữa:

- Không phải là anh không có ý định lén mang nó đi, nhưng khi anh mang nó ra khỏi cửa thì chân anh cứng lại, không thể bước tiếp được nữa. Lần sau anh đi xa hơn lần trước, lần đi xa nhất là đã đến cầu Tây Giang, cuối cùng anh đã khóc, anh mềm lòng và đành phải mang nó quay về.

- Anh vẫn còn nghĩ đến chuyện cho nó một cuộc sống đầy đủ nữa không?

- Vẫn đang nghĩ, nhưng anh không đành lòng xa nó.

- Thế thì anh hãy để cho nó đi theo anh để làm thợ véc ni hay thợ nề suốt đời vậy, cứ để cho nó hận tôi suốt cuộc đời.

- Có thể nó sẽ thi đỗ đại học.

- Bố anh năm ấy cũng nghĩ như vậy, kết quả thì thế nào?

Uông Trường Xích thở dài, không nói nữa.

Lại thêm một tuần, nửa đêm Tiểu Văn quay trở về nhà, xa xa đã trông thấy một cái bóng đang đứng dưới lầu. Chân cô đột nhiên mềm nhũn, một cơn đau âm ỉ trong ngực, đau đến nỗi không đứng được nữa đành phải ngồi bệt xuống đất. Cái bóng bước đến, quả nhiên là Uông Trường Xích. Cậu ôm Tiểu Văn vào lòng, nói:

- Anh định đến tiệm mát xa đón em, nhưng anh không còn chút sức lực nào cả, không đi được.

Tiểu Văn giáng vào mặt Uông Trường Xích một cái bạt tai đầy căm hận, nói:

- Uông Trường Xích! Tôi hận anh! Hận anh suốt đời!
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.