Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 904: Giống cây từ Trung Mỹ





“Bệ Hạ có chuẩn bị từ sớm ?”

Ỷ Lan kinh ngạc nhìn Ngô Khảo Ký mà hỏi …

“ A hả… khụ khụ.. là có chút tính toán nhỏ trước “

Ngô Khảo Ký cười khan.

Ỷ Lan đã nói cho quân vào Mương Then, tiến về thung lũng hướng khe Châu Lai khoá lại bắt ba ba trong hũ.

Gặp ngày không bằng gặp thời hai vạn quân đã chuẩn bị đầy đủ.

Ngô Thần Cẩm với một vạn Mường Binh, thêm 5 ngàn H’mông binh, 5 ngàn cấm vệ quân tân binh luyện tập được mấy tháng rồi… cho bọn họ ra trận không quá rát này để học hỏi.

Cộng thêm quân Mường của Ỷ Lan một vạn đã có 3 vạn. Đầu Tây Bắc có Ngô Khảo Tích Hùng binh chặn đứng… ở Châu Lai không có đường chạy rồi.

Ngô Khảo Ký đã tính chuẩn sẽ đàm phán thành công , và cũng tính luôn là Ỷ Lan sẽ bố trí như trên . Do vậy hắn cũng từ đầu đã điều binh khiển tướng…

Nói chung Ký đã lường hết trước rồi có gì cần nhăn nhó đâu.

Ký lên đây là đàm phán, không phải đánh trận, nói đùa sao , đến đánh cái trận này cũng cần hắn thân chinh thì Đại Việt ngày tàn đã đến.

Sơn chiến dã chiến?

Ai hơn được thằng Cẩm ở Đại Việt lúc này, nó đi là hợp lý nhất rồi. Ngô Khảo Ký còn phải về Đại Việt sử lý vấn đề Atotoztli cô nàng giờ đã là cuối tháng ba, Atotoztli khi theo đội thuyền về tới Thiệu Hưng thì đã có khoái thuyền báo về Đại Việt .

Cả Thăng Long đang điên cuồng chuẩn bị chào đón những người hùng từ Châu Mỹ trở về mang theo rất nhiều cây giống hạt giống mới, nghe đâu sản lượng cực cao, không quá đòi hỏi khắt khe đất trồng. Lại nghe nói có giống gà thật to và lớn nhanh, không hiểu cái đó ra sao. Vậy nhưng người người đang nhấp nhổm đón chờ mong.

Sốt ruốt nhất là Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Phạm Trọng Mưu mỗi ngày phi ngựa ra bến cảng ba lần đứng ngón... Ai ai cũng biết chuyện này.

Áp lực lên ông ta quá lớn.

Bangmakok thất thu năm nay, Medang cả một vùng rộng lớn mùa màng ở Trung Sumatra mất trắng vì chiến tranh đày vò. Lại thêm quy hoạch bắt buộc phải đánh Bắc Sumatra trong năm nay. Số lương thực cần để nuôi lính sau đó nuôi dân tái sản xuất sau chiếm đóng là cực lớn. Nơi này của cải lương thực bị Chola vơ vét gần như trắng trơn.

Cho nên năm nay Medang phải nhập khẩu lương thực nợ từ Đại Việt, vì nhập Tống sẽ không cho nợ.

Bangmakok tình huống tương tự, nếu đánh xong Ayutthaya thì bọn hắn càng cần nhiều lương thực để dùng trong lúc chờ đợi tái sản xuất . Rất may Bangmakok rất cường về lương thực nên sẽ tự cấp tự túc không làm phiền Đại Việt.

Nhưng Đại Việt nào dễ thở. Medang cần một lượng khổng lồ lương thực. Vậy Tây Bán Đảo Mã Lai Đại Việt sắp chinh phạt cũng cần đâu kém lương thực?

Bắc Việt mà hội nhóm thì lương thực.

Busan cũng cần chuẩn bị lương thực cuối năm nay vì khả năng cao là Lý Gia sẽ phát động binh biến, đến lúc đó đất Busan mở rộng 4-5 lần , dân số có thể biết , bọn họ chắc chắn thiếu lương.

Sado – Busan nhập khẩu Nô lệ cũng cần lương thực cung cấp cho họ trước khi họ có thể sản xuất.

Hải Bắc đảo thiếu lương, ở đây hệ thống kênh mương tào lao, diện tích canh tác nhỏ .. thiếu lương…

Năm nay thu vào ít nhất hai vùn Vị Long và khủng bố lãnh thổ Ỷ Lan đưa cho…

Ỷ Lan vùng đất trải qua một trận thanh tẩy để Marxism hoá , sau đó sẽ có một trận thanh tẩy ở Châu Lai…

Như vậy cũng cần lương…

Có thể thấy Đại Việt lương thực cấp bách ra sao. Một mình Đại Tống xuất khẩu không đủ.

Đại Tống là có đất Hà Nam bị mất, đất Thiệu Hưng Chiết Giang- Phúc Kiến – một phần Hồ Nam mất…cho nên dân Hán co cụm lại mấy vùng còn lại. Mấy năm nay không đánh nhau nữa người Hán dân số tăng, lãnh thổ lại giảm cho nên bọn hắn cũng cần lương thực nuôi thân. Xuất khẩu lương thì một phần bán cho Bắc Mân. Không bán nó đánh. Cho nên xuất khẩu cho Đại Việt cũng có hạn lượng.

Như đã nói… không có phân bón, không có giống mới. Chắc chắn lương không đủ, chỉ một trận chiến tranh ở Lavo- Medang hai nơi cung cấp lương thực cho Đại Việt.. ảnh hưởng đã cực kỳ tồi tệ.

May mà Lý Từ Huy luôn lo xa mà tích trữ lương thực.

Nhưng lúc này kho lương dự trữ của Đại Việt đã giảm phần nửa mà không có lượn bổ xung đáng kể…

Tình hình canh tác có tiến triển mạnh nhưng mà để nuôi đế quốc các vấn đề còn khó. Gánh thêm mấy nơi mới , gánh thêm Medang… thật vô lực…

Phạm Trọng Mưu mất ăn mất ngủ, hắn cảm giác mình bị cách chức đến nơi. Bị treo lên cột cờ để hoàng tử luyện tên bắn.

Cho nên nghe tin giống mới về là Mưu ta mỗi ngày ra đây ba lần ngóng trông, còn hơn là thời trẻ ngón người yêu… khụ khụ khụ…

Đầu tháng tư ngày mồng 4 cuối cùng mười chiếc tải hạm “hùng dũng” tiến vô bến quân cảng Đấu Hồ.

Lần này quân Cảng lại môt lần nữa mở rộng để dân chúng có thể được một phen tụ hội đón chào những anh hùng, những người con ưu tú của Quốc Gia, những người dám mạo hiểm mạng sống của mình để đi nửa vòng thế giới mang về tương lai và hi vọng cho Đại Việt.

Tại sao nói họ anh hùng, bởi vì họ dám lênh đênh sóng biển cùng gió bão mà không ngại hiểm nguy. Cái chính đó là họ dám sử dụng thuyền hơi nước chưa qua thử nghiệm chạy viễn dương để đi Châu Mỹ. Mặc dù các động cơ hơi nước này đều được thiết kế dày khỏe để chịu đựng công suất hơn 20% so với công suất tối đa ghi trên máy. Nhưng thực tế vẫn có thể có vô vàn hỏng hóc, lỗi kỹ thuật xảy đến trên đường di chuyển.

Cũng may các lỗi cơ bản đều được khắc phục tại Bussan sau hành trình bốn ngàn kilomet. Vậy nhưng sự khó khăn không chỉ nằm ở đó.

Vùng biển Alaska và Nhật Bản – Tống không có nhiều bão có thể xảy đến trong vài tháng tới, nhưng chẳng ai nói trước được điều gì. Nếu gặp bão thì thuyền nào rồi cũng nguy hiểm hết.

Có điều thời kỳ này trái đất vẫn chưa quá nóng lên cho nên số lượng bão hay độ mạnh của bão vẫn chưa kinh dị. Khả năng sống sót của thủy thủ đoàn vẫn khá cao.

Có điều một chuyến hành trình trên đã để lộ nhiều kết cấu sơ hở cùng chưa hợp lý của các tàu viễn dương. Cho nên đám này chắc chắn phải Đại Tu.

Kể cả không đại tu chỉnh xửa các linh kiện chưa hợp lý hay hỏng hóc thì vẫn phải đại bảo trì.

Mọi người nghĩ máy hơi nước cứ cho nước vào đốt là chạy được????

Nước nào để các vị có thể làm vậy, chạy hoài không thấy hỏng.

Nhìn các thuyền Barquess của Đại Việt kìa, một chuyến đi Châu Mỹ thôi, khi đi thì như thanh niên trai tráng.. khi về thì như lão già sắp xuống lỗ.

Nước dùng cho đầu máy hơi nước phải có tiêu chuẩn. Một không có tạp chất phải lọc sạch, hai phải sử lý các muối khoáng hoàn tan trong nước tránh đóng cặn, ba phải giảm Oxy trong nước xuống thấp nhất tránh ôxy hoá máy móc. Bốn cần chống tạo bọt nhiều nhất có thể

Chạy một vòng mấy ông con nhà Đại Việt không có nước sạch cho nên máy móc đóng cặn cả… công suất tụt xuống thấy rõ… rệu rạo mà chạy…

Ở đó mà các ông không hoá chất không dung dịch, không nơi xử lý nước nhưng chạy ầm ầm không cần bến cảng….

Chạy tử Đại Việt qua châu Âu đánh trận như đúng rồi, lại chạy qua Châu Mỹ bắt nạt thổ dân… trong khi chả biết cái quái gì nồi hơi cần hoạt động phải làm sao mới hiệu quả an toàn.

Đại Việt là các kỹ sư biết mà không thể nào triệt để khắc phục.

Các cứ điểm ở Aleut hay ở Bắc Mỹ chưa có khả năng cung cấp nước sạch cho đầu máy.

Đại Việt chỉ có thể chấp nhận với lọc sơ bộ các cặn lớn thông qua bể lọc đá cuội cát, than hoạt tính. Đây là thứ họ mang theo tràn bị trên tàu.

Tro soda (natri cacbonat) hoặc xút (natri hydroxit) và tanin được cho vào để giảm đóng cặn. Axit sunfuarit để loại bỏ oxy. Sau đó xút cho vào để âng pH lên trên 10.

Kể cả như vậy mà đột thuyền Đại Việt chắc chắn phải bổ máy loại cặn rồi.

Thật không hiểu mấy ông tướng Đại Việt ở thế giới khác có thể tung tăng chạy khắp nơi. Hay là nước ở nơi đó toàn là nước tinh khiết nhỉ?

Lần này mười tàu về chưa mang được nhiều hàng hoá từ Châu Mỹ… bọn họ về để cấp tốc mang 150 tấn hạt ngô cùng khoai tây, khoai lang cùng các loại cây giống cà chua, bí ngô, ớt về Đại Việt.

Vốn dĩ chỉ có hơn 90 tấn Ngô nhưng nhóm người Trí Xuân mua thêm 60 tấn từ người Mexican và hai thành bang lân cận sau đó mang về Đại Việt làm hạt giống gieo trồng.

150 Tấn hạt giống có thể gieo trồng một khu vực rất lớn, các chuyên gia gieo trồng Ngô của người Mẽo Xi Cần cũng có gần 100 về Đại Việt để chuyển giao công nghệ.

Một hecta cần bao nhiêu kg ngô giống… cái này hỏi mấy chuyên gia Mẽo.

Người Mexican là phát triển nhất trong khu vực về trồng chọt, cho nên Xuân “mượn” 100 nô lệ…

Vâng là nô lệ, vì bọn họ mới là nông dân trân chính và có kiến thức nông nghiệp.

Sau một hồi biểu diễn thì các chuyên gia nông nghiệp đưa ra mấy khái niệm tổng quát và hệ thống hoá lại.

Người Mexcan dùng que gỗ chọc lôc sâu tầm 5cm. Sau đó tra hạt ngô giống, rất thủ công và không có hàm lượng chất xám. Cũng thông cảm họ làm gì có dụng cụ cày bừa?

Đại Việt k bừa bằng gia xúc 10-12 cm đất tươi xốp hơn.

Sau đó là rạch luống bón phân ló rồi mới ủ đất xốp che hạt.

Đừng nói Đại Việt không có kinh nghiệm trồng ngô. Ngô cũng là thực vật , cũng tuân theo quy tắc chung canh tác.

Cái Đại Việt cần đó là mật độ trồng, thời gian trồng. Cần nước vào thời điểm nào để căn mùa mưa hay tiến hành bơm tưới…

Chứ kỹ thuật canh tác của người Mexican quá thô sơ, học được quái gì.

Khoảng cách gieo trồng: 60cm x 25cm (mật độ 6,7 vạn cây/ha) hoặc 60cm x 28cm (6,0 vạn cây/ha) hoặc 70cm x 25cm (5,7 vạn cây/ha).

Như vậy chỉ cần 30 kg hạt ngô đủ gieo một Hecta rồi. 150 tấn đủ reo 5000 hecta ngô, trước tiên reo chừng ấy thử nghiệm đã.

Vớ va vớ vẩn năm nay thằn Tuấn có bắp xơi.

Năm ngàn hecta không nhiều, đất đồi cũng trồng được.

Tạm thời ươm giống ở các đồi nhỏ Bắc Bộ không thể trồng lúa. Bố trí máy bơm nước sẵn vì con hàng này khi trổ bắp cần nước mới mẩy được.

Xử lý ngô có vẻ không quá khó, giờ đến khoai tây và khoai lang.



Một trong những bộ mô phỏng hay , truyện hậu cung , đâm lung tung
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.