Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 83: Tử tế nói chuyện một chút



Đứng đầu Xu Mật Viện, ban quân cơ đại sự của Đại Việt, Lý Thường Kiệt hiểu rõ hơn ai hết tình hình chung của quốc gia nội địa cũng các vấn đề đối ngoại.

Có một số việc ông cũng không nói rõ hoàn toàn cho Ngô Thường Hiến nghe, cũng có một số việc vẫn đang nằm trong cân nhắc.

Việc dựng lên một thủ lĩnh người Mân để đem quân đánh xứ Mân Quảng Nam Tây lộ quả thực là một ý nghĩ không hề tồi.

Nhưng dựng ai lên để làm lãnh đạo của đội quân này? Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn , Nùng Tông Đản hay Vi Thủ An. Trong đám này ai chẳng có tâm tư riêng biệt, không ai phục ai cả, xét một cách công bằng nhất người có thế lực mạnh nhất nơi này chính là Lưu Kỷ, dựng Lưu Kỷ lên để trở thành một Nùng Chí Cao thứ hai không khó. Cái khó ở đây là sau khi Lưu Kỷ hay bất kỳ kẻ nào khác thành hình thì chúng còn nghe Đại Việt không hay trở giáo muốn đánh Đại Việt. Đây mơi chính là điểm xâu xa cần suy nghĩ tới.

Có một nhân tuyển khá tốt và cũng đáng tin cậy đó chính là Thân Cảnh Phúc, người này trong thời gian ngắn vẫn có thể tin tưởng được. Nhưng thế lực của ông ta lại quá nhỏ, Đại Việt có nâng lên cũng chẳng có vị tù trưởng nào xung quanh nghe theo ông ta. Cho nên kế hoạch này là không thể thực hiện được.

Nhưng nguyên bản kết hoạch của Lý Thường Kiệt từ ban đầu không phải là đánh và “chiếm “ đất Tống. Đánh và Chiếm là hai khái niệm khác hoàn toàn nhau.

Theo mật báo từ Xu Mật Việt cơ cấu thì người Tống đã có âm thanh muốn đánh Đại Việt từ 6 năm trước, cái khoảng thời gian mà Lý Thánh Tông đem quân phạt Chiêm. Trong triều Tống có người xàm tấu quân Việt đại bại quân chẳng còn đủ vạn làm cho ánh mắt của vị vua trẻ và quan quân nhà Tống hướng về phương nam.

Nhưng đây chỉ là chiêu trò chính trị của Đảng Vương An Thạch mà thôi, ai cũng hiểu trận này Đại Việt thắng lớn khiên lân bang e dè sức mạnh của Đại Việt.

Từ đó trở đi hơn 6 năm đó chính là khoảng thời gian dùng dằng của Đại Tống trong việc có đánh Đại Việt hay không. Và rất nhiều lần họ đã thể hiện như muốn đánh, tụ binh biên giới rồi gây sự vùng biên, nhưng cuối cùng là gió to mưa nhỏ tình hình vẫn không có gì chuyển biến quá xấu trong quan hệ hai nước.

Lúc bấy giờ Lý Thánh Tông mất, Thái Tử Càn Đức lên ngôi khi chỉ vừa 7 tuổi, Nội đấu Cung đấu diễn ra khiến Đại Việt rung chuyển. Sau khi phe Ỷ Lan Thái Hậu mắm giữ được triều chính thì có thanh âm đề ra đó chính là cần hướng ánh mắt của quan quân về một vấn đề khác, từ đó rảnh tay ổn định nội triều cương.

Đây là thủ đoạn chính trị thường thấy, ví như người Trung Hoa cũng làm nhiều lần trong quá khứ. Khi họ có vấn đề nội bộ không thể giải quyết thì sẽ cố hướng dư luận về phía ngoài, mà ở đây chính là chiến tranh với một quốc gia khác, một cuộc chiến với tỉ lệ thắng cao.

Thanh âm của phe Ỷ Lan đảng cũng không khác là bao, muốn hướng dư luận ra ngoài bằng một cuộc chiến, hay nói đúng hơn là một kế hoạch chiến đấu còn về việc cuộc chiến này có thực sự diễn ra hay không thì đó lại là một việc khác.

Ở điểm này thì ánh mắt của cả Ỷ Lan và Vương An Thạch có điểm giống nhau. Chuyện là khó giải quyết thì dọa đánh hàng xóm nhằm hướng sự chú ý nội bộ đi nơi khác.

Vốn dĩ mục tiêu của Đại Việt dễ nhất đó chính là Chiêm Thành. Nhưng đánh Chiêm luôn phải dùng quân Thanh -Nghệ làm nòng cốt. Ỷ Lan không muốn lúc này lại dương lên thanh thế của phe đối lập đang ở Thanh- Nghệ cho nên hướng ánh mắt về phương Bắc nơi này đang có sự gây hấn của Tống quốc.

Từ đó hai luồng tư tưởng khá tương đồng mà cùng nhìn về một dải đất Mân tộc thổ dân này. Đầu tiên hai bên Tống- Việt chỉ là những động tác giả nhằm thỏa mãn mục tiêu chính trị của một vài phe phái trong nước. Nhưng chuyện này cực nguy hiểm vì giữa giả thành thật chỉ là một bước nhỏ, người trong cuộc luôn mê đắm và rất khó tỉnh táo.

Vương An Thạch, Tống Thần Tông sau thời gian loạn diễn vở kịch phạt Nam chiếm Việt hòng di rời sự chú ý của các phe phái cản trở cách Tân thì chính họ cũng rơi vào mê huyễn rằng. Tại sao không trực tiếp đánh Đại Việt? Nơi này dễ đánh vô cùng. Vậy là sau 6 năm dằng co nhùng nhằng Đại Tống lúc này thực sự có ý đánh Đại Việt và đang “bắt đầu” dốc sức chuẩn bị một cachs nghiêm túc.

Phe Đại Việt Ỷ Lan Thái Hậu đảng cũng có sai lầm tương tự, sau thời gian diễn quyền múa may với những cuộc “tảo thanh” nho nhỏ và chiếm được một số lợi ích. Nhóm tù trưởng nơi vùng biên bắt đầu không coi Tống triều vào đâu. Trong kí ức của họ về 20 năm về trước, Nùng Chí Cao dễ dàng chiếm đóng một vùng đất rộng lớn gồm 9 châu tại hai nơi Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây Lộ.

Trong tư tưởng của những vị tù trưởng hoang tưởng quyền lực này, đó chính là họ có thể làm tốt hơn Nùng Chí Cao nhiều. Binh lực của họ mạnh hơn Nùng Chí Cao khi tên này khở nghiệp. “Tài năng” thì họ tự nghĩ mình không thua Nùng Chí Cao.

Thêm vào đó Thái Hậu Ỷ Lan phái có những âm thanh bóng gió, họ Nùng ngày đó thất bại vì Đại Việt không cứu và cũng vì họ Nùng ỷ thế mạnh không tuân phục Đại Việt cho nên mới thảm bại. “Nhìn”ra điểm này các vị thủ lãnh “tài ba” dọc biên giới dã tâm bừng bừng trù bị chiến tranh.

Nói thật đường lối chính trị của phe Thái Hậu Ỷ Lan không có gì là sai, hiệu quả rõ ràng, khi mọi tầm nhìn đều hướng về biên giới Tống- Việt thì nội bộ triều đình rất nhanh ổn định lại. Nhưng khi phát triển đến một mức nhất định thì hiện tượng đuôi to khó vẫy hiển hiện. Việc đánh thật hay đánh giả, việc đánh hay không đánh lúc này Triều đình không thể khống chế. Nó giống như một mũi tên đã dời lao, các vị Tù trưởng vùng biên dã tâm đã định họ liên tục thúc ép về vấn đề biên giới và bao giờ sẽ tiến đánh Quảng Nam Tây Lộ, bao giờ triều đình sẽ thực hiện hứa hẹn giúp họ xưng Vương lập quốc ở đây.

Tất nhiên hành động của các vị tù trưởng vùng biên sẽ gây nên bất mãn của triều đình, trên danh nghĩa hai bên là chủ tử và phụ thuộc. Có đời nào phụ thuộc người lại gây sức ép cho chủ tử. Ỷ Lan thấy được mối lo từ những thế lực biên giới đang ngày càng mạnh mẽ. Và Xu Mật Viện vào cuộc hoạch định chiến lược.

Đằng nào Đại Tống cũng đã nghiêm túc muốn đánh Đại Việt, vậy thì tiên phát chế nhân. Đại Việt đánh trước tiêu diệt các cứ điểm vùng ven biện thùy, một có thể hư trương thành thế, hai nâng cao sĩ khí quân ta. Và quan trọng nhất đó là “ép” Tống phát động chiến tranh khi họ chưa hoàn toàn chuẩn bị kĩ càng. Bốn đó chính là bào đi tiềm lực quân sự của các thế lực ven vùng biên, khiến họ không có khả năng gây uy hiếp cho Đại Việt trung ương triều đình.

Để thực hiện điều này cần lấy người Mân đánh người Mân, khiến cho họ suy yếu quân Đại Việt không trực tiếp tham gia để bảo toàn lực lượng dành cho ứng biến nguy cơ sau này.

Nhưng thời gian gần đây hướng gió có đổi, ẩn ý của Ỷ Lan lúc mở lúc đậy đó là yêu cầu Lý Thường Kiệt trực tiếp dẫn binh tiến đánh Đại Tống. Lý do thì sợ đám quân Man động nếu không có quân trung ương lãnh đạo thì sẽ như một nắm cát rời rạc không thể thực hiện được chiến lược đề ra.

Lý Thường Kiệt biết được ý nghĩa của chuyện này ra sao? Ông rời khỏi triều đình thì thời gian đó cần có người cầm cân nảy mực… ẩn ẩn có thông tin Lý Đạo Thành chuẩn bị hồi kinh.

Lý Thường Kiệt không ngại dẫn quân qua Tống, vì theo ông tình toán trận chiến này người Tống ở phương nam chỉ toàn tạp binh, chiến thắng là không quá khó khăn. Nhưng sau đó mới là một trận khổ chiến khi mà người Tống phản công, nếu làm không tốt thì chính ông sẽ ngã xuống, Đại Việt ngã xuống, Ngô gia cũng không còn.

Ánh mắt Lý Thường Kiệt nhìn về hai nơi… Ải Chi Lăng cùng sông Như Nguyệt… chưa đánh Tống nhưng ông đã chọn lựa chiến trường cho việc sau đó.

Lý Thái Sư thở dài… chính trị a… quyền mưu a….

…………………………………………..

Ngô Khảo Ký nén lại đau nhức đạp đạp lui lại phía sau thật nhanh.

Nhưng có một bóng xanh còn nhanh hơn lao nhanh tới trước mặt hắn.

“ Không được đụng tới chàng… Chàng là bị trúng độc…. không phải cố ý..”

Bóng người này không ai khác chính là Lý Từ Huy. Nàng đang gào lên trong sợ hãi và che chắn trước mặt Ngô Khảo Ký. Trong tay nàng lúc này đang là một thanh trường kiếm sắc bén động tác tiêu chuẩn hiểm độc quét về phía trước ngăn cản.

“ Khặc khặc…. ngươi tự lừa mình dối người… hắn trúng thuốc hay không không quan trọng… hắn đã ngủ với tiện tỳ kia… hắn phải chết… tránh ra..”

“ Không… ngươi lui lại nếu không ta giết ngươi..” Lý Từ Huy nắm chặt trường kiếm trong tay múa loạn cản trở mọi thế tiến lên trước mặt nàng.

Ầm ầm … dầm dầm…

“ Chủ công… chủ công..”

Bên ngoài cận vệ quân nghe tiếng động lạ thì rất nhanh tiếp cận mà gọi cửa. Họ chuẩn bị chờ lệnh lao vào.

“ Rút lui xung quanh 50 bộ, canh phòng cẩn mật, không được tự tiện xông vào….” Ngô Khảo Ký nín đau cố gắng tỏ ra bình thường mà lớn tiếng ra lệnh cho cận vệ quân của hắn….

“ Từ Huy, người đó là ai?” Ngô Khảo Ký trầm giọng hỏi, bàn tay đang giữ lưỡi dao trên bụng của hắn rời ra. Máu từ kẽ tay tích tóc mà rời trên mặt đất. Ngưng tuyệt nhiên không có cảm giác máu này từ trong bụng của hắn mà ra.

Vạt áo nơi ngực của Ngô Khảo Ký cũng đầy máu, nhưng là vết máu lem nhem thấm từ ngoài vào mà thôi.

“ Nàng tên là Ảnh, nàng là một người bảo vệ em. Nhưng đôi lúc nàng khùng điên, Anh đừng chấp nàng… em xin anh…” Lý Từ Huy vẻ mặt đau khổ cầu xin.

Đến lúc này Lý Từ Huy mới chú ý đến Ngô Khảo Ký cả người máu me, nàng hoảng hồn hét lớn “ Anh có thương nặng không… quân y gọi quân y…”.

Lý Từ Huy tiến tới muốn xem xét vết thương cho hắn thì . Lý Từ Huy lui lại.

“ Ta không sao, mọi người nói chuyện cho rõ ràng đã… em, anh và… Ảnh… nói chuyện một cách rõ ràng…” Ngô Khảo Ký vẻ mặt thâm trầm.

“ Khặc khặc… có gì để nói, Ngô Khảo Ký ngươi phải chết… chỉ có vậy thôi. Chúng ta đã thỏa thuận, nếu ngươi ngủ với tiện tỳ kia thì ngươi phải chết… khặc khặc…”

Ảnh lao tới , trên tay ả cũng có một thanh trường kiếm sắc lém.

Ngô Khảo Ký vôi rút ra bội kiếm lui lại mà thủ thế. Nhưng đúng lúc này Lý Từ Huy lại xuất hiện chắn ngang trước mặt hắn. Chặn lại rồi Ảnh, hai người lao vào nhau “ Chiến đấu dữ dội”.

“ Ngươi lui lại, chàng là trúng độc không cố ý… Ta không cho phép ngươi hại chàng..”

“ Ngu ngốc , hắn chỉ là đang lừa dối ngươi …. Khặc khặc… đàn ông không có kẻ nào tốt… người đừng quên những chuyện kia…”

Nhắc đến nỗi đau quá khứ sâu thẳm trong tâm can, Lý Từ Huy như khựng lại trong tích tắc.

Ngô Khảo Ký không hiểu Lý Từ Huy đã từng gặp chuyện gì trong quá khứ, nhưng hắn nhận ra lúc này không thể để nàng hiểu nhầm, cũng không thể để Ảnh hiểu sai nếu không mọi chuyện càng rắc rối.

Đừng nói rằng hắn chưa thực sự nướng chim lò vi sóng với Mỹ Hạnh, cho dù thật có lúc này hắn cũng phải trối ngay lập tức. Qua cơn bĩ cực này rồi tình tiếp.

“ Ảnh, ta nghĩ ngươi có hiểu nhầm… Ta chưa từng làm chuyện kia với Mỹ Hạnh hay ai khác…” Ngô Khảo Ký trầm ngâm cất giọng..

“ Nói dối…” Ảnh gào lên.

“ Anh nói thật sao?” Lý Từ Huy tiếp theo vui vẻ ánh mắt quay lại hỏi Ngô Khảo Ký.

“ Thật sự…” Ngô Khảo Ký ánh mắt trân thành gương mặt thật thà thưa, hắn nói lời này cũng không coi là lừa dối, ít nhất là một phần nào đó đúng sự thật.

“ Vậy thì cái đó của ngươi…” Ảnh lại gào lên chỉ tay vào hạ bộ của Ngô Khảo Ký.

Hắn cười mỉa mai nhìn ảnh mà nhếc mép. “ Đàn ông có một ngàn lẻ một cách để thứ này có thể ‘tự ra’ mà không cần cái đó của đàn bà. Ngươi cần biết không ta có thể dạy ngươi…”

“ Chó chết… đồ hạ lưu… đồ dối trá… ta giết ngươi…” Bị Ngô Khảo Ký đểu giả nói chuyện Ảnh đã phát điên cuồng nộ mà lao tới…

“ Không cho phép ngươi…. Chàng đã giải thích rõ… đây là hiểu nhầm..” Lý Từ Huy múa kiếm gạt ra Ảnh.

“ Hắn nói dối…. rõ ràng tì nữ ở ngoài nghe thấy….”

“Mắt thấy là thật tai nghe là giả, ngươi có thể đi kiểm tra Mỹ Hạnh ngay lúc này, trinh tiết của nàng ta hẳn vẫn còn nếu như nàng ta chưa mất trước đây…” Ngô Khảo Ký ngắt lời…

“ Ta tin chàng…”

“ Ngươi con bé ngu ngốc này câm miệng… hắn phải chết…. ngươi ngủ ngon đi” Lý Từ Huy như trúng một kích trí mạng mà gục xuống sàn nhà.

Ảnh chưa kịp động thì cảm thấy hai tay của mình như bị kìm sắt khóa trái lại. Ngô Khảo Ký đã nhanh tay túm lấy nàng bẻ ngược ra sau lưng. Hắn chỉ cần dùng một cánh tay đã có thể giữ chặt lấy hai cánh tay không có mấy sức lực của Ảnh.

Động tác như mây bay nước cuốn, hắn cởi ra đai lưng trói nghiến hai tay của Ảnh. Tiếp theo là cởi áo choàng quấn nốt hai chân của ả lại như bánh tét.

“ Ảnh , tử tế nói chuyện với nhau một chút sao?” Ngô Khảo Ký cười đểu, hắn lúc này đang xé vạt áo lót để băng bó bang tay bị thương bởi dao nhọn…

“ Ngươi… ngươi… không có bị thương…” Ảnh kinh hãi lắp bắp….

Cởi ra rồi áo choàng mới phát hiện ra bên trong là Ngô Khảo Ký mặc nhuyễn giáp.

Nhuyễn giáp lưới nhưng các sợi thép chỉ có đườn kính như que tăm nhỏ, sau đó được vê thành các vong thép và đan thành áo giáp lưới như thông thường, nhưng áo này gồm nhiều lớp lưới hơn có đến tận 3- lớp lưới. Do đó khả nẳng phòng ngự đồ vật sắc nhọn gần như tuyệt đối và không hề ảnh hưởng tới vận động.

Để đan bộ giáp này thì hạ nhân trong phủ Thành chủ bao nhiêu người đan trong bao lâu hắn cũng chẳng rõ. Nhưng giáp là rất tốt, ít nhất hôm nay nó cứu được Ngô Khảo Ký một mạng.

Nhát đâm kia cực hiểm, từ dưới đâm lên trúng ngay bụng trái, nếu đi vào cơ thẻ có thể ngay lập tức đâm đến tụy, thủng cơ hoành và trực tiếp hướng tới buồng tim. Chẳng cần tới kiếm chạm tim, chỉ cần tụy của hắn vỡ ra thí shock phản vệ cũng khiến cho Ngô Khảo Ký đi đời nhà ma rồi.

Thân gửi các bạn đọc: Tác có một chút giải thích ở đây để cho các bạn fan cuồng của lịch sử sách giáo khoa hiểu một chút.
1.Tác không thay đổi dữ kiện lịch sử chính, hoặc dữ kiện lịch sử mang tính khoa giáo trong sách vở. Tức là thời gian, mốc sự kiện, tình tiết không thay đổi. Nhân vật không đổi. Bám sát nhất các dữ kiện không bịa đặt.
2.Nhưng Tác sẽ mang đến cái nhìn khác về cùng một sự kiện. Cái nhìn của tác tất nhiên không phải là đúng hay không đúng, chỉ là cái nhìn khác mà thôi. Một cách động não khác, tư duy khác khi cùng nhìn về một sự kiện mà ai cũng biết. Do đó những ai là fan của SGK chỉ đọc và hiểu theo một chiều thì xin không đọc chuyện của tác.
Lấy ví dụ
Sự kiện tấn công Ung Châu năm 1075:

Sự kiện thì ai cũng biết ai cũng đọc, nhưng có mấy ai thắc mắc những câu hỏi sau.
1.Theo SGK đó là dương Tây Kích Đông, các tù trưởng biên giới phía Tây Bắc và Chính Bắc như Nùng Tông Đản, Lưu Kỷ , Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc. Vi Thủ An sẽ tiến đánh Tư Minh và binh chỉ Ung Châu khiên cho quân Tống tập trung nơi này mà lơ là phía Đông, tạo điều kiện cho lực lượng LTK đánh vào Khâm Liêm hai Châu. Nói theo cách này thì Tây là cánh chim mồi Đông là chủ lực và ai cũng nghĩ người miền núi tiểu số thì làm chim mồi dự bị là đúng, Đại Việt phải là chính chứ… ( tư tưởng dân tộc).

Câu hỏi đặt ra là. Lực lượng chim mồi có bao nhiêu quân, thành phần ra sao, lực lượng chính có bao quân lực lượng thế nào.

Đại Việt có 35 ngàn quân chính quy thường trực gọi là Thiên Tử quân trù đóng 1 nửa tại Long Thành và chung quanh để bảo vệ Hoàng thất, lực lượng này không bao giờ động chỉ khi họa diệt quốc diệt tộc tới Long Thành.

Do vậy cứ cho là Nhà Lý đủ hoành tráng lôi một nửa quân chính quy còn lại đi đánh nhau ( tức là phải điều quân thiên tử từ Lộ Thiên Trường, Trường Yên, Kiến Xương từ phía Nam, bỏ luôn phòng thủ phía Nam ). Công thêm sương binh, là quân không chính quy ( nông dân trang bị giáo mác không khôi giáp) cùng phụ binh là nông dân vận tải đồ không trang bị vũ khí. Tổng 3 vạn 5 ( sách nói) vì đi đường biển, dồn hết tàu bè Đại Việt chở được 3 vạn rưỡi cũng là hơi vô lý nhưng cứ coi là đúng đi . Vậy cánh quan chim mồi có bao nhiêu quân? Ít nhất 4 vạn đến 5 vạn ( đọc đến đây đã thấy cái gì đó chưa?) . Thời hiện đại máy bác Tày Nùng ở Tây Bắc có vẻ hiền và số lượng không thể so người Kinh. Nhưng đây là 1075. Thế lực các tù trưởng nơi này cực kỳ lớn, dân số không dưới 2 triệu. Cho nên nói ai là chính ai là phụ trong lần chiến tranh này thì còn phải xét. ( tinh thần dân tộc là tốt nhưng không thể lấy nó ra để áp đặt mọi việc)

2.Sự việc thứ hai đó là tốc độ tiến đánh Ung Châu mục tiêu chính của chiến dịch.

Theo lẽ thường nếu là chim mồi thường lực lượng vừa phải hoặc yếu, dùng ít quân nhất câu nhiều quân nhất của địch. Để cánh quân chính tàn sát tứ phương. Nhưng ở đây thì đâu? Cánh quân phía Tây do mấy ông Nùng Tông Đản, Lưu Kỷ , Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc. Vi Thủ An đánh một mạch 10/12/1075 đã ăn chực mằm chờ ở Thành Ung Châu… đánh vài dấc ngon lành.

Còn chủ lực thì sao? 30/12/1075 mới bắt đầu đánh Khâm Châu. Nếu đi đường biển từ Vĩnh An lên Khâm Châu là xuôi theo hải lưu chỉ mất cùng lắm 4 ngày là tới. Tức là nhánh quân chính chờ nhánh quân phụ đánh nhau chán chê mê mỏi, đánh tận mục tiêu chính thì mới thong dong tầm 20/12 xuất phát.

Cánh quân chính của trung ương triều đình Đại Việt chỉ mất 2 ngày đánh Khâm Châu. Thêm hai ngày đánh nôt Liêm Châu sau đó chia binh đồn trú hai thành này, chia thêm một cánh đánh Bạch Châu, chia một đạo đến sông giang tây ngăn địch. Đến tận ngày 18/1 quân trung ương triều đình Đại Việt mới thong dong đến Ung Châu khi mà ở đây 4-5 vạn thổ quân các Man động ăn trực nằm chờ hơn tháng.

Lại một câu hỏi đặt ra 3 vạn quân ( 1 vạn 5 chính quy) phân đi các ngả thì có bao nhiêu quân trung ương triều đình Đại Việt đến Ung châu. Sau đó LTK còn xuất quân trung ương triều đình Đại Việt đánh chặn Trương Thủ Tiết??? vậy cuối cùng lực lượng nào đánh chính Ung Châu và 4 vạn người tử thương khi đánh Ung châu là quân của ai? Trung ương triều đình Đại Việt hay quân Man động?

3.Câu hỏi tiếp theo cho chiến dịch này, đó chính là các thủ lĩnh Man động tại saio nhanh như vậy đầu hàng khi quân Tống qua đánh. Gần như không có ai kháng cự, ôm nhau đầu hàng cả ( trừ Thân Cảnh Phúc) và rất tích cực giúp Tống đánh Đại Việt sau đó với mối hận thù cao độ.
Cho nên sau những câu hỏi và cách nhìn “khác” kể trên chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến một việc người Kinh bắn tên hai đích. Một oánh cho Tống choáng, hai bào đi thế lực các tù trưởng miền núi bất tuân để sau đó họ ngóc đầu không được và chịu kiềm chế hoàn toàn từ Trung ương triều đình Đại Việt. Đây chỉ là một cách nghĩ không giống lắm với SGK của bạn mặc dù sự kiện là như nhau.
Thân ái

Tác cầu phiếu a.

Một ông trùm khi trở về quá khứ làm vua, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, đất nước nguy nan, sẽ phải làm sao? Mời đọc #Nhất Thống Thiên Hạ Nhất Thống Thiên Hạ
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.