Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 655: Chật như nêm cối.








Lam Long Kỵ Binh xỏ xiên qua đội hình bộ binh của Kim Xỉ tộc như chỗ không người, họ đi qua là để lại mội hàng dài máu thịt, thậm chí không có thấy một kỵ binh nào ngã xuống.

Một ngàn kỵ kình mũi rùi xông qua bốn ngàn bộ binh có trang bị vũ khí mà không một người ngã xuống, nhe có vẻ điêu, có vẻ vô lý, nhưng thực tế nó chính là vậy.

Bốn ngàn bộ binh hoảng loạn đang quay đầu chạy trốn không thể nào gây được bất kỳ tổn thất nào cho một ngàn trọng kỵ. Kể cả họ xếp lại đội hình cũng khó có thể xuyên giáp của Trọng kỵ binh chứ đừng nói đến là đang hỗn loạn tưng bừng tìm chỗ trốn lúc này.

Kết quả đó là đường lộ đã không còn bóng người, nơi kỵ binh đi qua chỉ toàn là xác chết ngổn ngang nằm chất chồng nơi đó.

Giáp mây có thể bá với các loại vũ khí cùng như kiếm đao giáo mác thời Tần Hán, nhưng gặp phải mũi thương thép tôi mài sắc như dao cạo của Lam Long Kỳ Trọng Kỵ thì không mấy tác dụng.

Đụng là chết….

Theo bản năng sinh tồn quân giáp mây học theo nô lệ binh chạy dạt cả qua hai bên cánh rừng thưa bên đường và … chạy thẳng vào đó. Họ đã quá sợ hãi để có thể chiến đấu tiếp tục. Thậm chí gươm giáo đã rời tay, vất lại hết trên đường để tăng tốc độ chạy, và họ cũng chẳng hiểu mình đang chạy đi nơi nào. Miễn sao thoát chết trước mắt, miễn sao không phải đối mặt cùng đám khinh khủng màu lam kỵ binh kia.


Lại nói chiến mã của quân Lam Long Kỳ Trọng Kỵ lúc này cũng thay đổi giáp rồi, mặc trên người bọn này không còn là giáp lưới phủ lấy mà mà giáp mây đan phủ một lớp Lamellar lá thép mỏng bên ngoài bảo vệ.

Thậm chí để tạo sự “ thoải mái” cho chiến mã phía trong giáp mây còn có lớp vải lót sang trọng khiến đôi khi sợi mây bung tuột không cắm vào da thịt làm chiến mã khó chịu. Đúng là đã đập zai còn con nhà giàu, cái gì cũng được tối ưu hóa tiện nghi.

Đầu tiên là Chanfron, đây là bộ phận bảo vệ mặt chiến mã kéo dài hết mũi, riêng phần này được làm từ da bò, ngựa , trâu khảm bên ngoài là tấm thép mỏng.

Phần thứ hai là Criniere: cũng là các tấm da tạo độ thoải mái cho Chiến mã, may thành các tấm lớn chờm mép lên nhau. Bên ngoài cũng lợp bằng thép mỏng để bảo vệ cổ ngựa, hệ thống tấm da khiến cổ ngựa linh hoạt và không hề khó chịu. ( 1 lớp da duy nhất)


Phần thứ ba là The Croupier phủ lên mông ngựa cùng hai bên hông, thứ này là các tấm mây đan được gia cố Lamellar thép bên ngoài, các tấm được thiết kế linh hoạt không phải cố định chết vào nhau mà liên kết bởi hệ thống dây da bền chắc tạo sự thoải mái cho chiến mã phi nhanh.

Phần rất quan trọng là Peytral, Thứ này chính là giáp chính của Chiến mã, một tấm plate thép có lót vải phía trong dày , nặng để bảo vệ ngực của chiến mã, bộ phận hay bị tổn thương nhất. Hai bên cạnh của Peytral là hai tấm giáp mây khảm Lamellar kéo về sau đến tận yên cương. Tạo nên một khép kín bảo vệ tuyệt đối.

Barding chính là các tấm phủ nối dài rũ xuống để bảo vệ chân ngựa chúng có đai để nối cùng Croupier hay Peytral, tùy trường hợp, nếu cảm thấy nên dùng thì mắc vào, nếu không cần thì tháo ra giảm trọng lượng.

Một bộ giáp chiến mã full như vậy tầm 30kg nếu không dùng phủ chân thì chỉ 24kg. Có thể nói đây chính là xe tăng thực sự của thế giới lúc này. Nó khinh thường các loại cung tên thông thường, chỉ có trọng nỗ may ra mới có khả năng làm tổn thương nó từ xa. Trường thương binh cũng là đối trọng của lại này chiến mã nhưng…. Còn phải xem đó là trường thương binh của quốc gia nào.

Nếu nói trước đây khó mà Ngô Khảo Ký có thể thành lập trọng kỵ theo đúng nghĩa của nó nhưng lúc này hắn có tư bản đó. Lấy ngựa còi Đại Việt đi làm trọng Kỵ là không thể. Nhưng Đại Tống Chiến Mã Đại Uyên fake tạm đủ dùng, tất nhiên đây là Fake chọn lọc, vì Cấm Vệ quân Kỵ binh Đại Tống là ngựa hơi bị xịn xò. Chính Ngô Khảo Ký đạt được một lượng lớn Đại Uyển hàng nhái loại một ở đây.

Thứ hai đó là siêu cấp ngựa Bắc Nguyên. Ngựa lùn Bắc Nguyên vẫn có những thằng cá biệt cao to trong một bày đàn đông đúc như vật. Kiểu giống như Đại Việt lúc này vẫn có những thằng cao to như Châu Âu đương cử là Ngô Khảo Ký.

Nếu Đại Việt dân số đủ lớn vẫn có thể lọc ra một đám cao to bự con, điều này tương tự với Bắc Nguyên Chiến mã, ở đất thảo nguyên có quá nhiều ngựa cho nên vẫn có thể lọc ra chiến mã đô con.

Mà ngựa Bắc Nguyên đã đô con như ngựa Đại Uyển thì nó sẽ có một tầm cao khác hẳn, dai sức, bền bỉ, thồ nặng, thích nghi môi trường tuyệt vời, nay lại thêm đô con , nặng, sức bật tốt, ai chơi lại?

Cho nên Bắc Nguyên hàng tuyển chất lượng vượt trội Đại Uyển fake tuyển. Điều đó càng làm cho Ký có cơ hội tinh nhuệ hoá Lam Long Trọng Kỵ binh.

Demi-Lance cán tầm vông nhẹ hơn có hai chỗ có thể gá giữ một là sau lưng hai là bên hông ngựa mũi chếch lệ trên.

Khi này đám Lam Long Kỵ đã không có để ý đến kỵ binh Kim Xỉ Thái luân sau lưng, họ như cơn lũ tràn qua để lại vô vàn đau thương huyết hồng sắc, sau đó lại rầm rập biến mất chỉ để lại bụi đất mù trời do vó ngựa cày xéo lên đại địa tạo thành.

Cài thương rút nỏ…

Bắn….

Nỏ 200 lbs thiết kế gập lên dây, có hộp chứa tên phụ kiện mười mũi.

Véo…..

Phập phập…..

Chiến binh tinh nhuệ Kim Xỉ như hoa quả văng khỏi xe hàng rụng rơi lăn lông lốc trên đường, họ bị kiết kỵ vó trà đạp qua, không chết vì tên bắn, ngã ngựa cũng chết vì bị dày xéo mà.

Đây là vùng núi, là chính. Người Kim Xỉ có dùng ngựa chỉ để di chuyển là chính. Chiến đấu trên ngựa không quá thông. Có lẽ người phía Tây Bắc Đại Lý nơi tiếp giáp Thổ Phồn còn có chút am hiểu kỵ chiến. Nơi này không có thành phần đó.

Cưỡi ngựa quay lưng cài tên bắn?

Hiệu quả hay không là một vấn đề cung mềm của họ có thể xuyên qua đám sắt thép đồ hộp kia không? Vấn đề ở chỗ Kim Xỉ kỵ binh không có bản lĩnh bắn tên như người Mông cổ.

Đuổi theo, bắn tên…. Đổi theo… bắn tên.

Mở gập lên dây, kéo cần của hộp tên nạp tên vào dây. Tốc độ bắn không thua cung thủ…. Chất lượng mỗi phát bắn là cung thủ với lựu kéo 50-60 lbs tối đa không thể so bì.

Giáp da phòng cung tên tốt lắm, chẳng thế mà người Đại Lý tin dùng. Cung Đường Tống thường không uy hiếp được giáp da sơn mài Đại Lý . Nhưng hôm nay họ gặp phải hạn rồi.

Mũi tên này đâu phải mũi tên gang cùn, càng là không phải mũi tên sắt mềm. Đây là mũi tên thép ba cạnh sắc điên cuồng xuyên giáp.

Có thể ví vọ như vậy.

Nếu có đồng nát của Châu Âu, Hồi giáo hay Đại Tống đến đây, sau khi nhặt mũi tên này và tập hợp lại nung ra thì họ sẽ được loại thép có thể rèn bảo kiếm đắt tiền của quê hương họ.

Hãy nhìn Benjamin Huy Tuấn luyện ra thép rèn kiếm và bán tiền thu đấu vàng ở Palestine thì đủ hiểu. Từ một thỏi gang hay thỏi sắt non có thể luyện ra một thỏi thép tốt đúc bảo kiếm phải kỳ công như thế nào. Có ai điên mà dùng thứ đó làm mũi tên? Chỉ có Đại Việt mà thôi, à không còn có người Do Thái lúc này cũng chơi bời như vậy.

Cho nên Giáp da Đại Lý, có thể cản một phần lực xuyên thấu của tên, nhưng bị bắn trúng cắc chắn trọng thương. Đây là điều không thể sai khác.

Trọng Kỵ binh vốn dĩ không thể đuổi được kinh kỵ binh đó là điều thường thức.

Nhưng phải nói là trọng kỵ nào, kinh kỵ nào.

Chiến mã lùn của Đại Lý chạy không được, mà chiến mã của Kim Xỉ nói trắng ra là hàng thải, là ngựa thồ thôi.

Còn trọng kỵ binh Lam Long Kỳ Trọng Kỵ tuy trang bị nặng, tính như một ngựa chở hai người đuổi một ngựa chở một người của Kim Xỉ vậy. Nhưng Chiến Mã Đại Việt là chiến mã tuyển của hai quốc gia có chiến mã hàng đầu khu vực. Đại Tống và Bắc Nguyên. Chạy được mới lạ đấy.

Mười mũi tên đã bắn, chết bao nhiêu đếm không được, lúc này chỉ có thể lắp tên tay mà thôi. Đám Việt kỵ gốc Khương đã thấy đủ, không cần thiết mệt mỏi bắn tên nữa, Bọn chúng cất đi chiến nỗ, lại gỡ ra Demi-Lance thương chuẩn bị chiến đấu cận thân.

Survanar Kun đã tuyệt vọng, phía sau hắn tiếng kêu la thảm thiết vang lên, ngày một gần…. Đã chạy cả chục km mà kỵ binh đối phương vẫn không tha, hi vọng duy nhất của hắn đó là có thể chạy về tới Trại Bản Dốc, nơi này còn có hệ thống trại phòng ngự. Có thể một hai chống lại đám kỵ binh kinh khủng kia.

Nhưng lại như rơi vào địa ngục, trước mặt hắn là từng hàng rào gỗ kỵ mã dựng lên chắn ngang đường…. Phía sau đó rậm rạp chằng chịt quân sĩ thiết giáp, cờ Đại Việt bay phấp phới…

Nhìn lại hai bên rừng cây cũng không thiếu người mai phục đang chờ sẵn…

Survanar Kun kìm ngựa, ngửa mặt nhìn nên cao thiên trong xanh, hắn nhắm mắt lại , bàn tay khẽ buông lỏng, vũ khí rơi rồi… Đánh gì nữa… đầu hàng thôi…

Cuối tháng riêng ở Tây Bắc, trận chiến chóng vánh giữa quân Đại Việt và quân Đại Lý kết thúc. Ngoài mấy chục binh Mương Mèo chết ở lúc tấn công Bản Dốc Trại thì quân Đại Việt không hề có tổn thất nhân mạng. Đại Việt đã chiến thắng quá chóng vánh khi mà Đại Lý đưa đến Toàn rác binh tặng mạng người.

Kim Xỉ bị tính toán, Di lão Phượng Lô thì gửi nô lệ binh tránh tổn thất. Như vậy trận chiến còn không thắng nổi, còn chết nhiều người thì Đại Việt thôi bỏ đi, không cần phải phấn đấu nữa.

Chiến thì cũng đã chiến rồi, đến lúc giải quyết hậu quả cuộc chiến mới đau đầu Tích Ca.

Mã Quan, hay lúc này đã đổi tên Mã Di châu lúc này chật như nêm cối đâu đâu cũng là người, tù binh.

Một cái thung lũng đồng bằng rộng 5 km dài 6km giờ đây tậm trung mấy vạn người ngựa lại chẳng không đông.

Riêng quân Đại Việt đã là 3,5 vạn. Dân Mã Di thành vì Phiên đi chinh phạt khắp nơi gom nô lệ về nên đã lên 8 ngàn.

Nay lại có thêm 7 ngàn Di lão nô lệ của Phượng Lô bộ. Một ngàn Nô Lệ Kim Xỉ tộc.

Tù binh thêm Bốn ngàn ba trăm quý tộc, binh sĩ Kim Xỉ …

Lại thêm gần năm ngàn nô lệ của Bản Dốc Trại được di rời về đây..

Thử hỏi không chật chội sao đặng.

Tổng là 6 vạn người đấy , nhồi nhét ở cái thung lũng này, đâu đâu cũng thấy người cả.


























































- Siêu phẩm dính nghi án sinh ra từ bệnh viện tâm thần.
— QUẢNG CÁO —

Hãy luôn truy cập tên miền TruyenMoi.me để được chuyển hướng tới tên miền mới nhất kể cả khi bị chặn.