Quãng đường 150m chính là trải đầy máu của nô lệ Kim Xỉ, lui lại cũng bị chém chết mà tiến lên sẽ bị cung tên bắn chết. Đây là nỗi bi ai của kiếp sống nô lệ.
Thân trần, áo vải lấy máu thịt phàm nhân đối đầu cùng mũi tên thép vù vù bay cắt xé không gian, đâm vào da thịt , tước đi linh hồn. Một kiếp sống từ lúc sinh ra đã u mê theo bản năng mà sinh hoạt, không có hiện tại, chẳng có tương lai…
Có lẽ chết đi là giải thoát.
“ Bắn thẳng tự do” chỉ huy la lớn, Mường quân trên đầu thành thoải mái rút Goat’s Foot bên đai hông túi da , thoải mái đứng trên đầu thành dùng dụng cụ của họ ngoạm vào dây nỏ mà kéo.
Lắp tên, tự do bắn, 20m-10m khoảng cách, sao có thể trượt?
Mạng sống con người thời này thật quá mong manh, quá rẻ rúm.
Bỏ đi gần 500 xác người la liệt quân Kim Xỉ mới tiếp cận đầu thành, nhưng đối diện với họ vẫn là nỏ tên vãi như mưa từ trên đầu. Khiên mây mỏng manh không chống nổi lực xuyên khủng bố của tên ngắn nặng bắn tầm gần.
Pặc pặc pặc
Tiếng dây nỏ dồn vang lạnh lùng không cảm xúc, tàn nhẫn đến tột cùng, thật ra chính Mường binh trên đầu thành cũng cảm thấy trận chiến này vô nghĩa. Người Kim Xỉ nô lệ này đến để chết, không phải để chiến đấu.
Thậm chí có Mường binh hét lớn
“ Cút đi… ta không muốn giết các ngươi thêm nữa “
Nhưng làm sao đôi bên có thể hiểu nhau.
Chưa có lệnh thu quân, nếu rút lui đó là chết, không những nô lệ binh sẽ bị giết mà còn có thể liên luỵ vợ, con gia đình. Siêu tàn ác chế độ.
Chiến tranh kiểu này chỉ làm phai nhoà nhân tính mà thôi, không hề có cảm xúc chiếm đấu. Hắn không muốn giết những kẻ không hề có sức kháng cự không có khả năng chiến đấu này.
“ Tướng quân, nép lựu đạn cũng không thể đuổi đám này đâu” Một Cẩm Y Vệ bên cạnh nói vào.
“ Vì sao lại vậy?” Ngô Khảo Tứ kinh ngạc.
“ Đây là binh nô lên, sinh ra là pháo hôi thăm dò quân địch, không có lệnh tự lui về không những bị giết, có khả năng gia đình sẽ bị trừ lương thực, có thể chết đói” Cẩm Y Vệ là hiểu phong tình ở đất này, hắn đã có 3 năm ở Đại Lý rồi.
“ Đánh gãy thang không cho bọn hắn leo lên, không cần bắn nữa” Ngô Khảo Tứ ra lệnh.
“ Ngươi ra kêu bọn hắn đầu hàng, không giết” Tứ ra lệnh cho Cẩm Y Vệ , thằng này là biết tiếng Kim Xỉ tộc Thái Luân.
Cẩm Y Vệ bất đắc dĩ nghe theo nhưng hắn biết là không có tác dụng đâu.
Sự thật chứng minh, chết đến hơn ngàn người đám nô lệ binh vẫn bất chấp mà đánh, mãi đến khi tiếng chiêng thu binh bọn họ mới thất thểu tàn binh quay đầu chạy.
Lính Đại Việt trên đầu thành cũng không có tận sát sau lưng họ.
Đúng lúc này cổng Quan mở ra, đám quý tộc đốn mạt Thái Luân Kim Xỉ đã thành công chọc giận Ngô Khảo Tứ.
Rậm rạp chằng chị bộ binh Mường cùng Bộ binh Tráng tiến ra ngoài.
Đám này trường thương như rừng, rầm rập xếp phương trận ở ngoại quan rồi tiến lên.
Đi sau bọn chúng là đao thuẫn binh rồi nỏ binh.
Cuối cùng là sơn pháo xe kéo chỉ 180kg.
Đứng các đó tầm gần 1,5 km đám quý tộc Kim Xi Thái Luân thấy Đại Việt xuất quan vừa mừng vừa sợ.
Sợ vì quân Đại Việt theo bọn hắn chứng kiến thì rất mạnh, mừng vì nếu quyết chiến ngoài thành thì bọn hắn còn cơ hội. Công thành chiến rất khó, đám Thái Luân Kim Xỉ nhận thấy hi vọng công hạ Quan ải này rất xa vời.
Đám Kim Xỉ tinh binh năm ngàn người dàn hàng chuẩn bị chiến đấu. Nhưng họ lại không rằng kẻ trước mặt của bọn họ là chúa dùng hoả pháo. Thứ mà Kiều Thạc dùng để khuất phục Kim Xỉ các bộ lạc thì người Đại Việt cũng có và còn có nhiều gấp trăm lần Kiều Thạc.
Nếu so về hoả pháo thì Kiều Thạc chỉ xứng làm con cháu không hơn không kém.
Vấn đề của người Kim Xỉ đó là Kiều Thạc tiến vào đất Đại Lý từ hướng Bác Sách và dấu tiệt nguồn gốc của hắn, thời này rất khó dùng ngôn ngữ để phân phiệt dân tộc nào với dân tộc nào. Đây là một sự thật hiển nhiên vì nhiều lý do. Có lý do đầu tiên đó chính là các âm vực của Hán, Bách Việt na ná nhau chỉ tách hẳn bới hệ Mon Khmer. Na ná không có nghĩa là có thể hiểu được nhau nói gì, nhưng nếu chỉ dựa vào âm vực mà chưa có kinh nghiệm tiếp xúc là rất khó phân biệt.
Thứ đến người Đại Lý hay tiếp xúc cùng người Việt là Di tộc khôn phải Kim Xỉ tộc ở góc Đông Nam chếch đông. Mà kể cả Di tộc có làm chút buôn bán ngựa với Đại Việt lại cũng là trung gian qua người Mèo, người Tày, người Lô Lô ở Đại Việt Tây Bắc. Thực tế tiếp xúc cùng người Xuôi Đại Việt là thấp lắm.
Cho nên một đám như Kiều Thạc đúng là vứt vào khi Bách Việt khó mà sủi tăm, nếu không phải Cẩm Y Vệ cường thì rất khó bắt dấu hắn. Sở dĩ Cẩm Y Vệ có thể tung hoành ngang dọc ở thời này vì hệ ngôn ngữ các tộc có nét tương đồng khá lớn, ngay cả nhiều vùng của Đại Tống chưa bị du mục hóa quá nhiều cũng vậy. Phải nói Bắc Ty Cẩm Y Vệ tuy phát triểu sau và có giai đoạn đứt gãy lao đao vì bệnh tật nhưng tốc độ phát triển lại mạnh hơn Cẩm Y Vệ Nam Ty cũng có một phần lý do là vì ngôn ngữ cấu thành.
Không biết chính là tai họa, điểm buồn cười nhất chính là Ngô Khảo Tứ vì muốn dụ quân Kim Xỉ tấn công ồ ạt Quan Ải mà đánh một trận cho xong, cho nên chưa dùng pháo. Thêm nữa giết binh Nô Lệ như giết gà khiến quân Đại Việt hơi nhũn tay cho nên không có dùng lựu đạn. Từ những lý do này mà Survarna- Kum chưa thể biết hắn sắp đối diện thứ gì cho nên dám liệt trận chiến đấu.
Khoảng cách đã đủ.
Quân bộ binh hỗn hợp Trường hương, đao thuẫn, cung nỏ của Đại Việt dừng lại không tiến là liệt trận bảo vệ pháo binh ngay phía sau.
30 hỏa pháo tề phát, giống ngư trời long đất lở, giống như nhật nguyệt, thiên địa biết sắc. Sau nổ lớn, những viên đạn luôn cắt xé không khí tạo thành những âm thanh re ré chói tai nghe kinh khủng vô cùng.
Là góc bắn tấp, lại chính diện không vật cản cho nên quân Đại Việt dùng đạn đặc mà xử lý, những viên gang sắt như điên cuồng đập nảy lăn lốc cốc về đám Kim Xỉ giáp da, giáp mây đang lố nhố chuẩn bị hàng ngũ.
Đây không thể gọi là quân chính quy theo đúng nghĩa của nó, họ có thể là quân thường trực của Kim Xỉ theo lối tổ chức phiên ca. Nhưng bọn họ chính xác luôn chiến đấu theo đội ngũ nhỏ, ít diễn luyện đội hình lớn, đây là điểm yếu của quân đội các trại rời rạc. Chiến tranh du kích có thể tốt, nhưng chiến tranh công kiên dàn trận là luôn yếu một bậc.
Từng viên đạn lao tới đập nảy xuyên phá đám người Kim Xỉ như vào chỗ không có ai, từng dây máu con đường được tạo thành . Như đã nói, đạn đạp nảy có thể không giết người quá máu me nhưng nếu bắn góc thấp về đội hình dàn hàng số đông nhiều lớp thì sức sát thương kinh người.
Hãy cảm tưởng bạn đánh rơi cái đèn pin vào chân thôi đã đau đến muốn khóc.
Một quả đạn 8kg bay với vận tốc gần 300m/s sau đó đập nảy cùng đất đá văng vào thân thể, đập vào chân tay sẽ cho ra cảnh tượng gì thì ai cũng có thể mường tượng được.
Chết thì không quá nhiêu nhưng số thương vong cụt tay gãy chân của Kim Xỉ tộc thì nhiều nhiều lắm thay. Họ nhốn nháo tụ tập xếp hàng lộn xộn cho nên sát thương càng tăng mạnh.
Kim Xỉ lúc này nhận ra được kẻ thù trước mặt có thứ vũ khí đã khuất phục bọn họ trước đây không lâu, vũ khí hoả pháo của Kiều Thạch.
Survarna- Kum sợ hãi tột độ, hắn không muốn đối diện loại vũ khí này. Survarna- Kum vẫn còn nhớ như in cảnh Kiều Thạc dùng hoả pháo vùi dập các trại Kim Xỉ nhỏ không thuần phục, cảnh tượng máu me thảm khốc đó, ngay cả chiến binh gan dạ như Survarna- Kum cũng không chịu nổi.
Có thể nói người Kim Xỉ vùng này quá đen, lối sống định canh vùng gần áo hồ sông nước đồng bằng trống trải, số lượng và thế lực yếu hơn nhiều Bạch- Di nhị tộc nên Kim Xỉ chính là đối tượng bị Kiều Thạc cùng 8000 quân của tên này nhắm vào.
Bệnh tật đe doạ, hoả pháo uy hiếp, Di lão không bảo vệ , Kim Xỉ cứ thế rơi vào vực sâu muôn trượng rồi.
Chưa kịp hoàn hồn thì một tràng tiếng nổ kinh thiên động địa nữa lại rền vang. Hoả pháo thét gào, lửa đạn tới tấp.
Nô lệ binh đã sợ hãi nép cả vào bên cánh rừng, hoi chính là bị kẹt bên dưới làn đạn đang véo véo bay qua đầu. Ai còn dám can đảm chay về trận địa Kim Xỉ quân lúc này cơ chứ?
“ Rút chốt, thay đạn…”
Sĩ quan pháo binh diên cuống chỉ huy, hắn đã được lệnh của chủ tướng Ngô Khải Tứ, không cần quan tâm nòng pháo nứt hỏng. Bắn pháo hết tốc lực, đánh tan đám khốn nạn quý tộc Thái Luân Kim Xỉ vô nhân tính này.
Thay đạn tốc độ, nhanh vô cùng, đây chính là đặc điểm của … “pháo nạp đạn cửa hậu”.
Phải rồi, đây chính là lần thứ ba trong mười năm này Đại Việt thay đổi mẫu pháo về đại thể. Có những lần thay đổi nhỏ không tính đến nhưng có ba lần thay đổi lớn được bàn.
Lần đầu cải cách thiết kế pháo là từ nạp đạn đầu nòng pháo chuyển thành Pháo xoay khóa nòng® ( Breech-loading Swivel Gun- Phật Lãng Cơ Tử Mẫu Pháo theo Việt Hán ). Lần thứ hai cải tiến lớn về pháo là liên quan đến Pháo Cối cùng đạn nổ. Nhưng lúc này Mộc Tử Lãng lôi ra bí mật của Lý Thuẫn tên kỹ sư ngươi Thăng Long về thiết kế khóa nòng cho pháo vì vậy có cuộc cách mạng cải tiến hỏa pháo lần thứ ba của Đại Việt.
® Pháo xoay khóa nòng - Breech-loading Swivel Gun : Là một dạng đặc biệt của súng xoay và pháo nạp hậu cỡ nhỏ được phát minh vào thế kỷ XIV. Pháo chính được trang bị phía sau nòng một bụng lớn với khớp xoay để dễ dàng quay được và được nạp bằng cách lắp một nòng độc lập chứa sẵn thuốc súng và đạn gọi là khối nạp hậu. Nó có tốc độ bắn cao, do một số buồng súng được chuẩn bị sẵn cho phép súng bắn liên tiếp và đạt hiệu quả cao trong chiến đấu chống bộ binh.
Có nhiều tên gọi khác nhau cho loại pháo này ở các quốc gia khác nhau như: "Murderer", "Base", "Sling", "Port-Piece", "Serpentine", "Culverin", "Pierrier", "Stock Fowler", "Patterero"
Loại pháo này như đã nói chúng có các khoang hình cốc phía cửa hậu, tại đó các nòng thứ cấp có chúa thuốc súng và đạn đã được lấp đầy từ trước. Nòng pháo nhỏ thứ cấp được đặt vào cốc sau đó đẩy lên phía trước khớp vào nòng pháo chính, cuối cùng đó là công việc chặn nêm để pháo thứ cấp và pháo chính ép chặt vào nhau rồi khai hỏa. Vì việc nạp đạn được thực hiện trước và riêng biệt, nên súng xoay khóa nòng là loại súng bắn nhanh trong thời đại của chúng.
Các khẩu súng- pháo này có một nhược điểm: chúng bị rò rỉ và mất năng lượng nổ bởi khoang – nòng chính- nòng thứ cấp luôn có khe hở rất khó khắc phục với thiết kế này do đó tầm xa và sơ tốc đầu nòng thường kém hơn so với pháp nạp đầu nòng, nhưng điều này được bù đắp bằng tốc độ bắn cao vì nhiều nòng pháo thứ cấp có thể được chuẩn bị trước thuốc súng cùng đạn. Súng xoay có khóa nòng có thể bắn đạn đại bác vào chướng ngại vật, hoặc bắn đạn hoa cải vào quân đội.
Phật Lãng Cơ Tử Mẫu Pháo là tên gọi Việt – Hán khi loại thiết kế này du nhập vào phương đông ở thế kỷ 16-17.
Phật Lãng Cơ chỉ người Bồ Đào Nha đã mang pháo này tới phương đông, Tử Mẫu pháo có nghĩa hình dung cho pháo chính là mẫu pháo còn pháo thứ cấp là tử pháo.
In Japan, Ōtomo Sōrin seems to have been the first recipient of the guns, possibly as early as 1551. In 1561 the Portuguese, allied with Otomo in the Siege of Moji, bombarded rival Japanese position, possibly with swivel guns. In the Battle of Takajō in 1587, Ōtomo Sōrin used two swivel guns obtained from the Portuguese. The guns were nicknamed Kunikuzushi (国崩し, "Destroyer of Provinces").
- Siêu phẩm dính nghi án sinh ra từ bệnh viện tâm thần.