Phải đánh, cho dù máu tanh cũng phải đánh vì không có cách nào khác.
Không hề có bất kỳ mưu cao kế sâu nào ở đây, không ai có thể chắc chắn 100% thời gian phản ứng của người Tống bao nhanh.
Từ Vĩnh Châu đi ra Hành Dương không có bao nhiêu canh gác trại vì giờ này Lưu Kỷ đã hàng Tống.
Nhưng Hành Dương là đang trong chế độ chiếm tranh, nó là một trong hai mũi chủ lực bao lấy An Dương. Đường này có thể thọc vào lưng của Lê Lăng.
Dĩ nhiên nơi này cực chật hẹp không đủ để tác chiến số lượng lớn quân như đồng bằng Trường Sa – Trương Đàm do đó số quân Tống Tụ tập không đông.
2 vạn quân ở Huỳnh Dương làm nhiệm vụ quân nhu hỗ trợ cùng phòng bị quân Bắc Mân lao ra từ hướng này. Còn 3 vạn quân Sâm Châu mới là chủ lực vây công An Nhân Thành, nơi chặn đứng cử Ngõ tiến vào Nam Xương thủ đô Bắc Mân lúc này.
Chính vì ở chế độ thời chiến phải mọi lúc đề phòng Bắc Mân quân lao ra nên Hành Dương rất rất cảnh giác, cho dù họ không đề phòng cánh phía tây Vĩnh Châu nhưng quân Đại Việt vừa ra khỏi Lô Lĩnh đã bị phát hiện. Cột khói báo động ầm ầm đốt. Ngô Khảo Ký không thể âm thầm công các trại có cột báo động vì thực tế hắn Cẩm Y Vệ chưa thẩm thấu đủ đến mức có thể có được vị trí các nơi báo yên hoả của ngường Tống.
Nếu cho Ngô Khảo Ký thêm 2-3 tháng chuẩn bị, Cẩm Y Vệ có thể do thám đến cả nhà xí của Hành Dương có bao nhiêu cái và bố trí ra sao. Nhưng 6 ngày chỉ có thể thô giản tìm ra các bố trí bề mặt của quân Tống nơi đây.
Không có cách nào khác chỉ có thể cường công.
Ngô Khảo Ký dẫn 3 vạn tinh nhuệ nhất lao đến thành Hành Dương theo đường sông Hưng Giang. Gần vạn Âu- Phi binh, gần vạn Hán Nô- Triều Tiên binh. Thêm một vạn Cấm Vệ Quân mà Lý Từ Huy tăng viện cho hắn. Còn lại là mấy ngàn pháo binh , công tượng Đại Việt.
Lý Hoằng Chân được trọng dụng lần này. Dẫn 2 vạn quân, trong đó có 1 vạn thiện chiến Thiên tử Binh, 1 vạn sương binh và theo sau là ba vạn Tráng dân phu từ thành Vĩnh triệu tập theo quân.
Lý Hoằng Chân có nhiệm vụ quét tước toàn bộ các trại lính đồn trú bên ngoài Huỳnh Dương sau đó cấp tốc hội quân với Ngô Khảo Ký.
Thành Hành Dương từ lâu đã nội bất xuất ngoại bất nhập, cho nên nhận được cấp báo yên hoả thì ngay lập tức binh sĩ đổ lên đầu thành hướng về phía Tây chuẩn bị chiến đấu. Họ còn chưa biết đối thủ là ai.
Thủ Thàng là Thẩm Tông Cồ, thành thủ không có Giám Quân chỉ những vị trí công chiến mới có dám quân cho nên ở đây Thẩm Tông Cổ chỉ đạo.
Thằng này là một trong những tướng Tống hiếm hoi thoát chết ở Hà Bắc hắn kinh nghiệm là có. Nếu Vĩnh Thành bị đột phá mà Hạ Châu chưa có tin tức thì đây chỉ có thể là quân Đại Việt đã công phá Lưu Kỷ.
Thẩm Tông Cồ chửi mẹ Trương Thủ Tiết làm cái chó gì để Đại Việt vượt qua mà không hay biết gì. Nhưng hắn vẫn bình tĩnh bố trí phòng ngự cùng gửi thư cầu viện cho Sâm Châu cũng như Trương Đan thành. Tất nhiên đến được hay không còn khó nói.
Quân Ngô Khảo Ký là một đường chạy đến đường thuỷ. Các trại dọc bờ chỉ là trại nhỏ mất trăm lính không pháo không súng làm gì chống đỡ nổi đại quân?
Ngô Khảo Ký cho pháo nổ dồn dập phá trại phá bến thuyền sau đó là một đợt Âu – Phi binh tiến lên dọn dẹp, thời gian không lâu tầm 3 trại bị dẹp đã đến được Hành Dương Thành.
Vì để tiết kiệm thời gian, Ngô Khảo Ký chỉ đánh tan những chỗ kia mà không truy tung. Truy đuổi càn quét là việc của Lý Hoằng Chân.
Ưng Vệ hướng dẫn cho quân Ký đến bãi có thể đổ quân, đến lúc này Ký cũng không cần thuyền cho nên mắc cạn gì đó hắn không quan tâm. Tất cả lao vào bờ bắc thang đổ bộ.
Quân của Thẩm Tông Cồ vừa kịp tổ chức ra thành đội ngũ thì quân Đại Việt cách đó tầm 10 dặm đã đổ bộ theo đúng kế hoạch và đội hình gọn gàng chuẩn chỉnh.
Thấy mình đã muộn Thẩm Tông Cồ bèn rút vào thành, hắn không dám chia quân qua nhiều bên ngoài dã chiến. Lúc này nhiệm vụ của thăn là thủ Hành Dương càng lâu càng tốt. Thông tin về địch quân quá thiếu hắn không dám mạo hiểm.
Sở dĩ ra thành để tập kích khi quân Đại Việt đổ bộ đang lộn xộn. Nhưng quân Đại Việt đổ bộ quá nhanh và xa Hành Dương cho nên Thẩm Tông Cồ không dám liều.
Ngay lập tức Ngô Khảo Ký cho ổn định đội hình phòng thủ cấp tốc chuyển sơn pháo trên mặt thuyền lên bờ bố trí trận địa pháo. Tiếp đó mới là vận ngựa, pháo nòng dài lên bờ. Đặc biệt là Tử Mẫu Phật Lãng Cơ pháo với đạn nổ.
Đây là đạn nổ loại mới đuôi chóp nón nhọn rất thuận tiện và chứa nhiều hơn thuốc nổ. Ngô Khảo Ký đặc biệt hài lòng với lần này sáng tạo của công nhân Thăng Long.
Ngay cả lô lựu đạn chày cải tiến mới của công tượng Thăng Long cũng khiến Ngô Khảo Ký rất hài lòng, có thể nói Bố Chính vượt trội thăng long vì công nghệ tiến bộ hơn, công nhân tiếp súc lâu ngày cho nên có vẻ hơn công tượng Thăng Long. Nhưng thông qua hai sáng tạo của công tượng Thăng Long thì Ngô Khảo Ký hiểu một điều. Bố Chính chỉ có 37 vạn người góp nhặt lung tung mà thành, tuy kiến thức cơ sở vững, tiếp xúc công nghệ cao, nhưng nói là nhân tài thực sự có sức sáng tạo lại ít.
Còn Thăng Long mới là đất địa linh nhân kiệt, đông dân tỉ lệ phát hiện nhân tài cao hơn, số lượng đông đảo công tượng Thăng Long luôn có những nhân tài có tính sáng tạo tuyệt vời.
Ví như lựu đạn của Ký thiết kế là hai ống gỗ tách nhau có thể vặ xoay đánh đá lửa, có vẻ ok nhưng chế tạo phức tạp. Công tượng Thăng Long thiết kế lại đơn giản hơn đó là một thanh gỗ rỗng đơn giản, đá lửa cùng thanh đánh lửa sẽ va chạm nhau bằng động tác kéo dây. Ở đáy của ống có một vòng sắt nhỏ nối với dây kéo, thuận tiện chế tạo cũng thuận tiện sử dụng. Có điều con mẹ thứ này đi rừng phải cẩn thận dấu đi vòng sắt, nó mà mắc vào cây thì…. Toang phải thiết kế chốt an toàn mới được.
Người thời này sáng tạo lắm, chỉ thiếu đúng một thứ đó là rất ít nghĩ đến chuyện an toàn khi sử dụng, rất coi thường mạng người nha.
Quân lính đổ bộ xong xuôi vận hết thiết bị lương thực lên bờ cũng đã quá trưa. Ngô Khảo Ký cho quân tại chỗ nghỉ ngơi uống nước cùng ăn lương khô sau đó mới từ từ tiến về phía Hành Dương Khóa lại.
Ba vạn quân lại chia làm hai.
Tiên phong Ngô Biển, Andrew dẫn 1 vạn Âu -Phi binh đi đầu tiên phong, đi theo là 50 cỗ xe ngựa trở pháo nòng dài phật lãng cơ. Kèm theo đội còn có 70 nhóm pháo cối binh Bố Chính toàn là pháo cối kiểu mới tốc độ bắn cao.
Nhiệm vụ của nhóm này là theo Ưng Vệ dẫn đường tiến nhanh chiếm trận địa có lợi.
Nói thận Hành Dương thành nhỏ nhưng khó đánh như chó, vì nó nằm ngay nội hai con sông Lệ Giang và Hưng Giang bao quanh. Thành chỉ có 1x1km nhưng chỉ có một cổng nam mà tiến vào. Đông Tây Bắc đều là hai con sông kia bọc lại.
Ngô Khảo Ký là đổ bộ lên bờ sông ở phía Nam thành Hành Dương ép lên.
Không phải tất cả quân Hành Dương đều đóng trong thành. Có một trại lớn bên trái thành khóa mẹ mõm sông Hưng Giang.
Không nhổ được trại này thì Lý Kế Nguyên chỉ có thể đi bộ lên phía Bắc mà thôi. Lúc này Lý Kế Nguyên đang ngay sau Ngô Khảo Ký và ở trên thuyền chờ đợi.
Lúc nào phá xong Trại hắn mới dám xua thuyền dẫn 2 vạn quân chạy qua.
Thành và Trại cách nhau chỉ tầm 2 dặm. Vớ va vớ vẩn là vẫn nằm trong tầm pháo địch. Cho nên thực tế rất khó đánh Hành Dương chứ không dễ ăn gì.
Ngô Khảo Tích cau mày, hắn tính đúng. Lý Tín lên làm chỉ huy hắn một trận xông ra quy củ chiến đánh bật quân Tống ra xa tầm 10km. Nhưng chỉ thế mà thôi.
Ngô Khảo Tích quên mất một chuyện, quân hắn chỉ huy là Bắc Mân. Các lại trận thế quen thuộc của Đại Việt bộ binh hay Bố Chính bộ binh bọn này thực hiện được một nửa là cảm ơn trời.
2 tháng qua Ngô Khảo Tích chỉ huy đám này thủ thành, tập kích nhóm nhỏ không có lội vấn đề nhiều, chấp hành rất tốt.
Nhưng quy củ đánh một trận mấy vạn là đám này lộ hết nhược điểm.
Nếu không có Ngô Khảo Tích dày rạn kinh nghiệm trận mạc, tài năng quân sự tổ chức, có lẽ không những đẩy không được quân Tống ra xa mà có khi bị đánh bẹp rồi.
Nhớ lại trận đó mà chán nản.
Mân không có kỵ binh, Tống thì dựa vào buôn bán với Tây Vực mà có ngựa Đại Uyển to cao sức bật lớn. Tuy số lượng không có bao nhiêu nhưng tổ kiến 5000-7000 kỵ là vẫn được.
Ngô Khảo Tích bày trận địa pháo cánh phải, áp chế pháo Tống tầm xa kém khiến cho Lý Tín mắc mưu đem kỵ binh tốc độ cao đánh vòng tập kích pháo nòng dài của Tích.
Chỉ chờ có vậy đội nỏ thủ kết hợp pháo cối tàn bạo đập tan nhánh Kỵ binh này.
Chiến trường chỉ là chớp mắt thời cơ như vậy cơ hội.
Tích lập tức ra lệnh cho pháo binh tiến lên 200m để có tầm đánh thẳng vào đội hình địch phá vỡ cánh trái đối phương rồi sẽ đột kích nơi này tạo thành khe hở mà mở rộng chiến quả.
Tất nhiên không chỉ trông chờ cánh này mà phải đánh nghi binh vì pháo binh cần thời gian di chuyển.
Cánh trái của quân Mân được lệnh nghi binh đánh, chạm thì lui.
Nào ngờ bọn khốn nạn này lao lên là lao thật và mắc kẹt đánh hỗn loạn cùng quân Tống cánh phải.
Lúc này mới là quân Tống có khả năng đột kích quân Mân vì bọn họ đông hơn, trận địa đội hình sâu hơn.
Không còn cách nào khác Tích phải điều bộ phận trung quân giải vây cho cánh trái. Đồng thời pháo binh cánh phải đẩy thành 300 m hướng đông nam để hỗ trợ trung quân bất kỳ lúc nào.
Cơ hội mất hoàn toàn.
Cánh trái quân Tống sau một phen hoảng hồn nhận ra pháo lớn Bắc Mân chuyển hướng thì hành quân vòng tập kích quân Bắc Mân.
Thật không có sai lầm này của quân Tống thì trận này coi như Tích thua.
Trung quân của Tích phân 7000 qua cánh trái cách 1000 bổ xung thì dĩ nhiên Trung quân quá đông đảo của Tống sao bỏ qua?
Cho nên bọn hắn công thẳng vào chỗ đại soái Kỳ của Tích. Hai bên là đấu pháo ầm ầm, quân sĩ đi dưới hai hàng đạn pháo.
Pháo của Tống bố trí chính ở trung quân cánh giữ. Ở giữ Tích chỉ có 70 khẩu pháo nòng dài Thăng Long. Cho nên có thể bắn áp chế pháo binh Tống nhưng không thể khiến mấy vạn người ngưng tiến quân.
Nên nhớ pháo là bắn chậm, không phải đạn nổ thì sức sát thương không phải quá khủng khiếm. Nếu liều mạng tiến lên vẫn hoàn toàn vượt qua được.
Trung quân va chạm, đến lúc này đã lâm vào mấy chục người hỗn chiến. Tác dụng điều khiển toàn cục mất.
Tích dẫn theo mộ vạn cuối cùng binh tiến vào trận địa ăn thua đủ. Đám này là giáp Đại Việt lưới cộng phiếm ngực. Đây là tinh nhuệ mà Tích lựa kỹ cho tình huống khó khăn sẽ là cuối cùng cọng rơm cứu mệnh.
Sức chiến đấu của một vạn tinh nhuệ này khá ổn lấy quả địch chúng cứu vãn được thế cục suy tàn của quân Bắc Mân.
Đế lúc này pháo lớn mấy tác dụng vì hai bên hỗn chiến, chúng chỉ có thể quay qua cánh trái của quân Tống để có thế xạ kích. Thế nhưng Tống quân là hiểu pháo, họ lượn vòng tránh né đã lâu. Pháo Mân vừa bận rộn bắn áp chế pháo lớn của Tống lại một bộ phận quay qua chưa kịp làm gì thì cánh Trái của Tống đã ép đến cánh phải của Mân.
Tích lâm vào khổ chiến. Hắn dẫn theo vạn quân chia làm năm cái phương trận tạo thành hình ^ tiến vào chiến trường như cứu hoả những chỗ đội hình quân Mân bị đánh lõm. Nhưng Tống quá đông lấy thịt đè Người. Trên người Tích đến 4- 5 vết thương, nếu không có chiến giáp full La Mã hắn chết rồi. Một ngàn thân binh người Mân của hắn cũng là loại giáp này mới trụ được trong tình huống chết tiệt này.
Hai bên đã xô vào nhau. Đẩy đẩy. Người và người xát vào không còn thở được, lúc này vũ khí dài mất đi tác dụng, chỉ có búa ngắn gõ nhau hoặc kiếm ngắn xuyên khe hẹp, đến cả trường đao cũng không có không gian giơ lên đừng nói trường thương.
Mùi Máu… mồ hôi, mùi phân từ xác người mở bụng, mùi tiểu tiện tràn ngập không gian, người bị nén đến thở không nổi Tích lúc này chỉ có thể giữa vòng vây của Thâm binh cố đớp từng hơi không khí ngột ngạt để không bị ép tắc thở.
Chiểu theo tình huống này Ngô Khảo Tích khả năng thua vì với trận thế đan chéo cái răng này thường thì ai đông hơn sẽ thắng. Tống không thiếu quân.
Một bộ truyện thể loại Tận Thế nhưng lại khai thác một góc nhìn mới với những chủ đề mới lạ. Các tình tiết được xâu chuỗi và liên kết cực kỳ hợp lý, thích hợp với những đọc giả đã quá chản với thể loại truyện mì ăn liền.